Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 65 - 67)

2.1.Các cơ quan tham gia giám sát trên thị trường tài chín hở Việt Nam

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn Chế

Việc nhận diện rủi ro hệ thống và phòng ngừa khủng hoảng chưa được thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện cho tổng thể hệ thống tài chính mà mới chỉ được thực hiện trong phạm vi ngành. Do không có sự phối kết hợp giữa các cơ quan giám sat chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nên chưa thể xây dựng một bản báo cáo tổng thể về phân tích sự ổn định tài chính. Ở các quốc gia có hệ thống giám sát tài chính phát triển, báo cáo này được xây dựng với trọng tâm phân tích mức độ an toàn và ổn định của hệ thống tài chính thông

qua việc phân tích môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu, kinh tế trong nước và thị trường tài chính. Vì vậy, việc xây dựng và vận hành một hệ thống để đưa ra các cảnh báo sớm, nhận diện và phòng tránh các rủi ro tiềm tàng của thị trường tài chính ở nước ta vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Hệ thống giám sát tài chính bắt đầu gặp vấn đề trước xu thế phát triển của các tập đoàn tài chính. Theo mô hình giám sát chuyên ngành, tình trạng pháp lý của tổ chức tài chính sẽ quyết định cơ quan quản lý nào có nhiệm vụ giám sát họat động của nó trên cả phương diện an toàn, lành mạnh và các nguyên tắc kinh doanh. Nếu một tổ chức thực hiện kinh doanh ngân hàng, nó sẽ được đăng ký trở thành ngân hàng và chịu sự giám sát của cơ quan giám sát về ngân hàng, ngay cả khi sau đó nó mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác. Thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan giám sát ở các mảng thị trường riêng biệt có thể dẫn dến việc không thể ngăn chặn các ngân hàng đa năng, các tập đoàn tài chính lợi dụng những kẽ hở của pháp luật và những lỗ hổng trong quy định giám sát để né tránh việc bị giám sát hoạt động. Nếu như có vấn đề xảy ra, cơ quan giám sát nào sẽ chịu trách nhiệm chính cũng là câu hỏi cần đặt ra khi giám sát các tập đoàn tài chính với quy mô và cơ cấu hoạt động phức tạp.

Hệ thống giám sát tài chính gặp khó khăn trong việc giám sát các sản phẩm tài chính theo xu hướng tích hợp. Các sản phẩm tài chính theo xu hướng này có thể kể đến như bancassuarance hay assurfinance khi các ngân hàng tận dụng hệ thống phân phối sẵn có tiến hành bán chéo sản phẩm của lĩnh vực bảo hiểm hay tận dụng tiềm lực tài chính và hệ thống công nghệ hiện đại để cung ứng các sản phẩm liên quan đến kế hoạch tài chính cá nhân, tư vấn và quản lý tài sản. Đứng trước các sản phẩm có cấu trúc hỗn hợp, việc xác định cơ quan giám sát nào chịu trách nhiệm giám sát trở nên phức tạp hơn.

Thiếu cơ chế phối hợp và sự phân định rõ ràng về phạm vi giám sát giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đã dẫn đến hiện tượng giám sát trùng lắp các hoạt động giống hoặc tương tự nhau. Hiện tượng chồng chéo khiến các tổ chức tín dụng phải thực hiện nhiều báo cáo với nhiều yêu cầu khác nhau cho các tổ chức giám sát khác nhau trên tài chính và gây ra những lãng phí về nhân lực và vật lực không cần

thiết. Nhiều trường hợp, các cơ quan giám sát lại đưa ra các nhận định không đồng nhất về thị trường dẫn đến những bất ổn không cần thiết cho thị trường ngoại tệ, thị trường vàng hay thị trường chứng khoán…

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w