Hoàn thiện hoạt động của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 82 - 83)

NGÀNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

3.2.6 Hoàn thiện hoạt động của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia

Như nhận định từ phần đánh giá thực trạng phối hợp giám sát, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia vẫn đang tập trung quá nhiều vào phân tích các vấn đề quản lý kinh tế vĩ mô mà chưa thực sự giám sát an toàn vĩ mô. Chính vì vậy, công việc trước mắt mà Ủy ban Giám sát tài chính nên làm là tập trung xây dựng và hoàn thiện công tác điều phối giám sát khi thực trạng giám sát tài chính của Việt Nam hiện nay vẫn đang là giám sát chuyên ngành và phân tán. Thực trạng này đang đòi hỏi phải có một tổ chức độc lập và khách quan để đánh giá hoạt động giám sát chuyên ngành của các lĩnh vực tài chính. Theo đó, Ủy ban Giám sát sẽ có thể thực hiện tốt vai trò của mình là một tổ chức tham mưu, phản biện chính sách và báo cáo cho Thủ tướng về toàn cảnh thị trường tài chính và hệ thống tài chính.

Từng bước hoàn thiện Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia thông qua một số nội dung sau. Trước mắt, Uỷ ban cần rà soát lại hệ thống tài chính; kiểm tra, đánh giá các sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị trường để nhận diện rủi ro; Đánh giá việc thực hiện phân loại nợ và trích lập đủ dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng; và kiểm tra khoản mục đầu tư giấy tờ có giá, quan tâm phân tích giao dịch

giữa ngân hàng và công ty chứng khoán, nhất là công ty chứng khoán và ngân hàng có mối liên hệ góp vốn với nhau. Tiếp theo, Ủy ban cần có các đề xuất với Chính phủ và Quốc hội để nâng cao quyền hạn trong hoạt động giám sát; cụ thể là: - Quyền ban hành xây dựng dự thảo luật, các quy định, quy chế về hoạt động giám sát.

- Quyền xử lý vi phạm đối với các đối tượng bị giám sát trên cả 3 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

- Quyền việc cấp phép, giải thể các định chế tài chính thuộc đối tượng giám sát trên cả ba lĩnh vực.

- Có đủ quyền lực trong việc yêu cầu chia sẻ thông tin với các cơ quan thanh tra- giám sát chuyên ngành.

- Có quyền chỉ đạo các hoạt động thanh tra- giám sát toàn diện thị trường tài chính trên cơ sở nguồn lực của các cơ quan thanh tra- giám sát chuyên ngành.

- Có quyền chỉ đạo các hoạt động thanh tra- giám sát các tập đoàn tài chính trên cơ sở nguồn lực của các cơ quan thanh tra- giám sát chuyên ngành.

Bổ sung nhân sự chất lượng cao cho Uỷ ban giám sát tài chính, đó là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực tài chính - tiền tệ, có kinh nghiệm trong điều hành giám sát lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, và hiểu rõ về pháp luật. Những cán bộ này có thể được bổ sung điều động ngay vào các vị trí phù hợp hoặc có thể cho tham gia các khoá đào tạo để bổ sung dần dần. Bên cạnh đó, cần đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ cho công tác thu thập thông tin, theo dõi kiểm tra diễn biến thị trường, các đối tượng bị giám sát, đồng thời từng bước xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, cảnh báo từ xa, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro trên thị trường tài chính, đồng thời có điều kiện chia sẻ thông tin với các cơ quan giám sát chuyên ngành, cùng phối hợp trong việc thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động thị trường. Cuối cùng, xây dựng hệ thống tài nguyên thông tin riêng biệt phục vụ cho công tác thanh tra giám sát, thông tin được chuyền tải đến các bộ phận liên quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề kịp thời xử lý.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w