Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bao bì sabeco - sông lam tỉnh nghệ an đến năm 2016 (Trang 62 - 71)

2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Bất kỳ một công ty nào khi tham gia thương trường đều luôn tâm niệm một điều làm sao phải vượt qua đối thủ của mình, để mong giành lấy thị phần, giành lấy khách hàng. Để làm được điều đó thì trước tiên phải nhìn nhận ra đâu là đối thủ chính của mình, đâu là đối thủ tiềm ẩn, từ đó nghiên cứu đánh giá đối thủ, tìm ra được mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ để có các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Xét một cách tổng quan nhất thì các công ty kinh doanh mặt hàng bao bì hiện nay đều chịu sự ảnh hưởng chung của các yếu tố sau:

- Sự bền vững: Trong nền kinh tế đang suy giảm hiện nay, nhiều người cho rằng, khả năng bền vững bị loại bỏ trong suy nghĩ, khi các công ty giảm bớt các chi phí. Lúc này khách hàng và nhà sản xuất bao bì hiểu rằng các nguồn tài nguyên cung cấp cho bao bì không phải là vô hạn.

- Tự động hóa: Các nhà sản xuất bao bì sẽ tiếp tục đầu tư kỹ thuật tự động vào dây chuyền sản xuất bao bì của họ. Lý do thật đơn giản nhằm giảm bớt chi phí lao động, tăng cường được tính linh hoạt và đẩy mạnh năng lực sản xuất. Đó là các biện pháp then chốt chống đỡ trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

- Nhãn hiệu hàng đầu: Hiện nay doanh số những nhãn hiệu hàng hóa hàng đầu đã tăng 8,3% trong năm 2011 và có những thay đổi thực sự trong suy nghĩ của khách hàng đối với việc mua sắm hàng hóa, họ muốn chất lượng đi đôi với giá trị món hàng, tăng thêm các mặt hàng, các hàng hóa có chất lượng, sẽ cho người mua thêm cơ hội chọn lựa các sản phẩm hàng đầu. .

- Sự thuận tiện: Khách hàng vẫn tiếp tục đòi hỏi bao bì luôn đem lại sự thuận tiện cho họ. Ngành bao bì sẽ chuẩn bị gia tăng sản xuất các sản phẩm dễ sử dụng.

- Kéo dài thời hạn sử dụng: Kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm chứa trong bao bì, đó là đòi hỏi của người sử dụng đối với công nghệ bao bì.

- Toàn cầu hóa:Trong khi việc sản xuất ngoài nước có thể bị giảm sút do suy thoái kinh tế, các công ty đa quốc gia như Coca-Cola, Nestlé và Procter & Gamble sẽ theo đuổi giữ nhãn hiệu của mình xuất hiện liên tục trên thị trường quốc tế và thiết kế bao bì tương tự sao cho việc bán hàng tại bất cứ nơi nào trên thế giới cũng không thành vấn đề.

Quả thật ngành bao bì ở Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn với các vấn đề trên. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều có những điểm mạnh và điểm yếu tương đồng nhau:

Điểm yếu:

- Đội ngũ công nhân có tay nghề cao còn ít; một số cán bộ quản lý còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ

- Máy móc, công nghệ lạc hậu.

- Các sản phẩm khác biệt chủ yếu theo các đơn đặt hàng của khách (ở đây chưa có tầm vóc là các đơn vị in ấn tư vấn cho khách hàng về mẫu mã. Tuy nhiên gần đây đã có những đơn vị bắt đầu thực hiện công việc này)

Điểm mạnh:

- Hiện nay đa số các đơn vị đã có chỗ đứng vững chắc

- Tuy đội ngũ lao động tay nghề cao còn thiếu, nhưng phần còn lại là những người có tay nghề tốt và có thâm niên

Bên cạnh đó đặc thù ngành in-bao bì là rào cản rút lui của ngành rất khó: khi đã đầu tư vào ngành in-bao bì thì chi phí ban đầu bỏ ra là lớn. Vì vậy chỉ có ở lại ngành tiếp tục kinh doanh và tồn tại. Bên cạnh đó lợi nhuận ngành này mang lại luôn ổn định nên người rút ra khỏi ngành là khá ít.

* Đánh giá một số đối thủ cụ thể của Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam:

- Xí nghiệp In - Bao bì Khatoco (KPE):

Đối thủ được xem là tiềm năng nhất đối với công ty chính là Xí nghiệp In - Bao bì cao cấp Khatoco. KPE tiền thân là Xí nghiệp Cơ khí - Bao bì được thành lập năm 1993 trực thuộc TCT CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Hiện nay xí nghiệp có mặt hàng in cũng như công nghệ in khá tương đồng chỉ khác ở một mặt hàng là Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam có dòng sản phẩm thùng carton.

Hiện nay với thực lực của KPE, với sự hậu thuẫn của TCT Khánh Việt những năm vừa qua đã xây dựng được cho mình những điểm mạnh sau:

Công nghệ và năng lực sản xuất: KPE có năng lực sản xuất lớn và đồng bộ với các giàn máy in offset 5 màu, 6 màu… các giàn máy phụ trợ sau in, hệ thống chế bản CTB hiện đại và đặc biệt là máy in tích hợp công nghệ flexo hiện đại nhất Việt Nam hiện nay: máy in 8 màu XL-75

Về thời gian giao hàng: Đáp ứng với các đơn hàng với thời gian giao hàng bình quân là 10 ngày, chất lượng đảm bảo.

Tuy nhiên KPE vẫn là một đơn vị phụ thuộc vì vậy vẫn còn có các nhược điểm sau:

Về vốn: KPE chịu sự chi phối vốn của TCT Khánh Việt nên việc ra các quyết sách lớn vẫn chịu sự chi phối của TCT CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.

Về qui mô:Việc mở rộng qui mô thì hiện nay thì KPE đang khan hiếm mặt bằng sản xuất với qui mô nhỏ như hiện nay có thể nói KPE có ít cơ hội mở rộng đầu tư. Nếu đi thuê mặt bằng điều đó làm cho chi phí đầu tư tăng dẫn đến hiệu quả đầu tư sẽ giảm.

Về con người: Cũng như các công ty in khác trên toàn quốc thì KPE vẫn rất thiếu một đội ngũ công nhân giỏi, lành nghề. Đa số công nhân của KPE được đào tạo theo kiểu người trước hướng dẫn người sau. Ít có người được đào tạo ngành in bài bản.

- Công ty Cổ phần Bao bì 3/2:

Đối thủ thứ hai xem xét là Công ty Cổ phần Bao bì 3/2: Là một công ty cổ phần có trụ sở tại tại khu công nghiệp Suối Dầu – Diên Khánh – Nghệ An.

Ngành nghề chính của công ty này là sản xuất kinh doanh giấy định lượng các loại, sản xuất kinh doanh thùng carton và các bao bì các loại, in các loại

Đánh giá công ty này cho thấy, trong quá trình phát triển của mình đã thực sự tạo được chỗ đúng trên thương trường với dây chuyền đồng bộ, với sự cần cù thông minh của đội ngũ cán bộ công nhân viên ở đây. Có thể nói đơn vị này đã tạo ra những sản phẩm bao bì carton có mẫu mã đẹp, qui chuẩn qui cách tốt, thời gian giao hàng nhanh chóng. Giá cả có tính cạnh tranh cao.

Tuy nhiên đơn vị này cũng giống các đơn vị khác ở điểm yếu là đội ngũ nhân lực chuyên môn cao còn hạn chế. Máy móc thiết bị cũng chưa có sự nổi bật về công nghệ, so với Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam thì sự cạnh tranh chính của công ty này chính là giá sản phẩm.

2.2.2.2. Khách hàng

Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam là một doanh nghiệp tầm trung trong việc cung cấp các sản phẩm bao bì ra thị trường. Tuy nhiên khách hàng của đơn vị là các nhà sản xuất lớn.

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp doanh thu của công ty theo một số khách hàng chủ yếu

Doanh thu (Triệu đồng)

2010 2011 2012 Tên Pháp Nhân Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Công ty CP Khánh Hội 9,405 9 10,005 8 13,151 11 Công ty CP Thực phẩm Nghệ An 9,706 9 9,884 8 10,756 9

Công ty CP DV & TM Việt Anh 9,544 9 9,641 8 10,107 9

Công ty CP Nước khoáng Sơn Kim 8,396 8 8,466 7 8,481 7

Công ty Liên Doanh Hải sản VINA 6,164 6 8,164 6 6,149 5

Công ty TNHH Sara 3,490 3 4,490 4 3,412 3

Công ty TNHH Vương Hoàn 5,137 5 8,137 6 4,073 3

Công ty TNHH Thủy sản Cửa Hội 2,205 2 2,302 2 3,375 3

Công ty CP Vật tư tổng hợp Nghi

Phú 3,227 3 3,239 3 3,361 3

Các pháp nhân khác 52,854 48 62,154 49 54,454 46

Tổng cộng 110,128 100 126,482 100 117,319 100

( Nguồn Phòng Kinh doanh)

Trong số các khách hàng lớn của công ty có thể thấy nổi lên một số pháp nhân có tiềm lực mạnh, đó là: Công ty CP Khánh Hội là công ty chuyên sản xuất công nghệ tại Nghệ An hay Công ty CP Thực phẩm Nghệ An đơn vị dẫn đầu về mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu. Công ty cũng nhận thấy các pháp nhân trên tuy luôn gắn bó với đơn vị, nhưng họ cũng luôn yêu cầu công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được các đơn hàng lớn. Vì vậy công ty cần có sự đầu tư lớn về sản xuất mới đáp ứng được điều này. Khách hàng lớn nhất là TCT CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn với sản phẩm là bao bì carton thùng thuốc lá, trong khi đó mặt hàng này đã bị giới hạn về sản lượng thì khả năng tăng mạnh doanh thu ở pháp nhân này là thấp. Bên cạnh với cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, khách hàng của công ty đã có nhiều biên động, vì vậy công ty cần mở rộng thêm các nhóm đối tượng

khách hàng khác với nhóm sản phẩm khác làm nền tảng vững chắc để phát triển. Việc ổn định được khách hàng sẽ là cơ sở để công ty tạo cơ sở lòng tin đối với các khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. Đồng thời thông qua kênh khách hàng cũng là một kênh tốt để quảng bá sản phẩm

Bên cạnh đó có thể thấy khách hàng lớn của Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam thật ra chỉ mới bó hẹp trong phạm vi tỉnh Nghệ An chưa có một pháp nhân lớn nào nằm ở các khu kinh tế lớn như Hà Nội. Điều này có thể thấy thị trường mà Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam bỏ ngỏ còn rất lớn.

2.2.2.3. Nhà cung cấp

* Đánh giá nhà cung cấp vật tư hiện tại của đơn vị

Đối với lĩnh vực in ấn: giấy là nguồn vật tư quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (ước chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm). Vì vậy sự biến động của giá giấy ảnh hưởng nhiều đến các đơn vị hoạt động trong ngành nghề này. Nên ở đây chỉ xét đến các nhà cung cấp giấy mà không xét đến các đơn vị cung cấp các vật tư khác thì hiện tại đơn vị cung cấp giấy cho đơn vị chủ yếu có chủng loại giấy tương đối giống nhau

Bảng 2.4: Bảng thống kê tình hình cung cấp nguyên liệu giấy cho công ty của các nhà cung cấp chính.

Sản lượng giấy nhập (Tấn) Đơn giá (Triệu/Tấn) STT Tên nhà cung cấp

2011 2012 Thay đổi 2011 2012 Thay đổi

1 Cty CP Bột giấy Nghệ An 4,638,292 4,793,556 3.35 6,874 5,132 (25.34) 2 Cty TNHH Giấy Chánh Dương 2,534,381 2,911,587 14.88 8,085 6,852 (15.25) 3 Cty CP Giấy Antexco Nghệ An 605,140 605,140 - 6,306 6,306 - 4 Cty CP Thương mại Yến Lực 46,847 46,847 - 51,700 51,700 -

5 Cty CP giấy Sông

Lam 351,905 275,804 (21.63) 9,334 8,061 (13.64)

Giấy dùng nguyên liệu tự nhiên từ gỗ để hình thành. Hiện nay việc khai thác rừng đang bị cấm để bảo tồn, nên nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm. Trong khi nguyên liệu gỗ muốn tái tạo thì phải cần một thời gian dài, vì vậy với năng lực sản xuất ngày càng tăng của công ty, thì vị trí các nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ rất quan trọng.

Những tháng cuối năm 2011 giá giấy thế giới giảm mạnh, các nhà đầu cơ đã tung hàng ra bán với bất cứ giá nào giữa lúc ngành in ấn thế giới giảm sút vì khủng hoảng, nhu cầu tiêu thụ giấy in, giấy in bao bì giảm mạnh. Đến khi giá giấy trên thế giới giảm, nguồn giấy nhập khẩu, chủ yếu từ ASEAN về, càng tăng mạnh và luôn bán thấp hơn giấy trong nước từ 0,5 đến 1 triệu đồng/tấn tùy loại. Các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước vì thế phải giảm sản xuất, lượng giấy tồn kho lên đến cả trăm ngàn tấn.

Qua đó cho thấy rằng hiện nay các nhà cung cấp giấy cho công ty đang khó khăn, mà ở đây là khủng hoảng thừa nên về phần nhà cung cấp, đơn vị có thể yên tâm về nguồn cung giấy. Thể hiện qua bảng giá như trên với giá giấy không có nhiều biến động. Tuy nhiên cũng chỉ là trong năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn, các nhà sản xuất bao bì ở nhiều quốc gia Châu Âu và Mỹ giảm năng suất lao động nên lượng giấy nhập khẩu về có giá khá rẻ. Bước sang năm 2013 nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế hồi phục, ngành in bao bì tăng cường sản xuất, lúc đó sẽ gây ra tình trạng tăng nóng giá của mặt hàng giấy. Nhất là khi hiện nay, Chile nước cung cấp 30% bột giấy cho toàn thế giới đang bị khủng hoảng thiên tai. Có thể nói đây là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý trong ngành in. Để phần nào hạn chế điều đó đơn vị đã chủ động ký hợp đồng từ đầu năm đảm bảo giá cạnh tranh. Đồng thời cũng tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp khác.

* Đánh giá nguồn cung cấp nhân lực

Theo thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội in Việt Nam, hiện nay có 1.200 doanh nghiệp in (mức tăng bình quân từ 10% đến 15% mỗi năm). Trong đó, nhân lực ngành in có khoảng 60.000 người và chỉ có 80% số đó là công nhân lao động trực tiếp, còn lại làm công tác quản lý và lao động gián tiếp, mỗi năm số người đến tuổi về hưu chiếm 5%. Như vậy, hàng năm ngành in cần bổ sung ít nhất 2000 người

mới cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tế. Song mỗi năm con số được đào tạo mới chỉ dừng ở 1.213 người. Đó là chưa kể đến việc số lao động cần thêm do sự thay đổi công nghệ và mức độ tăng trưởng của ngành in hàng năm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có các cơ sở đào tạo có thể cung cấp cho đơn vị nguồn nhân lực tốt, đó là: Trường Đại học Vinh, Trường đại học Vạn Xuân, Trường Cao đẳng nghề Tiểu thủ công nghiệp và các đơn vị khác, trong đó nguồn nhân lực được cho là hoàn thiện nhất sẽ được cung cấp tại trường Đại học Vinh.

Với các điều kiện khoa học công nghệ đang phát triển ngày càng cao (thông thường thì công nghệ in có chu kỳ thay đổi là 9 tháng – 1 năm), thì áp lực lên doanh nghiệp để có một đội ngũ tay nghề cao về ngành in sẽ là một nguy cơ hiện hữu. Một thực tế nữa trong đào tạo nhân lực cho ngành in chưa có một bộ giáo trình chuẩn và thống nhất. Phần lớn giáo trình chuyên môn ngành in hiện nay do giáo viên tự soạn và dạy. Số giáo viên nhiều năm không được đi đào tạo thêm, không được tiếp thu kiến thức mới chiếm đa số, họ thường dựa vào sách vở, tài liệu kiến thức cũ đã học trước đây kết hợp với một số thông tin thu lượm để dạy. Một số giáo viên không đủ trình độ ngoại ngữ để đọc sách, đọc tài liệu nước ngoài thì lại càng lúng túng khi biên soạn giáo án, giáo trình. Thêm nữa, do quan niệm xã hội về nghề in chưa được đánh giá một cách khách quan và đúng tầm nên chất lượng đầu vào của phần lớn người học là quá thấp. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của người học và chất lượng đào tạo.

* .Đánh giá nhà cung cấp tài chính

Vấn đề nhà cung cấp tài chính luôn là vấn đề quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Với các điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay, nhất là quá trình cổ phẩn hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp với công cuộc tái cấu trúc vốn của mình thì nhu cầu vốn

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bao bì sabeco - sông lam tỉnh nghệ an đến năm 2016 (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)