Tiền lương:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 44 - 46)

Tiền lương là phần thù lao cố định mà người lao động nhận được một cách thường kỳ. Tiền lương cơ bản được chi trả dựa trên cơ sở của loại công việc cụ thể, mức độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên của người lao động.

Đối với người lao động tiền lương là một trong những yếu tố quyết định rằng người lao động họ có nên làm trong tổ chức đó hay không.

Tiền lương là một trong những động lực quan trọng kích thích tinh thần làm việc của người lao động. Tiền lương được hiểu là giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi người lao động hoàn thành với khối lượng công việc nhất định theo hợp đồng.

Với người lao động: tiền lương là biểu hiện rõ nhất của lợi ích kinh tế nó là công cụ tài chính mạnh mẽ nhất để kích thích lao động. Bên cạnh đó tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động giúp họ trang trải cho cuộc sống. Tiền lương ảnh hưởng đến địa vị của người lao động ngoài xã hội và trong gia đình. Đạt được tiền lương cao hơn sẽ là động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ với tổ chức.

Với tổ chức: Tiền lương là công cụ để duy trì, thu hút người lao động giỏi, là khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả chi phí này một cách hiệu quả nhất. Nó là khoản chi phí nhưng đặc biệt hơn ở chổ tổ chức sử dụng một cách hiệu quả chứ không phải tiết kiệm vì đối với người lao động tiền lương dùng để tái sản xuất sức lao động. Bởi vậy tổ chức sử dụng lao động cần chi trả thích hợp để là đoàn bẩy làm tăng năng suất lao động.

Tiền lương cơ bản là tiền lương được chính thức thể hiện trong các hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức. Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận.

Các hình thức trả lương

- Trả lương theo thời gian: Là hình thức tổ chức căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho cho người lao động. Khi trả lương thời gian tổ chức trả lương phải xác định được năng suất lao động, ngoại lệ khi trả lương cho trường hợp sản xuất tự động cao với nhịp độ không đổi và không phụ thuộc vào bản thân người lao động.

Trả lương theo thời gian có đặc điểm là: Chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị thời gian không đổi và chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị sản phẩm thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất của người lao động.

Với hình thức trả lương theo thời gian tổ chức chỉ dựa vào thời gian có mặt của người lao động, thường không tính đến kết quả của người lao động nên không tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động.

- Trả lương sản phẩm: Là hình thức tính toán và trả lương căn cứ vào kết quả lao động của người lao động đã hoàn thành. Hình thức này có đặc điểm là: Chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị sản phẩm là không đổi, chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị thời gian tỷ lệ thuận với năng suất lao động.

Trả lương lương còn là đòn bẩy kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động làm cho người lao động vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình mà lao động một cách tích cực nhằm đạt được chất lượng kết quả ngày càng cao. Để sử dụng đòn bẩy tiền lương đối với người lao động đòi hỏi công tác tiền lương trong tổ chức phải đặc biệt coi trọng.

Việc trả lương phải gắn liền với kết quả lao động của người lao động, tiền lương phải khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Tiền lương phải phản ánh đúng sự khác biệt trong giữa lao động có trình độ thấp và lao động có trình độ cao.

Các tổ chức thường hướng tới các mục tiêu cơ bản là: thu hút người lao động, duy trì những lao động giỏi, kích thích, động viên và đáp ứng yêu cầu của hợp lý, hợp pháp. Đặc biệt với công tác tạo động lực cho người lao động, tổ chức cần xây dựng hệ thống tiền lương cho phù hợp để đảm bảo tính công bằng trong trả

lương được thể hiện không chỉ là sự công bằng giữa các nhân viên cùng thực hiện một công việc, có kết quả tương đương, không phân biệt giới tính.

Nâng lương cũng có vai trò nhất định với việc tạo động lực cho người lao động. Nếu được nâng lương trước hạn thì người lao động sẽ cố gắng làm việc họ kỳ vọng vào hệ số lương càng cao và thu nhập ngày càng đảm bảo để chi trả cho cuộc sống hàng ngày, điều này sẽ kích thích người lao động làm việc để có cơ hội thăng tiến.

Tiền lương không chỉ thỏa mãn đời sống của người lao động, tái sản xuất sức lao động mà còn là công cụ để quản lý tổ chức, là đòn bẩy kinh tế hiệu lực. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng chế độ tiền lương, đảm bảo nguyên tắc của nó thì mới phát huy được mặt tích cực.

Người lao động khi được tổ chức trả một mức lương hấp dẫn, thì tổ chức đó có thể thu hút và giữ chân được người lao động có đầy đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm phù hợp. Vì vậy chính sách tiền lương trong tổ chức cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút, tuyển chọn và duy trì người lao động. Đây là một trong những động lực được quan tâm và sử dụng nhiều nhất mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Bài học rút ra được từ tạo động lực qua công cụ tiền lương :

- Đảm bảo rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.

- Đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động.

- Trả lương ngang bằng cho nhau, như vậy mới đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong tiền lương và sẽ có tác dụng kích thích lớn đến người lao động.

- Sử đúng cách thức trả lương một cách hiệu quả và tạo động lực cho người lao động.

- Trả lương theo trình độ chuyên môn của người lao động.

- Trả lương dựa vào mức độ quan trọng của công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w