Giải pháp nhân sự

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bao bì sabeco - sông lam tỉnh nghệ an đến năm 2016 (Trang 117 - 143)

Với nền kinh tế tri thức đang ngày càng hình thành rõ nét thì giá trị sản phẩm hàng hóa kết tinh trong sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào,

trang thiết bị hiện có mà còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Vì vậy để có một đội ngũ cán bộ thông minh, sáng tạo, gắn bó với công ty thì cần có các biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược nhân sự dài hạn theo hướng chuyên môn hóa cao bao gồm:

+ Đối với các cán bộ quản lý:

Xây dựng chương trình bồi dưỡng và đào tạo các cán bộ quản lý từ cấp tổ trưởng trở lên. Nhằm tạo ra hạt nhân trong công tác với sự nhạy bén trong công việc và được trang bị tốt về mặt chuyên môn. Đối tượng này sẽ được đào tạo bài bản về chuyên ngành in, cũng như am hiểu về sản phẩm bao bì, giúp cho họ có thể đáp ứng các đòi hỏi về kĩ thuật máy móc cũng như của thị trường. Tránh như trước đây việc đào tạo các cán bộ quản lý chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm, ít được đào tạo bài bản

Mặt khác cũng cần đào tạo kiến thức ngoại ngữ cho bộ phận này để họ có thể trực tiếp giao tiếp với các chuyên gia in ấn đến từ các quốc gia trên thế giới. Điều này giúp tăng khả năng nắm bắt các công nghệ mới, cũng như học hỏi các cách quản lý tiên tiến mới.

Hiệp hội ngành in là nơi để cho các cán bộ quản lý trong ngành in cùng chia sẻ học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý và tiếp cận với các kĩ thuật in mới

Đi đôi với công tác bồi dưỡng về mặt kiến thức và kĩ năng quản trị, thì đội ngũ này cũng cần phải thường xuyên được bồi dưỡng ý thức gắn bó với công ty, xem công ty như mái nhà thứ hai của mình để cùng chung sức lúc thuận lợi cũng như khó khăn. Sự gắn bó này là một yếu tố quan trọng mang lại sự thành công cho đơn vị

+ Đội ngũ cán bộ kĩ thuật

Gắn liền với sản xuất và chỉ đạo sản xuất. Đội ngũ này ngoài những kiến thức chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật in, thì phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tế, phải nắm vững và am hiểu về các sản phẩm in của đơn vị. Đội ngũ này cần tiếp cận với đội ngũ công nhân sản xuất để huấn luyện và bồi dưỡng cho công nhân.

Trang bị các thiết bị cần thiết cho bộ phận kĩ thuật thao tác trên phân xưởng như: máy liên lạc cầm tay, laptop…

Thường xuyên tổ chức cử cán bộ tham gia các hội chợ cũng như hội thảo về công nghệ, tham quan các nhà máy in lớn trong khu vực để học hỏi nâng cao kinh nghiệm

+ Đội ngũ thợ in

Đây là đội ngũ trực tiếp đứng máy có vị trí quan trọng trong sản xuất. Chất lượng sản phẩm làm ra phụ thuộc vào độ thành thục của đội ngũ này. Do đó đội ngũ này cần được đào tạo, khi được đứng máy phải có kinh nghiệm thực tế ít nhất là 2 năm. Bên cạnh đó quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa nhằm hạn chế các sai sót về mặt chất lượng.

Liên kết với các đơn vị in khác để gửi lao động đi tham gia các lớp tập huấn trong và ngoài nước. Nâng cao tay nghề ở lĩnh vực in bao bì mềm vì đây là lĩnh vực đơn vị mới thực hiện nên tay nghề của người lao động chưa cao

Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động, phòng tránh bệnh nghề nghiệp, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi tham gia sản xuất

+ Đội ngũ bán hàng

Đội ngũ bán hàng là đội ngũ trực tiếp đưa sản phẩm đến tay khách hàng, cũng như quảng bá sản phẩm. Đội ngũ này cần nắm vững các đặc tính sản phẩm, công dụng, độ bền, chất lượng sản phẩm để tư vấn cho khách hàng. Vì vậy đội ngũ này cần được đào tạo ít nhất từ 3 đến 6 tháng để nắm bắt các thông tin của sản phẩm. Việc đào tạo đội ngũ này thành thạo sẽ giữ chân và tăng sự tin tưởng từ phía khách hàng

+ Bố trí và xắp xếp nhân sự

Trước tiên công ty cần bố trí sắp xếp các nhân viên phòng ban của mình theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Phát hiện, bố trí người có năng lực vào các vị trí phù hợp để họ phát huy hết khả năng của mình. Mạnh dạn thay thế các cán bộ quản lý không có năng lực, ưu tiên cho lớp cán bộ trẻ kế cận để có thể gắn bó lâu dài với công ty

- Xây dựng cơ chế khen thưởng dựa trên hiệu suất đóng góp của các nhân viên trong công ty. Để cán bộ công nhân viên công ty gắn bó thành một khối thống nhất và tạo động lực để đội ngũ cán bộ công nhân viên phát huy hết khả năng của mình, thì ngoài việc đào tạo bồi dưỡng thông qua giáo dục, thì việc xây dựng một

qui chế thi đua khen thưởng khoa học và công bằng là hết sức cần thiết

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, nâng cao tinh thần làm việc cho người lao động. Làm tốt hoạt động này tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của công ty

Tóm lại, tất cả các giải pháp trên đều hướng vào mục tiêu thực hiện chiến lược đề ra . Các giải pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện chiến lược như giải pháp nhân sự và tài chính sẽ giúp cho giải pháp mở rộng sản xuất được thuận lợi, đảm bảo khả năng thực hiện và ngược lại. Hay giải pháp marketing sẽ đảm bảo đầu ra cho công ty, tạo thị trường khi sản xuất được mở rộng. Các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán sẽ là điều kiện đảm bảo tạo cơ sở vững chắc cho việc thực thi thành công chiến lược đã lựa chọn

KẾT LUẬN

Thị trường luôn luôn biến đổi với các điều kiện kinh doanh ngày càng khốc liệt, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, với thách thức đặt ra ngày càng nhiều đối với Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam. Để tồn tại và phát triển được trong những điều kiện như vậy thì một trong những giải pháp cần thiết mà công ty cần quan tâm là xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Điều này giúp công ty nhìn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu nhằm tránh rủi ro, tận dụng tốt các cơ hội cho mình

Qua sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia, tác giả đã xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam đến năm 2016, nhằm giúp cho công ty có một cái nhìn về chiến lược đang theo đuổi và lựa chọn một chiến lược đúng cho mình. Thông qua việc đánh giá một cách khách quan và khoa học các môi trường bên trong, bên ngoài. Qua đó đã đánh giá được các cơ hội mà công ty đang có như: thị trường còn lớn, thu nhập dân cư đang tăng lên, thị hiếu của người tiêu dùng về bao bì đang ngày một nâng cao… cũng như nhìn nhận những nguy cơ được chỉ ra như: sự thay đổi về tỉ giá hay sự thay đổi về giá nguyên liệu giấy trong tương lai… sẽ là những điều cần xem xét một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó việc đánh giá môi trường bên trong của đơn vị cũng sẽ giúp đơn vị nhìn nhận được các mặt mạnh của mình như: công tác tài chính lành mạnh, khả năng đáp ứng với nhu cầu của khách hàng… Qua việc tổng hợp tất cả các yếu tố chiến lược được lựa chọn trong luận văn sẽ giúp cho đơn vị giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất, việc mở rộng, nâng cao năng lực thiết bị giúp công ty có khả năng đáp ứng tốt hơn các đơn đặt hàng, qua đó nâng cao vị thế và uy tín của công ty, đồng thời khái thác hết các điểm mạnh và cơ hội trong tương lai. Việc mở rộng còn giúp cho công ty có thể mở rộng kho bãi dự trữ nguyên liệu giấy nhằm chống lại các đợt tăng giá mới.

Thứ hai, việc phát triển các dòng sản phẩm mới sẽ tạo cho công ty sự đa dạng và phong phú trong các chủng loại sản phẩm đáp ứng cho các phân khúc cũng như các thị trường khác nhau.

Thứ ba, là tạo ra một đội ngũ người lao động có trình độ, có tâm huyết luôn gắn bó với công ty.

Tác giả cũng đã vận dụng các sơ sở lý luận khoa học vào việc phân tích đánh giá thực tiễn tại Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam và đề xuất một số giải pháp để thực hiện thành công chiến lược lựa chọn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho công ty trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy luận văn đã thực hiện một cách khoa học và khách quan với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhưng cũng không tránh khỏi các tồn tại nhất định, trong quá trình thực hiện công ty hoàn toàn có thể tùy vào điều kiện thực tế mà có các biện pháp cụ thể hơn, để ứng phó với những tình huồng nhất định nhằm thực hiện chiến lược một cách hiệu quả nhất./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Hồ Thị Hoàng Hà (2009), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp in bao bì Khatoco đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang.

3. Hồ Đức Hùng (2000), Phương pháp quản lý doanh nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Lan Hương (2009), Tổ chức và cơ chế vận hành của thị trường lao động, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Hương (2005), Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Liên Hương, Võ Văn Cần (2011), Bài giảng quản trị tài chính, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang.

7. Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Dương Quốc Khánh (2006), Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

9. Bùi Ngọc Lan (2008), Hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Sài Gòn đến năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

10. Lê Thị Bích Ngọc (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn Bamboo Green Central – Đà Nẵng, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang.

11. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 12. Michael E. Porter (2010), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 13. Từ Tiến Phát (2005), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu giai đoạn 2006 – 2015, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

14. Quý Long – Kim Thư (2011), Nghệ thuật lãnh đạo và chiến lược sách lược kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản: Lao động – Xã hội, TP HCM.

15. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006), Thị trường chiến lược và cơ cấu, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Toàn (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội. 17. Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

18. Phan Anh Thuấn (2011), Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á tại Thành phố Cần Thơ đến năm 2020, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ.

19. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê

Tiếng Anh

20. David Parmenter (2007), Key Performance Indicators: developing, implementing and using winning KPIs, John Wiley & Sons, Inc.

21. Dareck Cherrington (1995), “The Management of Human Resource”, Prentince Hall, New Jersey.

22. Griffin, M., Moorhead, G. (2001), Organizational behavior: Managing people in organizations, Houghton Mifflin company, sixth edition, New York.

23. Fred R. David, “Author of Strategic Management” Ph.D., The university of south Carolina M.B.A., Wake Forest University B.S.,

24. John A. Pearce, Richard Braden Robinson (2005) “Strategic Management, Formulation, Implementation, and Control”

25. Micheal E Porter’s Landmark Trilogy (2010) “Competitive Advantage, competitive advant”

26. Robert S.Kaplan & David P.Norton, The Strategy – Focused Organization,

Harvard Business School, Boston 2004.

Trang website

27. http://vi.wikipedia.org/wiki 28. http://sabeco.com.vn

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA (01)

Thân chào Ông/ Bà!

Rất mong Ông/ Bà dành ít phút để trả lời các câu hỏi dưới đây. Ông/ Bà trả lời bằng cách đánh dấu tích () vào ô lựa chọn:

Đáp ứng tốt: 4

Đáp ứng khá: 3

Đáp ứng trung bình: 2

Đáp ứng kém: 1

Những thông tin Ông/ Bà cung cấp là đóng góp đáng quý và nguồn thông tin hữu ích cho tôi, tôi xin cam đoan là chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu. Rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/ Bà!

I. Thông tin về đối tượng phỏng vấn

1. Họ và tên: ... 2. Giới tính: ... 3. Chức vụ:...

II. Nội dung phỏng vấn

1. Khả năng sản xuất của đơn vị

TT Các yếu tố đánh giá bên trong Mức độ đáp ứng

1.1 Công ty đã khai thác hiệu quả công suất của máy móc thiết bị

1.2 Dây chuyền sản xuất bao bì carton của công ty được đồng bộ hóa trong sản xuất

1.3 Khả năng đáp ứng nhưng đơn hàng yêu cầu về chất lượng và số lượng lớn

1.4 Giá thành của đơn vị được tính toán hợp lý

1.5 Sự đồng bộ hóa của dây chuyền in sản phẩm mềm ảnh hưởng đến sản xuất của công ty

1.6 Khả năng đáp ứng của công ty về sản xuất sản phẩm mới 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1

1.7 Hệ thống kho bãi của công ty đảm bảo cho sản xuất 1.8 Mặt bằng nhà xưởng của đơn vị đảm bảo sản xuất và

mở rộng

2. Khả năng tài chính

TT Các yếu tố đánh giá bên trong Mức độ đáp ứng

2.1 Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán với các nhà cung cấp

2.2 Khả năng sinh lời qua các năm 2.3 Khả năng về vốn kinh doanh 2.4 Khả năng kiểm soát công nợ

2.5 Khả năng tiếp cận nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp

2.6 Khả năng xác định cấu trúc vốn của nhà quản trị

3. Marketing và đầu tư phát triển

TT Các yếu tố đánh giá bên trong Mức độ đáp ứng

3.1 Thị trường mới luôn được công ty chú trọng mở rộng thị trường và có các chính sách Marketing phù hợp 3.2 Công tác nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng đang được công ty thực hiện

3.3 Công tác nghiên cứu các sản phẩm mới luôn được chú trọng

3.4 Hệ thống các kênh phân phối của công ty phù hợp

4,. Nguồn nhân lực

TT Các yếu tố đánh giá bên trong Mức độ đáp ứng

4.1 Tay nghề và kiến thức của cán bộ công nhân viên của

4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1

công ty luôn được trau dồi và nâng cao

4.2 Cán bộ công nhân viên công ty luôn yên tâm công tác

4.3

Đối với nhân lực tay nghề cao công ty luôn có các hình thức đãi ngộ cụ thể và thiết thực nhằm gắn bó họ với công ty

4.4 Nguồn tuyển dụng lao động của công ty luôn sẵn có 4.5 Khả năng tiếp cận công nghệ mới của người lao động

trong công ty

5.Quản trị

TT Các yếu tố đánh giá bên trong Mức độ đáp ứng

5.1

Hệ thống quản trị của doanh nghiệp được xây dựng trên thực tiễn kinh doanh và mục tiêu của công ty

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần bao bì sabeco - sông lam tỉnh nghệ an đến năm 2016 (Trang 117 - 143)