Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 112 - 116)

3.5.1 Những mặt đạt được

Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang đựơc thực hiện khá tốt và có hiệu quả, có tác động tích cực tới đội ngũ bác sỹ như:

- Công tác thi đua, khen thưởng của Sở Y tế được thực hiện tốt tại các cơ sở Y tế như bệnh viện, trung tâm Y tế và trạm Y tế, mặc dù còn một số không đồng ý nhưng đa số cho rằng công tác khen thưởng hợp lý;

- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn được xem như là một quá trình làm cho người ta “trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”, trong những năm qua Sở Y tế rất quan tâm đến vấn đề này, có những qui định cụ thể cho các đối tượng như y sỹ, dược sỹ... được học chuyên tu để trở thành bác sỹ....Chính vì sự nổ lực và minh bạch này cho thấy ý kiến cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đội ngũ bác sỹ đánh giá Sở Y tế làm tốt;

- Ngành Y nói chung và đội ngũ bác sĩ nói riêng rất chú trọng đến tiêu chuẩn để được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sở Y tế có những ưu tiên, những ràng buộc về thời gian công tác, nơi công tác, thành tích đạt được được đa số đồng ý.

- Ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có đạo đức mà người ta thường gọi là "đạo đức nghề nghiệp". Ngành y là một ngành có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Mà sức khoẻ, tính mạng của con người là vốn quý nhất, nên đòi hỏi người làm việc trong ngành y cũng phải có những phẩm chất đặc biệt. Qua kết quả đánh giá tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang chỉ thấy ý kiến mối quan hệ đồng nghiệp với nhau là lạc quan nhất số ý kiến trả lời thân thiên, gần gũi chiếm cao

- Sự quan tâm của nhà lãnh đạo đối với đời sống tinh thần đội ngũ bác sỹ là cũng được đánh giá cao.

3.5.2 Những mặt hạn chế

Bên cạnh nhưng ưu điểm đạt được còn rất nhiều hạn chế trong công tác tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang:

Nhìn chung thu nhập của bác sỹ của Sở Y tế quản lý còn thấp, mặc dù có những Thông tư, Quyết định, Nghị định của các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy Ban nhân dân hướng dẫn nhưng nguồn lực địa phương có hạn.

Về nguồn thu từ thu phí, viện phí mặc dù Sở cũng đã có chỉ đạo cho các cơ sở công lập trong tỉnh nhằm tăng nguồn thu, tìm cách nâng mức sống của nhân viên Y tế ngoài lương cơ bản đó là mức thu nhập tăng thêm bằng lợi nhuận từ nguồn khám chữa bệnh theo yêu cầu, nhưng mức thu nhập cũng không cao và áp lực công việc rất cao, số tiền tăng thêm, thưởng là cho họ cảm thấy chưa thật sự thỏa đáng với sức họ bỏ ra. Sở Y tế cũng có những chính sách, chế độ đãi ngộ tuy nhiên chưa được như mong muốn, chưa có nhiều tính khích lệ tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ, nhiều bác sỹ chưa thật sự thỏa mãn với chính sách, qui định hiện hành, đây cũng là một trong những nguyên nhân là cho họ chưa thật sự có ý định gắn bó với Sở Y tế dẫn tới số cán bộ ngành y thay đổi vị trí nhất là cán bộ ở xã, phường.

Nhiều yếu tố làm cho đội ngũ không cảm thấy thỏa mãn, dẫn đến tình trạng trong năm 2009 – 2013 có nhiều bác sỹ, bác sỹ chuyên khoa 1, 2 và cả tiến sỹ y khoa xin chuyển công tác, rời bỏ bệnh viện tìm đến những nơi khác với những đãi ngộ cao hơn, từ những điểm hạn chế trên, Sở Y tế cần có những đột phá trong chính sách thu hút, tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ nói riêng và cán bộ ngành Y tế nói chung có thể thỏa mãn khi làm việc tại tỉnh An Giang, Đối với ngành Y con người là yếu tố quyết định đến sự thành công của một tổ chức. Bên cạnh đó Lãnh đạo Sở Y tế cần phải biết tranh thủ nhiều nguồn khác nhau để trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị Y tế đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế qui định, có con người trình độ giỏi, có như vậy Sở Y tế tỉnh An Giang phát triển lâu dài trong tương lai.

3.5.3 Những nguyên nhân hạn chế

Thu nhập thấp, cộng với cơ sở vật chất khó khăn, thiếu đồng bộ, điều kiện làm việc thiếu thốn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó “giữ chân” bác sĩ giỏi. Theo tìm hiểu, mức lương trung bình của một bác sĩ tại bệnh viện công lập chỉ khoảng 5- 8 triệu đồng/tháng, trong khi ở bệnh viện ngoài công lập được trả gấp đôi hoặc hơn nữa. Một số đơn vị đặc thù như Trung tâm Y tế, bệnh viện các

khoa như: phòng chống lao, tâm thần mặc dù đã tăng 70% phụ cấp chế độ độc hại, nhưng bác sĩ trẻ không mặn mà về công tác, nên áp lực công việc đối với mỗi bác sĩ ở các khoa đó là rất lớn.

Bên cạnh đó, đối tượng của các bệnh viện tuyến biên giới như Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú chủ yếu là người nghèo, bệnh mãn tính nên nguồn thu của bệnh viện không nhiều, trong khi đó, do thiếu nhân lực nên các bác sĩ phải kiêm nhiệm nhiều công việc; không có điều kiện làm thêm ở các phòng mạch bên ngoài để có thêm thu nhập. Vì thế, nhiều bác sĩ trẻ không chịu được áp lực, bỏ việc tìm đến các cơ sở y tế tư nhân để có thu nhập ổn định hơn.

Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ công tác lâu năm trong ngành y cho rằng, thu nhập là yếu tố cần nhưng không phải là khâu quyết định. Số bác sĩ bỏ việc phần nhiều do chưa hài lòng với môi trường làm việc hiện tại, như tình trạng quá tải, áp lực, định kiến xã hội, điều kiện làm việc chưa tương xứng. Ở các xã thuộc các huyện đặc biệt khó khăn như Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú cũng đang rất khó thu hút bác sĩ về công tác.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ BÁC SỸ TỈNH AN GIANG

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước, trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh An Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; Nhân dân được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, các dịch vụ Y tế ngày càng phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi, các chỉ tiêu về sức khoẻ không ngừng được cải thiện. Trong thời kỳ đổi mới ngành Y tế An Giang đã có bước phát triển vượt bậc, được tăng cường cả về cơ sở vật chất khám chữa bệnh, cả về đội ngũ cán bộ với các hình thức dịch vụ Y tế ngày càng đa dạng, công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ngày một nâng cao về chất lượng.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều khó khăn; hệ thống Y tế đổi mới còn chậm, chưa thực sự thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Chất lượng dịch vụ Y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Tổ chức và hoạt động Y tế dự phòng còn nhiều bất cập, trang thiết bị Y tế vẫn trong tình trạng lạc hậu. Đội ngũ cán bộ Y tế còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân An Giang đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như những thách thức to lớn, nhiều vấn đề mới phát sinh như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội đang ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nhân dân, cơ cấu bệnh tật có nhiều thay đổi, trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống Y tế còn hạn chế. Chi phí cho chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng, trong khi đại bộ phận nhân dân còn nghèo. Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ mặc dù còn thấp, nhưng đồng thời vẫn phải đầu tư cho việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới về Y tế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đòi hỏi ngày càng cao, phòng chống các dịch mới phát sinh khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tạo động lực cho đội ngũ bác sỹ của Sở Y tế tỉnh An Giang (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w