Đặc điểm về loại hình hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 84 - 144)

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước, trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh An Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong đó lược lượng bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang là nòng cốt; Nhân dân được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, các dịch vụ Y tế ngày càng phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi, các chỉ tiêu về sức khoẻ không ngừng được cải thiện. Trong thời kỳ đổi mới ngành Y tế An Giang đã có bước phát triển vượt bậc, được tăng cường cả về cơ sở vật chất khám chữa bệnh, cả về đội ngũ bác sỹ với các hình thức dịch vụ Y tế ngày càng đa dạng, công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ngày một nâng cao về chất lượng.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều khó khăn; hệ thống Y tế đổi mới còn chậm, chưa thực sự thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Chất lượng dịch vụ Y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Tổ chức và hoạt động Y tế dự phòng còn nhiều bất cập, trang thiết bị Y tế vẫn trong tình trạng lạc hậu. Đội ngũ cán bộ Y tế còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân An Giang đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như những thách thức to lớn, nhiều vấn đề mới phát sinh như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội đang ảnh hưởng

xấu đến sức khoẻ của nhân dân, cơ cấu bệnh tật có nhiều thay đổi, trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống Y tế còn hạn chế. Chi phí cho chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng, trong khi đại bộ phận nhân dân còn nghèo. Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ mặc dù còn thấp, nhưng đồng thời vẫn phải đầu tư cho việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới về Y tế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đòi hỏi ngày càng cao, phòng chống các dịch mới phát sinh khác.

Tất cả đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế dù công tác khố lĩnh vực nào khối điều trị, khối dự phòng, khối quản lý đi chăn nữa đề hướng đến nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong và ngoài tỉnh cụ thể là các hoạt động phòng bệnh, khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân. Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Hợp tác quốc tế và Quản lý kinh tế trong các bệnh viện, trung tâm Y tế trong tỉnh.

Các Bệnh viện là một tổ chức bao gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ Y tế, trang thiết bị, thuốc cần có để chẩn đoán, điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh ra viện hoặc phục hồi sức khỏe hoặc người bệnh tử vong.

Các trung tâm Y tế là một tổ chức bao gồm đầu vào là các chỉ tiêu phòng chống dịch bệnh gồm bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm, hóa chất phòng chống dịch, thuốc, vaccine dự phòng, trang thiết bị chẩn đoán. Đầu ra là các dịch bệnh bị khống chế, tạo các kháng thể cho con người để chống lại các dịch bệnh

Các bệnh viện công lập, các trung tâm Y tế do Sở Y tế tỉnh An Giang quản lý đều thu theo phí lệ phí do Bộ Tài chính qui định, không có lợi nhuận cao, chủ yếu mang tính phục vụ sức khỏe nhân dân là chính vì thế thu nhập của người lao động nói chung và đội ngũ bác sỹ trong tỉnh nói riêng hiện nay không cao, mặc dù các bệnh viện đã triển khai thêm dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh nhân với mức giá dịch vụ nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động, nhưng cũng không thể có những đãi ngộ cao hơn trong khi người lao động phải làm việc rất vất vả trong tình trạng bệnh nhân quá tải, vì thế tại đây cũng ảnh hưởng nhiều đến động lực làm việc của người lao động, bên cạnh lực lượng bác sỹ nhận mới cũng có một lượng lớn bác sỹ chuyển sang các bệnh viện tư nhân hoặc các tỉnh khác để có được thu nhập cao hơn, thực tế tại Sở Y tế những người chuyển công tác, nghĩ việc, bỏ việc năm sau cao hơn năm trước.

3.2.3. Đặc điểm về thị trường lao động

Sở Y tế tỉnh An Giang gần nhu lúc nào cũng có nhu cầu tuyển chọn, bổ sung bác sỹ, nhưng những bác sỹ có kinh nghiệm cũng như mới ra trường cũng bắt đầu tìm kiếm các cơ hội mới cho mình ở các bệnh viện tư nhân bởi vì bệnh viện tư nhân ra đời ngày càng nhiều, cùng với những chế độ đãi ngộ cao hơn, cường độ làm việc tại các bệnh viện tư nhân thấp hơn nên sức hút của nó rất lớn đối với nguồn lao động này. Vì bệnh viện công và các cơ sở Y tế do Sở Y tế quả lý chưa có những chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút và giữ đội ngũ bác sỹ.

Hiện tượng bác sỹ bệnh viện công xin chuyển công tác về các thành phố lớn hoặc bệnh viện tư nhân đang phổ biến ở khắp nơi, Sở Y tế An Giang cũng không tránh được hiện tượng này. Đây là vấn đề cần phải được ban giám đốc Sở quan tâm và cần có đối sách vì tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tới khi mà xã hội phát triển, hệ thống Y tế tư nhân phát triển .

3.3. Thực trạng công tác tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An GiangAn GiangAn Giang An Giang

3.3.1. Thực trạng phân công lao động

Đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang được bố trí như sau:

3.3.1.1 Mạng lưới Y tế dự phòng:

- Tuyến tỉnh: gồm có 3 Trung tâm Y tế dự phòng và 6 Trung tâm Y tế chuyên ngành và 1 chi Cục;

- Tuyến huyện: có 11 Trung tâm Y tế.

Bảng 3.9: Mạng lưới Y tế dự phòng tỉnh An Giang Tuyến tỉnh Tuyến huyện Các trung tâm Y tế dự phòng TTYT. TP. Long Xuyên 1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh TTYT. Thị xã Châu Đốc 2. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Lao TTYT. Thị xã Tân Châu 3. Trung tâm kiểm dịch Y tế quôc tế TTYT. Huyện An Phú

Các trung tâm Y tế chuyên ngành TTYT. Huyện Châu phú 1. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản TTYT. Huyện Châu Thành 2.Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ TTYT. Huyện Chợ Mói 3. Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm- Mỹ phẩm TTYT. Huyện Phú Tân 4. Trung tâm truyền thông GDSK TTYT Huyện Thoại Sơn 5. Trung tâm giám định pháp Y TTYT. Tịnh Biên

6. Trung tâm giám định Y khoa TTYT. Huyện Tri Tôn 7. Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm

(Nguồn số liệu: Phòng nghiệp vụ Sở Y tế)

- Nhiệm vụ cơ bản là: huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác dự phòng và phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiên sau khi được phê duyệt.

- Quyết định những biện pháp để điều tra, phát hiện và xử lý dịch, thực hiện báo cáo dịch theo quy định. Trường hợp phải huy động các nguồn lực để dập tắt dịch vượt quá thẩm quyền phải trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, tai nạn thương tích và thiên tai thảm hoạ ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động về sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, sức khoẻ lao động, vệ sinh nguồn nước ăn uống, quản lý bệnh nghề nghiệp và dinh dưỡng cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Làm thường trực về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh.

Bảng 3.10: Số lượng cán bộ Y có trình độ bác sỹ trở lên công tác mạng lưới Y tế dự phòng năm 2013 Tiến sỹ Thạc sỹ Bác sỹ CK1 Bác sỹ CK2 Bác sỹ Khối Dự phòng 0 0 48 3 125 Số cán bộ Y tế dự phòng là Nữ 0 0 13 2 43

Trong 176 người trong đó nữ 58 người chiếm tỷ lệ 32%, cho thấy lượng nữ bác sỹ công tác ở mạng lưới Y tế dự phòng rất thấp so với nam bác sỹ, không có cán bộ Y có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ.

Biểu đồ 3.4: Trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sỹ công tác mạng lưới Y tế dự phòng năm 2013

Công tác phòng bệnh là rất quan trọng, rất cần những người có trình độ cao để nghiên cứu phòng chống dịch bệnh, vì vậy Sở Y tế cần có những giải pháp tiếp trong tương lai để bổ sung.

3.3.1.2 Mạng lưới điều trị

Bảng 3.11: Mạng lưới điều trị tỉnh An Giang

Tuyến tỉnh Tuyến huyện

Bệnh viện Giường bệnh Bệnh viện Giường bệnh Phòng khám ĐKKV Giường bệnh

BVĐKTT An Giang 600 BV.ĐKTP. Long Xuyên 80

BV.ĐKKV Châu Đốc 400 BV. ĐK TX Châu Đốc 50

BV. Tim mạch An Giang 100 BV. ĐK TX. Tân Châu 190 1 20

BV. Mắt – TMH - RHM 50 BV. ĐK. An Phú 150 1 30 BV. ĐK Châu Phú 100 1 20 BV. ĐK Châu Thành 100 1 30 BV. ĐK Chợ Mới 120 2 40 BV. ĐK. Phú Tân 170 1 20 BV. ĐK. Thoại Sơn 150 1 20 BV. ĐK. Tịnh Biên 100 2 40 BV. ĐK. Tri Tôn 120 1 20 Cộng: 1.150 1.555 11 250

(Nguồn số liệu: Phòng nghiệp vụ Sở Y tế)

Mạng lưới khám chữa bệnh An Giang gồm có 15 cơ sở công lập, quy mô 2.955 giường bệnh, trong đó tuyến tỉnh có 4 bệnh viện (2 bệnh viện đa khoa, 1 Bệnh viện Tim mạch, 1 Bệnh viện Mắt, TMH, RHM) với 1.150 giường bệnh, tuyến huyện có 11 bệnh viện với 1.555 giường bệnh, 11 phòng khám đa khoa khu vực với 250 giường bệnh và 156 trạm Y tế xã với 1560 giường. Hiện nay số giường bệnh công lập đạt 21 giường bệnh/vạn dân, kể cả ngoài công lập đạt 24 giường bệnh/vạn dân.

Với quyết tâm của tỉnh, vừa củng cố hệ thống Y tế, vừa xây dựng đào tạo cán bộ, đồng thời triển khai công tác phục vụ nhân dân được tốt. Với hệ thống cơ sở Y tế khá hoàn chỉnh có đội ngũ cán bộ Y tế có trình độ chuyên môn khá. Các cơ sở điều trị đã tập trung đầu tư trang thiết bị và triển khai các dịch vụ cận lâm sàng kỹ thuật cao như chụp cắt lớp, nội soi chẩn đoán, siêu âm tim màu, sinh hoá máu, nước tiểu, xét nghiệm Eliza, ion đồ, tế bào…Các phẫu thuật cơ bản được triển khai khá tốt tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang và Châu đốc. Một số bệnh viện huyện đảm bảo cơ bản nhiệm vụ tuyến điều trị, tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường… các phòng khám đa khoa khu vực và trạm Y tế xã cũng đã làm tốt

chức năng khám phân loại và điều trị bệnh thông thường.

Hoạt động phục hồi chức năng, hiện nay chưa có bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, chỉ có hoạt động tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang và đa khoa tỉnh, đồng thời hướng dẫn kỹ năng phục hồi chức năng tại cộng đồng; tuy nhiên kết quả còn hạn chế.

Bảng 3.12: Số lượng cán bộ Y có trình độ bác sỹ trở lên công tác mạng lưới điều trị năm 2013. Tiến sỹ Thạc sỹ Bác sỹ CK1 Bác sỹ CK2 Bác sỹ Khối Điều trị 2 36 307 20 354 Số cán bộ bệnh viện là Nữ 0 16 104 2 162

(Nguồn số liệu: Phòng nghiệp vụ Sở Y tế)

Trong 719 cán bộ y thì số bác sỹ trên đại học có 365 người chiếm tỷ lệ 50,46% đây là con số đáng được động viên, nói lên tin thần học hỏi của đội ngũ bác sỹ trong tỉnh An Giang là rất cao. Trong số bác sỹ phục vụ cho các bệnh viện tỉnh và huyện thì tỷ lệ bác sỹ là nữ chiếm 45,76%.

Năm 2009 số tiến sỹ y khoa là: 6 người nhưng đến 2013 là: 2 người, một phần là do một số về hưu và chuyển đi làm việc nơi khác, nên cạnh đó trong 5 năm không có đào tạo được bất kỳ tiến sỹ y khoa nào làm cho bộ phận nhà khoa học đầu ngành thiếu dần theo các năm,. Trong những năm kế tiếp Sở Y tế cần có những chính sách nhằm tăng cường số lượng tiến sỹ Y khoa.

Biểu đồ 3.5: Trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sỹ công tác mạng lưới điều trị năm 2013

Năm 2013 số lượng bác sỹ là 354 người chiếm tỷ lệ 49,24%, số bác sỹ chuyên khoa 1 là 307 chiếm tỷ lệ 42,70% cho thấy được sự cần thiết, phấn đấu của đội ngũ bác sỹ là rấ lớn để học chuyên khoa, nhưng về công tác nghiên cứu sinh trong Y khoa vẫn chưa được đẩy mạnh thực tế chỉ có 2 tiến sỹ tương ứng 0,28% trong đội ngũ bác sỹ công tác ở mạng lưới điều trị.

3.3.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị Y tế.

3.3.2.1 Công tác xây dựng cơ bản:

Được sự quan tâm của tỉnh nhiều cơ sở Y tế tuyến tỉnh được đầu tư xây dựng khá mạnh, đến nay tương đối ổn định như:

- Công tác chuẩn bị đầu tư: Phối hợp với Thành phố Long Xuyên xúc tiến các thủ tục phương án giải phóng mặt bằng các công trình: bệnh viện Lao và Bệnh phổi, bệnh viện Tâm thần, quy hoạch bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc (điểm mới) và các Trung tâm: Y tế dự phòng , HIV/AIDS, Kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm, Giám định y khoa…Lập Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện An Phú (giai đoạn 2), báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng khu Tim mạch can thiệp của Bệnh viện Tim mạch An Giang.

- Thực hiện đầu tư: Thực hiện các công trình xây dựng cơ bản của ngành: bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang (điểm mới), Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc (điểm mới), các Bệnh viện đa khoa huyện. Ngành Y tế cũng đã thực hiện rà soát, dãn tiến độ một số hạng mục công trình theo nghị quyết 11/NQ – CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Thực hiện Đề án xây dựng, cải tạo, nâng cấp các Bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện theo quyết định 47/2008/QĐ – TTg. Tổng vốn đầu tư 2013 cho Đề án 47 là: 56 tỷ đồng (vốn trái phiếu Chính phủ: 30 tỷ đồng, vốn SXKT: 26 tỷ). Khối lượng thực hiện đến 30/11/2011: 91,554 tỷ đồng đạt 100% số vốn kế hoạch phân bổ, giải ngân 56 tỷ đạt 100% kế hoạch.

Thực hiện đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các Bệnh viện tuyến tỉnh theo quyết định 930/QĐ – TTg: vốn đầu tư điều chỉnh năm 2013 cho đề án 88,363 tỷ đồng (vốn trái phiếu Chính phủ 30 tỷ, vốn SXKT 58,36 tỷ). Đến cuối năm 2013 thực hiện được 91,831 tỷ đồng, đạt 103,92% kế hoạch, giải ngân 88,363 tỷ đạt 100%, bổ sung thêm 3,468 tỷ đồng.

3.3.2.1 Trang thiết bị Y tế:

Trong những nặm qua, hệ thống bệnh viện đã được củng cố, nâng cấp trang thiết bị Y tế được cơ bản, nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh như đa khoa Trung tâm An Giang và Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc được đầu tư tương đối khá như máy chụp cắt lớp điện toán, máy nội soi, máy siêu âm màu, máy phân tích sinh hoá máu và nước tiểu…từ nhiều nguồn, đảm bảo 70% yêu cầu bệnh viện hạng 2. Các gói thầu mua sắm trang thiết bị Y tế cho Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang, bệnh viện Tim mạch và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh của dự án Hỗ trợ Y tế Đồng bẳng Sông Cửu Long cũng đang được thực hiện. Trang thiết bị chuyên môn của Trung tâm Y tế dự phòng đáp ứng khoảng 50% so với yêu cầu chuẩn, các Trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 84 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w