Từng bước thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 80 - 81)

NGÀNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

3.2.4 Từng bước thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành

là Ngân hàng nhà nước cho lĩnh vực giám sát ngân hàng, Ủy ban chứng khoán cho lĩnh vực giám sát chứng khoán, Cục quản lý giám sát bảo hiểm cho lĩnh vực giám sát bảo hiểm. Tiếp đến, các cơ quan giám sát chuyên ngành xây dựng văn bản hướng dẫn và khuyến khích từng tổ chức tài chính tự thực hiện “stress testing” cho chính tổ chức của mình, các tổ chức tài chính cần thấy tầm quan trọng của công cụ này cho chính sự an toàn của tổ chức, cần coi đây là một công cụ thiết yếu và cần thực hiện định kỳ nhằm thấy rõ các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Việc thực hiện các “stress testing” mang tính chuyên ngành hoặc cho toàn thị trường tài chính cần có sự tham gia và tổ chức của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, các chỉ số kinh tế vĩ mô hay các điều kiện kinh tế của tình huống xấu nhất cần được thiết kế và yêu cầu các cơ quan giám sát chuyên ngành thực hiện và phối hợp thực hiện.

3.2.4 Từng bước thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các cơquan giám sát chuyên ngành quan giám sát chuyên ngành

Trong khi chờ đợi một văn bản pháp luật quy định rõ cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan giám sát từ phía Chính phủ và Quốc Hội, bản thân các cơ quan giám sát cần chủ động thực hiện một số nội dung phối hợp hoạt động dưới các hình thức khác nhau. Các cơ quan giám sát có thể ký kết các biên bản ghi nhớ chung về việc tăng cường phối hợp trên khía cạnh ban hành quy định, giám sát, trao đổi thông tin, và hỗ trợ hoạt động lẫn nhau. Bên cạnh đó có thể thành lập các diễn đàn, thảo luận thường niên dành cho những nhà lãnh đạo cấp cao của các cơ quan với chủ tọa được luân phiên qua mỗi lần cũng như tổ chức các cuộc họp định kỳ về các nội dung như ổn định tài chính, giám sát và điều tiết tài chính... Cuối cùng, phương án bố trí cơ cấu nhân sự chéo có thể được áp dụng, nghĩa là mỗi cơ quan giám sát có thể cử đại diện của mình tham gia ban điều hành của các cơ quan giám sát còn lại. Với phương thức bố trí nhân sự chéo, sự hiểu biết về cơ chế hoạt động cũng như đối tượng giám sát sẽ được tăng cường giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w