Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel)

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bao bì sabeco - sông lam tỉnh nghệ an đến năm 2016 (Trang 37 - 40)

Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số 45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội.

Triết lý kinh doanh của Viettel

Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.

Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.

Quan điểm xây dựng chiến lược của Viettel

Thứ nhất, chiến lược của mỗi công ty gắn liền với văn hóa của công ty.

Thứ hai, chiến lược cũng liên quan tới tầm nhìn. Trong kinh doanh không có tầm nhìn đúng hay tầm nhìn sai, mà có nhiều tầm nhìn đúng chỉ có điều khác nhau, vì từ các công ty khác nhau. Vì thế chiến lược cũng khác nhau.

Thứ ba, chiến lược thì phải phải xuất phát cái gốc của chiến lược. Chiến lược nếu sao chép mà không hiểu cái gốc thì không thể triển khai được

Thứ tư, Viettel không tiêu diệt các đối thủ, mà đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết.

Với sự nhận thức như vậy Viettel đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh khá tốt

Điểm mạnh của Viettel:

- Là một doanh nghiệp mới thành lập, Viettel biết rằng họ không thể bằng các công ty khác trong ngành dịch vụ viễn thông như FPT hay VNPT. Viettel đã tự đánh giá và nhìn nhận vị trí của mình trong thị trường. Tuy nhiên việc ra đời sau mang lại cho Viettel một thế mạnh là họ có cơ hội đánh giá lại chiến lược của các công ty đi trước để tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu, để xây dựng cho mình một chiến lược hoàn chỉnh

- Nhân lực của Viettel cần cù, ham học hỏi, chịu khó, quyết tâm. - Viettel kế thừa khoa học kỹ thuật của quân đội trong viễn thông.

- Viettel được một đội ngũ lãnh đạo giỏi, một nguồn nhân lực cơ bản tốt để có thể thực hiện được chiến lược của mình

Điểm yếu của Viettel:

- Viettel là mô hình mới chuyển đổi từ quân đội sang làm kinh tế nên đa số đều bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh, nhất là kinh doanh viễn thông một ngành tương đối mới.

- Trình độ quản lý và nguồn vốn còn hạn hẹp. Ở đây đáng lưu ý là nguồn nhân lực IT trong cả nước thời điểm đó còn rất khan hiếm

Cơ hội của Viettel khi thành lập:

- Viettel ra đời khi cuộc chiến dành thị phần chưa gay gắt và vùng nông thôn hầu như bị các nhà mạng khác bỏ trống

- Là một đơn vị quân đội và cái nhìn thiện cảm của người tiêu dùng đối với một đơn vị quân đội vẫn rất lớn.

- Ngoài mảng điện thoại thì các mảng khác của thị trường viễn thông vẫn còn rất màu mỡ: Internet, mạng không dây…

Thách thức:

- Thị trường viễn thông đã tồn tại ba công ty lớn là Vinafone, Mobifone, FPT. Sự cạnh tranh để vươn lên của Viettel cũng tác động đến lợi ích của các đơn vị này và dĩ nhiên họ sẽ có phản ứng.

- Về công nghệ thì Viettel phải xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật một cách khoa học nhất, điều này đòi hỏi phải lựa chọn một công nghệ viễn thông không quá lạc hậu và phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam

- Nguồn đào tạo nhân lực cao trong nước về công nghệ viễn thông còn rất hạn chế.

Thực hiện chiến lược của Viettel trong giai đoạn sơ khởi:

- Chiến lược xây dựng thương hiệu ngay từ lúc khởi lập doanh nghiệp

Quá trình thực hiện chiến lược của Viettel là một quá trình được thực hiện bài bản. Họ xây dựng thương hiệu với slogan khá ấn tượng “ Hãy nói theo cách của bạn” . Viettel đã dám nghĩ, dám làm họ thuê chuyên gia thực hiện cho mình. Hợp đồng được ký tới 45.000$ với JW Thompson, với suy nghĩ rằng: Ngành viễn thông có lịch sử hàng trăm năm, nên người ta coi khách hàng như một đám đông. Thậm chí còn được gọi là “thuê bao”, gần đây mới được gọi là “khách hàng” (customer). Viettel muốn làm khác đi, bằng cách coi mỗi khách hàng là một cá thể, và Viettel muốn phục vụ họ như một cá thể riêng biệt. Đó là triết lý kinh doanh đầu tiên của Viettel, thể hiện tầm nhìn của trong việc chăm sóc khách hàng.

- Chiến lược mở rộng thị trường

Viettel đã nhận ra trong thời kỳ đó các công ty viễn thông khác đã bỏ qua một khu vực kinh doanh lớn chính là khu vực nông thôn. Viettel đã rất thông minh khi nhận ra rằng họ không thể cạnh tranh với các đại gia như Mobifone hoặc Vinafone tại thành thị (với hơn mười năm phát triển và kinh doanh). Trong khi họ có thế mạnh về con người, về vốn nhất là sự đầu tư đối với nông thôn của Viettel được sự ủng hộ của cúa các cơ quan nhà nước khi muốn phổ biến viễn thông về vùng nông thôn. Khi Viettel thâm nhập vào thị trường nông thông họ đã kết hợp những điểm mạnh của mình, với cơ hội là thị phần nông thôn bỏ ngỏ, kết hợp với chính sách nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuyến khích và kết quả Viettel đã thành công. Ở nông thôn lúc ấy Viettel có thể nói là đánh vào mảng kinh doanh còn bỏ ngỏ của các công ty khác. Để rồi ở nông thôn ai cũng nhắc đến Viettel với sự tin tưởng về chất lượng và khi đã chiếm lĩnh nông thôn, từ đó tạo cho khách hàng niềm tin rằng Viettel làm tốt ở nông thôn thì ở thành thị sẽ tốt hơn. Sau khi Viettel thành công tại nông thôn thì các nhà mạng khác đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi đến hai năm. Sau khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel lại không đầu tư vào nông thôn nữa mà lại quay lại thành phố để làm. Với chiến lược rất thông minh này cho thấy Viettel đã kết hợp nhuần nhuyễn các điểm mạnh, cơ hội để đưa chiến lược kinh doanh lúc mới hình thành một cách khoa học, bên cạnh đó chiến lược kinh doanh của Viettel đặt nền tảng trên yếu tố con người là chủ đạo. Với sức mạnh về nhân lực quân đội, với tiềm lực kinh tế tốt. Viettel đã thu hút nguồn nhân lực tay nghề cao, tạo ra được một văn hóa Vietel rất riêng đã giúp Viettel vươn tới thành công như hôm nay.

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bao bì sabeco - sông lam tỉnh nghệ an đến năm 2016 (Trang 37 - 40)