4.1.2.1. Mục tiêu chung
- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới khám chữa bênh đến năm 2020 nhằm hoàn thiện mạng lưới khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân(đặc biệt là phục vụ phát triển bảo hiểm Y tế toàn dân). Nâng chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến, đầu tư phát triển kỹ thuật cao
Y tế chuyên sâu ở tuyến tỉnh, Y tế phổ cập ở tuyến cơ sở. Tổ chức thực hiện tốt hệ thống cấp cứu ngoại viện, chuyển bệnh an toàn, giảm tử vong trước vào viện. Nâng cao chất lượng phục hồi chức năng, giảm di chứng do bệnh tật.
- Xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, nhất là các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến huyện. Từng bước xây dựng các bệnh viện chuyên khoa, chuyên khoa sâu. Đẩy nhanh lộ trình xây dựng mới các bệnh viện theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt (Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc, Bệnh viện đa khoa thị xã Tân Châu, Bệnh viện Sản – Nhi, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Tim mạch…). Trong đó, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ xây dựng Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc và các bệnh viện có nguồn vốn hỗ trợ từ trái phiếu Chính phủ. Tiếp tục tư phát triển Bệnh viện Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt theo hướng chuyên khoa sâu, kỹ thuật cao; khi có điều kiện sẽ tách Khoa mắt trở thành Bệnh viện chuyên khoa mắt.
- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các bệnh viện tuyến huyện, thị thành phố và nâng cấp các Phòng khám đa khoa khu vực cả về cơ sở, trang thiết bị, cán bộ … để thực hiện chức năng đỡ đầu tuyến xã.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở xã, phường, thị trấn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại địa phương.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để bệnh viện công, bệnh viện tư và tư nhân liên kết với các viện, trường, bệnh viện Trung ương xây dựng chương trình phối hợp mở chi nhánh điều trị, trung tâm chẩn đoán, bệnh viện chất lượng cao theo cơ chế dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Sắp xếp lại mạng lưới hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật, khuyến khích đầu tư cơ sở Y tế ngoài công lập theo cơ chế phi lợi nhuận.
4.1.2.2 Chỉ tiêu:
- Nhu cầu tăng giường bệnh tại các cơ sở Y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện đến 2020:
Giường bệnh 2010 2015 2020 Dân số trung bình 2.149.500 2.206.000 2.315.000 Giường bệnh/10.000 15,91 20,36 25,0 Tổng số giường bệnh: Trong đó: - Công lập: • Tuyến tỉnh: • Tuyến huyện: - Ngoai công lập: 2.705 1.150 1.555 190 4.445 2.730 1.715 200 5.000 3.150 1.850 250 4.2.3. Về công tác phòng bệnh 4.2.3.1 Mục tiêu chung:
Giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng, phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật; góp phần nâng cao thể chất, tinh thần, tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi.
4.2.3.1 Mục tiêu cụ thể:
- Đầu tư phát triển mạng lưới Y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật gây ra.
- Đổi mới nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể xã hội, cộng đồng và của mỗi người dân về phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ;
- Hạn chế, tiến tới loại trừ các yếu tố nguy cơ liên quan đến các bệnh truyền nhiễm. Không để dịch lớn xảy ra; giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván ở trẻ sơ sinh;
- Quản lý tốt các bệnh xã hội, giảm tác hại của bệnh xã hội, duy trì kết quả loại trừ bệnh phong, khống chế bệnh sốt rét, giảm tỷ lệ mắc bệnh lao mới, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh lao, tỷ lệ điều trị lành bệnh đạt trên 90%. Chủ động đối phó và khống chế kịp thời các bệnh dịch nguy hiểm mới xuất hiện; khống chế tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS và giảm dần số người nhiễm mới trong cộng đồng dân cư dưới mức 0,45% dân số.
- Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng, sức khởe môi trường, bệnh tật học đường, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các bệnh lây nhiễm, các bệnh do hành vi, lối sống ảnh hưởngcó hại cho sức khoẻ. Chủ động dự báo và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, giảm tỷ lệ mắc chết do ngộ độc thực phẩm.
4.2.4. Về công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu, đồng thời coi trọng tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm của các nước, trong đó có nhiều bài học và kinh nghiệm đã được Tổ chức Y tế thế giới cũng như các tổ chức quốc tế khác tổng hợp và khuyến cáo.
Trong những năm tới bệnh viện sẽ tham khảo và vận dụng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về hệ thống Y tế nói chung, cũng như những phương hướng tiếp cận và giảiquyết những vấn đề quan trọng của hệ thống Y tế, như cung ứng dịch vụ Y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe, thông tin Y tế, nhân lực Y tế, dược và công nghệ Y tế.
4.2.5. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Duy trì việc cử viên chức đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo kỹ năng lâm sàng, nội dung đào tạo tập trung vào các lĩnh vực: lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ. Hình thức đào tạo chủ yếu là các lớp đào tạo ngắn hạn tập trung.
Trong đó, cần đảm bảo về số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ở tất cả các tuyến; đa dạng hoá loại hình đào tạo, bồi dưỡng; phối hợp chặt chẽ với các trường đại học y dược khu vực và cả nước trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Y tế; đẩy mạnh công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ Y tế theo thống số 07/2008/TT – BYT của Bộ Y tế. Mở rộng đào tạo cán bộ có trình độ cao trong, ngoài nước, khuyến khích du học tự túc các chuyên ngành đang có nhu cầu. Trong giai đoạn 2012 đến năm 2020 mở 2 lớp
đào tạo khoảng 100 sinh viên hệ đại học và 500 sinh viên hệ cao đẳng; gủi đi đào tạo bác sỹ y học cổ truyền và y học dự phòng tại Trường Đại học Cần Thơ.
Xây dựng đề án : “Thành lập Khoa Y thuộc trường Đại học An Giang”; Trường Trung cấp Y tế An Giang sẽ phát triển thành Trường Cao đẳng Y tế An Giang. Sau năm 2020, nghiên cứu sát nhập với Khoa Y - Trường Đại học An Giang thành Trường Đại học Y - Dược An Giang.
Đẩy mạnh thực hiện các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ cán bộ Y tế theo các quy định của Nhà nước; đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh để đào tạo và thu hút cán bộ Y tế, ưu tiên hỗ trợ phát triển cán bộ Y tế cơ sở, Y tế dự phòng, các lĩnh vực còn thiếu cán bộ của ngành Y tế, phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, kỹ thuật cao ở tỉnh.
Xây dựng Đề án “Luân chuyển cán bộ thực hiện nghĩa vụ xã hội đối với vùng núi, vùng khó khăn, Y tế cơ sở ở nông thôn”. Mục tiêu của dự án là rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, góp phần giảm quá tải các bệnh viện tuyến trên và tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận các dịch vụ Y tế tốt hơn.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực Y tế: từng bước đảm bảo nhu cầu cơ bản về nhân lực Y tế, để đảm bảo có bác sỹ làm việc bằng cách cho y sỹ đi học chuyên tu bác sỹ, xây dựng các chính sách cho cán bộ Y tế trong đó có các chính sách để bảo vệ quyền lợi và rủi ro nghề nghiệp.
Triển khai công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới nâng cao năng lực chuyên môn, chất lương điều trị.
Sở Y tế sẽ tăng cường đến tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân, vì từ trước đến nay các chương trình đào tạo nhân lực về chuyên môn và quản lý trong ngành Y tế chủ yếu chú trọng đào tạo kiến thức và kỹ năng để đảm bảo chất lượng kỹ thuật mà ít quan tâm đến các kiến thức và kỹ năng để đảm bảo cung cấp chất lượng về tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân.
lực cho cán bộ, nhân viên. Đẩy mạnh công tác tự đào tạo, tự nghiên cứu
Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt, đảm bảo sự gắn bó lâu dài . Duy trì, cải thiện các chính sách liên quan tới người lao động nhằm giữ chân và thu hút lao động có trình độ cao.
Biên chế lao động và duy trì cơ cấu tổ chức nhân sự ổn định và phát triển
4.2.6 Về hoạt động tài chính
- Đổi mới cơ chế tài chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển sự nghiệp Y tế;
- Đổi mới cơ chế tài chính của ngành Y tế theo hướng tăng tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước hàng năm cao hơn tốc độ tăng chi bình quân của ngân sách địa phương từ năm 2013 trở đi.
- Đa dạng hoá nguồn lực để thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống Y tế Việt Nam đến năm 2020, bao gồm:
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung;
+ Nguồn vốn chi thường xuyên sự nghiệp Y tế;
+ Nguồn vốn ODA;
+ Nguồn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;
+ Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Quỹ phát triển sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp Y tế;
+ Các nguồn vốn hợp pháp khác (xổ số,..).
- Huy động và sử dụng nguồn vốn ODA để cho vay lại đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khả năng hoàn trả vốn đầu tư (kể cả cơ sở công lập và ngoài công lập); thực hiện ngân sách nhà nước cấp phát để đầu tư xây mới, mua sắm trang thiết bị Y tế cho hệ thống cơ sở Y tế dự phòng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dịch vụ Y tế dưới sự giám sát của nhà nước. Thực hiện thí điểm góp vốn cổ phần để thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập.
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời với việc bảo đảm cung cấp tốt hơn dịch vụ cho nhân dân và bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo được tiếp cận và hưởng các dịch vụ Y tế cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn.
Đảm bảo mọi chế độ cho người lao động kịp thời, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Bệnh viện là nơi chăm sóc sức khỏe của người bệnh, quan điểm bệnh viện sử dụng yếu tố kinh doanh trong chăm sóc Y tế và dịch vụ nhằm vào mục đích đảm bảo thu nhập ổn định đời sống cho nhân viên, đảm bảo được các hoạt động của bệnh viện được diễn ra đều đặn, suôn sẽ, tạo được niềm tin vững chắc và lâu dài cho mọi người, có nguồn vốn để phát triển hoạt động sự nghiệp.
Dịch vụ Y tế là một dịch vụ khá đặc biệt. Về bản chất, dịch vụ Y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên Y tế như khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình. Khi xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn, các dịch vụ Y tế chất lượng, chuyên nghiệp ngày càng được quan tâm, lựa chọn. Thực tế cho thấy hiện nay, những địa chỉ dịch vụ Y tế có thiết bị máy móc hiện đại đã thu hút được khá đông người bệnh và những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Tập trung đầu tư Y tế kỹ thuật cao để tăng sức cạnh tranh và khả năng đáp ứng yêu cầu của người bệnh so với các đối thủ cạnh tranh là các bệnh viện tư nhân. Trước khi đến cơ sở Y tế, họ sẽ so sánh chất lượng của bệnh viện, không chỉ quan tâm đến chất lượng kỹ thuật, trình độ chuyên môn của bác sỹ, trang thiết bị, cơ sở vật chất mà họ còn chú ý đến chất lượng chức năng đó là tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên Y tế. Sử dụng hiệu quả nguồn lực và giảm bớt lãng phí, nâng cao hiệu quả bệnh viện.
Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình chăm sóc chăm sóc và điều trị bệnh nhân theo yêu cầu để tăng thu nhập cho người lao động.
phản ánh, khiếu nại, sự cố nhằm đưa ra hướng khắc phục và đem đến sự hài lòng tới người có nhu cầu khám chữa bệnh, để bệnh nhân đến với bệnh viện nhiều hơn.
4.2. Các giải pháp chủ yếu trong công tác tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giangcủa Sở Y tế tỉnh An Giangcủa Sở Y tế tỉnh An Giang của Sở Y tế tỉnh An Giang
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện xây dựng đề án vị trí việc làm cho đội ngũ bác sỹ
Hiện nay thực tế tại còn tồn tại một số bác sỹ chưa được phân công hợp lý, làm giảm động lực lao động, họ cảm thấy không công bằng có người thì làm việc rất vất vả, có người lại rất nhàn hạ vì vậy Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; là nhằm giúp cho Sở Y tế giải chuyển đổi mô hình công vụ chức nghiệp sang mô hình công vụ việc làm.
Theo đó, các vấn đề liên quan đến đội ngũ cán bộ ngành y trong đó có cả đội ngũ bác sỹ đều gắn với vị trí việc làm; đặc biệt là các vấn đề sau:
- Vị trí việc làm là căn cứ đầu tiên để xác định biên chế công chức, xác định số người làm việc trong các đơn vị Y tế trực thuộc Sở Y tế.
- Tuyển dụng và bố trí sử dụng công chức, viên chức theo vị trí việc làm.
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo vị trí việc làm.
Vị trí việc làm trong một đơn vị Y tế kể cả văn phòng Sở bao gồm: Các vị trí lãnh đạo, quản lý; các vị trí thừa hành, thực thi. Mỗi vị trí việc làm nhất định bao giờ cũng có bản mô tả công việc với các yêu cầu về phẩm chất, trình độ, năng lực và hiểu biết tương ứng với một ngạch công chức cụ thể. Trong đó, một số vị trí việc làm giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý; còn lại là các vị trí việc làm mang tính thực