Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 107 - 108)

- Khai thác hợp lý tài nguyên để phát triển nghề nuôi trồng tạo ra khối lượng sản

3.2.6.Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động nghề cá, nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể, cần mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi: Ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn. Trung bình 50 ha NTTS cần một cán bộ quản lý chuyên ngành thủy sản (trung cấp trở lên). Như vậy từ nay cho đến 2020 sẽ cần tổng số khoảng 280 cán bộ được đào tạo. Số lượng cán bộ có trình độ dưới đại học và đại học có thể tính theo tỷ lệ sau: đào tạo 1 đại học, 3 cao đẳng và 10 trung cấp (có nghĩa là đào tạo theo mô hình 1/3/10). Riêng đối với cán bộ trình độ trên đại học thì đào tạo theo mô hình sau: 01 thạc sĩ/50 kỹ sư; 1tiến sĩ /100 kỹ sư. Như vậy trung bình hàng năm tỉnh cần phải đào tạo được khoảng 20 – 30 thạc sĩ và 5 tiến sĩ chuyên ngành phục vụ phát triển NTTS.

- Công nhân kỹ thuật và lực lượng sản xuất chính cần phải được đào tạo vừa cơ bản vừa thường xuyên do các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ NTTS thường diễn ra rất nhanh. Vì vậy nên đưa các trường nghiệp vụ phát triển NTTS về sát với các vùng nuôi hoặc tổ chức các lớp học tại chỗ tập trung ngắn hạn tại các địa phương có lĩnh vực NTTS phát triển mạnh. Các trường này có thể mở các lớp đào tạo mới hoặc nâng cao trình độ ngắn ngày kết hợp với khuyến ngư.

- Nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý và kinh doanh thuỷ sản cho cán bộ cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản thuộc các thành phần kinh tế được Nhà nước khuyến khích phát triển theo quy hoạch. Bồi dưỡng kỹ thuật ngắn và dài hạn cho ngư dân về nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo 100% số lao động nuôi trồng thuỷ sản được tập huấn và có kiến thức về đối tượng mà mình tham gia sản xuất.

- Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất cho đội ngũ khuyến ngư, cho Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đủ khả năng đảm nhiệm được những chức năng, nhiệm vụ UBND tỉnh giao.

- Tranh thủ nguồn học bổng của các nước và các tổ chức quốc tế đào tạo cán bộ chuyên sâu, trình độ thạc sỹ, tiến sỹ về nuôi trồng thủy sản theo từng lĩnh vực: giống, bệnh, thức ăn, môi trường…

Một phần của tài liệu đầu tư và phát triển nuôi trồng thủy sản tại nghệ an (Trang 107 - 108)