Tăng cường phát động phong trào, công tác thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 138 - 141)

Công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ và tôn vinh các cá nhân, tập thể hăng hái thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập thành tích xuất sắc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Y tế, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh An Giang. Công tác Thi đua, khen thưởng phải được triển khai sâu rộng trong toàn ngành Y tế; tổ chức thi đua phải thật cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ thực tế của ngành; xét ghi nhận thành tích và khen thưởng phải thật sự có tác dụng động viên phong trào thi đua chung.

Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý Nhà nước của Sở Y tế; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng không những góp phần tạo ra động lực cho phong trào mà qua đó, những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời sẽ tác động không nhỏ động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng dẫn đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao, đem lại nhiều ích lợi cho mục tiêu chung của Sở .

Công tác thi đua khen thưởng đã được các cấp ủy Đảng trong Sở Y tế tỉnh An Giang lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền phối hợp cùng công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức phát động và triển khai nhiều phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, nhân viên, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong toàn ngành góp phần tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Do đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo trên 6.000 người nên rất thuận lợi trong việc phát động và thực hiện các phong trào thi đua. Tăng cường sự phối hợp với các tổ chức quần chúng, Công đoàn, Nữ công, Đoàn Thanh niên đã tích cực trong việc triển khai các phong trào thi đua, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi. Đặc biệt, bên cạnh các phong trào thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, các hoạt động vui khỏe, văn hóa văn nghệ, thể thao được các đơn vị tổ chức sôi nổi, rộng khắp đã thu hút cán bộ viên chức trong toàn Ngành phấn khởi tham gia, nâng cao thể chất, tinh thần,

góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Nội dung phải sát thực, mục tiêu rõ ràng, các phong trào thi đua tại các đơn vị trong toàn Ngành đã góp phần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, khơi dậy niềm tự hào trong quá trình xây dựng và phát triển ngành từ đó đề cao ý thức trách nhiệm, tôn vinh đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên ngành Y tế.

Phát động các phong trào “Cán bộ Y tế làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt chuyên môn, giao tiếp, ứng xử có văn hóa làm hài lòng người bệnh góp phần thực hiện nhiệm vụ Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân”

Công tác khen thưởng thực hiện đúng quy trình thủ tục, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; hồ sơ, quy trình xét khen thưởng thực hiện nề nếp; tiêu chuẩn, đối tượng khen thưởng và hồ sơ thủ tục khen thưởng đảm bảo chính xác, dân chủ, công khai, kịp thời, đúng quy trình, quy định. Công tác thi đua khen thưởng đã đi vào cuộc sống, là cơ sở xét nâng lương trước thời hạn và là động lực thúc đẩy sự hăng say của mỗi cán bộ nhân viên trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bên cạnh những hoạt động tích cực, công tác thi đua khen thưởng tại một số đơn vị trong ngành vẫn chưa được lãnh đạo quan tâm thường xuyên; Phong trào phát động chưa sâu rộng, còn mang tính hình thức; khen thưởng, động viên người lao động trực tiếp còn ít quan tâm, khen cho lãnh đạo nhiều, một số đơn vị đề nghị khen thưởng không đúng quy định của luật thi đua khen thưởng, không đủ điều kiện vẫn đề nghị khen cao...

Để thực hiện tốt các nội dung đã đề ra, Hội đồng thi đua khen thưởng đã đề ra các giải pháp nhằm kiện toàn Hội đồng thi đua khen thưởng ngành, phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên theo dõi đôn đốc các đơn vị thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết các đợt, các phong trào thi đua; đánh giá kết quả, khen thưởng kịp thời cho tập thể, cá nhân; Đẩy mạnh tuyên truyền kịp thời các hoạt động trong Ngành, biểu dương gương người tốt, việc tốt và các gương điển hình tiên tiến trong ngành trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo động lực thi đua sôi nổi phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao trong cán bộ, nhân viên toàn ngành

truyền thống của ngành Y tế nhằm động viên phong trào rèn luyện Văn hóa - Thể dục thể thao trong cán bộ, công chức Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

Thông qua hoạt động Giao lưu Văn hóa - Thể thao tạo điều kiện cho cán bộ Y tế trong tỉnh có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong công tác.

Các phong trào đoàn thể có tác động tích cực đến tinh thần người lao động như: phong trào văn nghệ, thể thao, thi đua lập thành tích chào mừng đại hội Đảng bộ, công nhân viên, đi tham quan nghỉ mát và một số chế độ phúc lợi xã hội khác, chăm lo đến đời sống toàn thể cán bộ công nhân viên…Vì qua các phong trào này, người lao động có điều kiện giao tiếp với nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn. Do đó có sự đồng đều về nhận thức và cùng giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và công tác. Đồng thời qua các phong trào này, các cơ sở Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên sẽ phát huy được vai trò của mình trong sự tồn tại và phát triển của Bệnh viện.

Tóm lại, để hoàn thiện và tăng cường công tác tạo động lực trong lao động cho người lao động có rất nhiều biện pháp. Trên đây là một số biện pháp cơ bản, hy vọng có thể áp dụng vào quá trình hoạt động của Bệnh viện nhằm giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống. Từ đó tăng năng suất lao động, giúp Bệnh viện ngày càng phát triển và ổn định.

Công tác tạo động lực vật chất, tinh thần trong lao động có một vai trò quan trọng không những cho người lao động mà còn cho cả tổ chức. Vì tạo động lực trong lao động không những kích thích người lao động tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, từ đó tăng tiền lương và thu nhập cho bản thân mình. Do đó, Sở Y tế tỉnh An Giang cần phải không ngừng hoàn thiện và tăng cường công tác tạo động lực trong lao động.

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá công tác tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang, để công tác tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ có hiệu quả hơn, Sở Y tế phải nổ lực, quan tâm hơn nữa đến công tác tiền lương, tiền thưởng, công tác tổ chức đào tạo và nâng cao tay nghề chuyên môn nhằm thu hút và giữ

chân đội ngũ bác sỹ. Từ đó mới phát huy được vai trò của tạo động lực. Vấn đề thu nhập cần phải chú trọng hơn nữa để đội ngũ bác sỹ yên tâm công tác và cống hiến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w