Đầu tư cải thiện điều kiện làm việc cho cho đội ngũ bác sỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 128 - 132)

Cơ sở vật chất

Theo báo cáo thống kê, nhiều bệnh viện tuyến huyện, chưa sử dụng hết công suất giường bệnh. Nhưng lại có tình trạng bệnh nhân thường vượt tuyến lên khám bệnh ở 02 bệnh viện tuyến tỉnh: bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang và bệnh

viện Đa khoa khu vực Châu Đốc, dẫn đến tình trạng quá tải ở 02 bệnh viện trên. Để giải quyết tình trạng này, Sở đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc đề xuất với UBND tỉnh tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã.

Tạo điều kiện cần thiết để đội ngũ bác sỹ có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, phát huy tối đa khả năng làm việc của bản thân trong môi trường làm việc tốt.

Thông qua việc xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm tạo một môi trường làm việc hấp dẫn, đảm bảo thẩm mỹ học trong lao động như vấn đề màu sắc nơi làm việc, cây xanh, hệ thống ánh sáng, thông khí được thiết kế phù hợp với khả năng tâm sinh lí của người công chức nơi công sở theo qui định của Bộ Y tế.

Tiếp tục tăng cường nâng cấp các trạm Y tế, phòng khám khu vực, trung tâm Y tế huyện, bệnh viện tuyến huyện để các cơ sở này có đủ năng lực thực hiện khám chữa bệnh chất lượng cao, góp phần quan trọng vào việc giảm quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh hiện có: mở rộng diện tích nếu điều kiện quỹ đất cho phép, tăng diện tích sử dụng để chống quá tải tại chỗ bằng cách xây dựng các công trình cao tầng, hợp khối thay thế các công trình tạm, xây dựng manh mún, công trình đã xuống cấp, bán kiên cố nhằm đảm bảo diện tích sàn/giường bệnh theo quy định, giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh cải thiện môi trường.Từng bước di chuyển các bệnh viện điều trị bệnh truyền nhiễm ra khỏi khu vục nội thành, nơi đông đúc dân cư đến khu vực thích hợp.

Trang thiết bị :

Bên cạnh tri thức của đội ngũ bác sỹ thì trang thiết bị chuyên dụng Y tế là một vấn đề to lớn trong thu hút, tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ ở tỉnh An Giang. Trang thiết bị Y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi

hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị Y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác Y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị Y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.

Được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực hiện đổi mới vừa qua, Sở Y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: Y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và trang thiết bị Y tế. Hầu hết các đơn vị Y tế thuộc Sở quản lý triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tại bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang thiết bị một số thiết bị cơ bản: máy X-quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v...

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh được trang bị đủ trang thiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an toàn.

Các Trung tâm Y tế, bệnh viện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chẩn đoán và xe Ô tô cứu thương. Các trạm Y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Để dáp ứng yêu cầu ngày càng cao về máy móc thiết bị, công nghệ của quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay, bệnh viện đã trang bị cho các khoa phòng một số lượng máy móc, trang thiết bị hiện đại và có giá trị lớn. Để nâng cao tuổi thọ công suất của máy móc, thiết bị, tránh được những hư hỏng đáng tiếc có thể xảy ra

thì bệnh viện cần phải tăng cường công tác bảo quản và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.

Không dừng lại ở đó do tiến bộ khoa học nhất là ngành y luôn phát triển không ngừng đòi hỏi Ban lãnh đạo Sở Y tế phải đảm bảo đủ trang thiết bị Y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các cơ sở Y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ kỹ thuật về trang thiết bị Y tế ngang tầm các thành phố lớn. Ðào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn trang thiết bị Y tế.

Trang thiết bị Y tế của các đơn vị Y tế thuộc Sở Y tế hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các thành phố lớn như Cần Thơ, thành phố Hồ chí minh. Hầu hết trang thiết bị Y tế đang sử dụng tại các cơ sở Y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn. vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều bệnh viện, trung tâm Y tế không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn Y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị Y tế chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị Y tế còn thấp so với yêu cầu.

Phát triển nguồn nhân lực trang thiết bị Y tế. Sở Y tế cần phải tăng cường công tác đào tạo chuyên khoa và kỹ năng khai thác sử dụng trang thiết bị cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, song song với công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật thiết bị Y tế để đáp ứng nhu cầu cho các cơ sở sử dụng, sản xuất, kinh doanh, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.

Ðẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyên ngành trang thiết bị Y tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, chuyển giao công nghệ và cung ứng trang thiết bị Y tế cho các tuyến.

Xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trang thiết bị Y tế.

từng tuyến, từng khu vực để đảm bảo việc nối mạng, truyền số liệu hình ảnh trong từng cơ sở, từng khu vực và trong toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tư vấn chẩn đoán, điều trị và đào tạo từ xa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w