Nội dung giám sát tài chính của MAS

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 36 - 38)

Mục tiêu giám sát tài chính của MAS

6 mục tiêu giám sát cụ thể của MAS đều nhằm hướng tới một nhiệm vụ chung là xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh và phát triển. Các mục tiêu cụ thể là:

một hệ thống tài chính ổn định;

trung giantài chính an toàn và lành mạnh;

cơ sở hạ tầng tài chính an toàn và hiệu quả;

thị trường được tổ chức công bằng, hiệu quả và minh bạch;

Phát triển một HỆ THỐNG TÀI CHÍNH hiệu quả và tiên tiến

HỆ THỐNG tài chính ổn định;

CÁC TRUNG GIAN tài chính an toàn và lành mạnh; CƠ SỞ HẠ TẦNG tài chính an toàn và hiệu quả; CÁC THỊ TRƯỜNG công bằng, hiệu quả và minh bạch;

CÁC TRUNG GIANvà NGƯỜI CUNG CẤP giao dịch công bằng và minh bạch; KHÁCH HÀNG được trao quyền và có khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ;

Xây dựng pháp Cấp phép Giám sát Theo dõi Thực thi Quản trị điều hành Kỷ luật thị trườn g Giáo dục khách hàng* Bồi thườn g khách hàng* NHIỆM VỤ Lý do MAS tồn tại CHỨC NĂNG Các hoạt động MAS thực hiện hoặc hỗ trợ* NGUYÊN TẮC Định hướng nền tảng cho phương pháp tiếp cận của MAS

Dựa trên cơ sở rủi ro

•Quan hệ giữa trung gian tài chính và nhà phát hành công bằng và minh bạch;

Khách hàngđược cung cấp đầy đủ thông tin và có quyền lực;

Nội dung giám sát của MAS

Với quyền lực hợp nhất trong việc giám sát tài chính và thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương, MAS đã thực thi nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro và tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính. Các hoạt động giám sát cụ thể được thực hiện và duy trì bao gồm:

- MAS giám sát chặt chẽ đối với các nguy cơ rủi ro đối với các tổ chức tài chính, quản lý sự đầy đủ vốn, khả năng thanh khoản và chất lượng tài sản . Đồng thời, MAS cũng có những biện pháp quản lý cẩn trọng đối với các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Singapore.

- MAS cũng duy trì thường xuyên các cuộc tiếp xúc với ban lãnh đạo, hội đồng quản trị và các kiểm toán viên của các tổ chức tài chính. Đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, MAS giữ liên hệ với các nhà quản lý và kiểm toán của các ngân hàng mẹ ở nước ngoài, tham gia các hợp tác trong giám sát với các nước lớn có mở các chi nhánh hoạt động ở Singapore.

- MAS cũng nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc thực hiện “stress testing” (xây dựng các tình huống xấu có thể xảy ra) và cần thiết xây dựng các công cụ để đánh giá các rủi ro tiềm ẩn của các tổ chức tài chính. Bên cạnh các “stress testing” được thực hiện bởi từng tổ chức tài chính và của Sàn giao dịch chứng khoán Singapore, MAS cũng thực hiện các “stress testing” mang tính liên ngành giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm nhân thọ.

- MAS khuyến khích các tổ chức tài chính xây dựng và tăng cường hoạt động quản trị rủi ro của riêng họ. MAS đánh giá về các hoạt động dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn của từng tổ chức tài chính cũng như khả năng đủ vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản thông qua sự đánh giá mức độ phù hợp với chuẩn mực của hoạt động “stress testing” .

-MAS gửi các thư yêu cầu đến các lãnh đạo CEOs của các tổ chức tài chính nhằm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đảm bảo các kiểm soát và quản trị rủi ro, đồng thời cũng yêu cầu ban lãnh đạo của các tổ chức tài chính thực hiện

theo các khuyến nghị và chuẩn mực của ngành về rà soát và xây dựng các chính sách, quy trình và kiểm soát hoạt động kinh doanh của họ.

Trong hoạt động giám sát ngân hàng, MAS bám sát theo các nguyên tắc giám sát của Basel. Các nguyên tắc giám sát được tăng cường cho quản lý rủi ro thanh khoản của Basel được đưa ra vào 25/9/2008 đã được MAS yêu cầu thực hiện đối với tất cả các ngân hàng. Tháng 7/2009, Basel đưa ra một loạt các biện pháp nhằm tăng cường việc ứng dụng Basel 2 trong quản lý vốn của ngân hàng. MAS đã triển khai việc thực hiện các biện pháp này, có các tư vấn thực hiện cho các ngân hàng trong việc điều chỉnh hoạt động theo các yêu cầu mới của Basel 2. Các điều chỉnh theo hướng tăng cường quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại bao gồm: Điều chỉnh mức vốn tối thiểu đảm bảo cho các hoạt động của ngân hàng; tăng cường hoạt động chứng khoán hóa nhằm quản trị rủi ro; hướng dẫn các ngân hàng tăng cường hoạt động quản trị rủi ro theo cấu phần 2 của Basel 2 (Quy trình rà soát hoạt động giám sát của ngân hàng).

Đối với hoạt động giám sát bảo hiểm, MAS cũng thực hiện giám sát sự đầy đủ vốn trên cơ sở rủi ro. Theo đó, các công ty bảo hiểm được yêu cầu duy trì mức vốn đảm bảo cho mức rủi ro trong hoạt động đầu tư. Các công ty bảo hiểm được yêu cầu thực hiện đầu tư cẩn trọng, với các hoạt động đầu tư vào các công cụ tài chính có rủi ro cao hơn thì đòi hỏi phải có được một mức vốn đảm bảo cao hơn tương ứng. Hoạt động giám sát của MAS đối với hoạt động bảo hiểm cũng được đảm bảo thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế (ICP) của Hiệp hội quốc tế về giám sát bảo hiểm (IAIS).

Đối với hoạt động giám sát chứng khoán, MAS dựa trên các nguyên tắc giám sát của IOSCO_International Organization of Securities Commisions. Đặc biệt trong năm 2010, các nguyên tắc của IOSCO được điều chỉnh theo hướng nhấn mạnh đến việc theo dõi và phát hiện các rủi ro hệ thống đối với thị trường vốn.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w