- Đổi mới cơ chế tài chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển sự nghiệp Y tế;
- Đổi mới cơ chế tài chính của ngành Y tế theo hướng tăng tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước hàng năm cao hơn tốc độ tăng chi bình quân của ngân sách địa phương từ năm 2013 trở đi.
- Đa dạng hoá nguồn lực để thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống Y tế Việt Nam đến năm 2020, bao gồm:
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung;
+ Nguồn vốn chi thường xuyên sự nghiệp Y tế;
+ Nguồn vốn ODA;
+ Nguồn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;
+ Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Quỹ phát triển sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp Y tế;
+ Các nguồn vốn hợp pháp khác (xổ số,..).
- Huy động và sử dụng nguồn vốn ODA để cho vay lại đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khả năng hoàn trả vốn đầu tư (kể cả cơ sở công lập và ngoài công lập); thực hiện ngân sách nhà nước cấp phát để đầu tư xây mới, mua sắm trang thiết bị Y tế cho hệ thống cơ sở Y tế dự phòng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dịch vụ Y tế dưới sự giám sát của nhà nước. Thực hiện thí điểm góp vốn cổ phần để thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập.
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời với việc bảo đảm cung cấp tốt hơn dịch vụ cho nhân dân và bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo được tiếp cận và hưởng các dịch vụ Y tế cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn.
Đảm bảo mọi chế độ cho người lao động kịp thời, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Bệnh viện là nơi chăm sóc sức khỏe của người bệnh, quan điểm bệnh viện sử dụng yếu tố kinh doanh trong chăm sóc Y tế và dịch vụ nhằm vào mục đích đảm bảo thu nhập ổn định đời sống cho nhân viên, đảm bảo được các hoạt động của bệnh viện được diễn ra đều đặn, suôn sẽ, tạo được niềm tin vững chắc và lâu dài cho mọi người, có nguồn vốn để phát triển hoạt động sự nghiệp.
Dịch vụ Y tế là một dịch vụ khá đặc biệt. Về bản chất, dịch vụ Y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên Y tế như khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình. Khi xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn, các dịch vụ Y tế chất lượng, chuyên nghiệp ngày càng được quan tâm, lựa chọn. Thực tế cho thấy hiện nay, những địa chỉ dịch vụ Y tế có thiết bị máy móc hiện đại đã thu hút được khá đông người bệnh và những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Tập trung đầu tư Y tế kỹ thuật cao để tăng sức cạnh tranh và khả năng đáp ứng yêu cầu của người bệnh so với các đối thủ cạnh tranh là các bệnh viện tư nhân. Trước khi đến cơ sở Y tế, họ sẽ so sánh chất lượng của bệnh viện, không chỉ quan tâm đến chất lượng kỹ thuật, trình độ chuyên môn của bác sỹ, trang thiết bị, cơ sở vật chất mà họ còn chú ý đến chất lượng chức năng đó là tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên Y tế. Sử dụng hiệu quả nguồn lực và giảm bớt lãng phí, nâng cao hiệu quả bệnh viện.
Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình chăm sóc chăm sóc và điều trị bệnh nhân theo yêu cầu để tăng thu nhập cho người lao động.
phản ánh, khiếu nại, sự cố nhằm đưa ra hướng khắc phục và đem đến sự hài lòng tới người có nhu cầu khám chữa bệnh, để bệnh nhân đến với bệnh viện nhiều hơn.