NGÀNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
3.2.3 Đổi mới phương pháp giám sát
Các cơ quan giám sát cần chú trọng hơn tới hoạt dộng giám sát từ xa nhằm phát hiện và cảnh báo sớm về các rủi ro tiềm tàng cho các cơ quan chức năng cũng như đối tượng chịu sự giám sát. Để hỗ trợ cho công tác giám sát từ xa, cần tăng cường trách nhiệm của ban giám đốc và người quản lý nhằm đảm bảo giao dịch công bằng với khách hàng, đảm bảo các tiêu chuẩn bắt buộc và duy trì giám sát đầy đủ các hoạt động kinh doanh của các tổ chức bởi trách nhiệm đầu tiên trong việc đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của tổ chức là thuộc về ban giám đốc và người quản lý cấp cao. Bằng việc khuyến khích ban giám đốc và người quản lý thực hiện các hoạt động hiệu quả nhất, MAS giảm thiểu can thiệp vào các quyết định kinh doanh của các tổ chức cũng như việc thực hiện thường xuyên các cuộc thanh tra tại chỗ.
“Stress testing” đang là một công cụ phổ biến trong giám sát tài chính của các quốc gia. Việc xác định và đưa ra các chỉ số xấu nhất dựa trên dữ liệu quá khứ hoặc dự đoán cho tương lai được thực hiện bởi từng tổ chức tài chính và của các cơ quan giám sát, trên cơ sở đó các tính huống xấu nhất được thiết kế nhằm yêu cầu các tổ chức tài chính có những biện pháp phòng ngừa trong tình huống này, cơ quan giám sát cũng như các tổ chức tài chính cần thấy rõ được các nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động của mình. Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy, cơ quan FSA của Nhật, MAS của Singapore đều là các cơ quan chịu trách nhiệm thiết kế các tình huống và yêu cầu các tổ chức tài chính thực hiện đánh giá kết quả hoạt động và các rủi ro phát sinh trong tình huống đó, đồng thời các “stress testing” cũng được thực hiện mang tính liên ngành giữa ngân hàng và chứng khoán hay bảo hiểm. Các cơ quan giám sát cũng ban hành các hướng dẫn và khuyến khích từng tổ chức tài chính phải tự xây dựng và thực hiện stress testing một cách định kỳ tại chính tổ chức của mình. Sau một thời gian, các cơ quan giám sát sẽ thực hiện điều chỉnh cấp độ của các biến số của các “stress testing” theo sự suy giảm các các điều kiện kinh tế.
Tại Việt Nam, công cụ “stress testing” dường như còn mới mẻ đối với cả các cơ quan giám sát cũng như đối với các tổ chức tài chính tín dụng, việc nghiên
cứu về công cụ này là một điều cần thiết cho sự tăng cường an toàn cho hoạt động của các tổ chức tài chính và của toàn thị trường. Trước tiên, “stress testing” có thể