Chuyển đổi sang mô hình giám sát hợp nhất trong dài hạn

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 86 - 88)

NGÀNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

3.3.3 Chuyển đổi sang mô hình giám sát hợp nhất trong dài hạn

Xu hướng hợp nhất các cơ quan quản lý và giám sát thị trường tài chính (TTTC) đang khá phổ biến ở nhiều quốc gia hiện nay. Đây là sự chuyển hướng từ

phương thức giám sát theo từng lĩnh vực riêng lẻ sang hình thành một cơ quan giám sát duy nhất, thực hiện giám sát toàn bộ hệ thống tài chính theo các mục tiêu đề ra đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống tài chính; giám sát ổn định vi mô: đảm bảo sự ổn định cho mỗi thành viên tham gia thị trường; bảo vệ người tiêu dùng và chính sách cạnh tranh nhằm phòng ngừa những thất bại của thị trường.

Với mô hình giám sát hợp nhất, các vấn đề mà mô hình giám sát phân tán gặp phải như giám sát các tập đoàn tài chính, hay các sản phẩm tài chính hỗn hợp đã có thể được giải quyết. Bên cạnh đó, theo Richard và Michael (2000), mô hình này cũng giúp nâng cao tính hiệu quả giám sát và hiệu lực thi hành thông qua việc gi tăng hiệu quả điều phối, giảm bớt các chức năng trùng lắp cũng như hạn chế các “khoảng trống” trong hoạt động giám sát. Mô hình này cũng có lợi đối với các đối tượng giám sát khi giúp giảm bớt gánh nặng báo cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng giám sát hiểu và thực hiện theo các yêu cầu nhất quán từ phía cơ quan giám sát. Mô hình giám sát hợp nhất cũng có tính linh hoạt cao bởi một thể chế đơn nhất rõ ràng sẽ giải quyết các mâu thuẫn hiệu quả hơn và sẽ phản ứng nhanh hơn trước các yêu cầu, nhất là đối với các sản phẩm và dịch vụ mới - điều này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khi tiến hành những thay đổi cơ cấu. Cuối cùng, với một cơ quan giám sát hợp nhất tính kinh tế về quy mô có thể được phát huy khi cùng chia sẻ một đội ngũ nhân viên có am hiểu chuyên sâu; đầu tư đồng bộ về hệ thống công nghệ và cơ sở hạ tầng thông tin…

Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi sang mô hình giám sát hợp nhất, một số vấn đề cần được lưu ý như phải xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý làm điều kiện cho sự ra đời và hoạt động của một cơ quan giám sát hợp nhất; hiệu quả của quá trình thay đổi có thể bị ảnh hưởng bởi lợi ích riêng nào đó; quá trình hợp nhất là không ngắn nên có thể mất một số cán bộ trụ cột; trong quá trình hợp nhất về mặt kỹ thuật, sự phát triển của thị trường có thể sẽ không nhận được sự giám sát và quản lý một cách thích đáng trong ngắn hạn. Quan trọng hơn, cần quan tâm tới một số mâu thuẫn có thể phát sinh khi quyền lực tập trung vào một cơ quan giám sát duy nhất. Cơ quan này sẽ thực hiện một vai trò kép vừa quản lý giám sát, vừa thực hiện thúc đẩy và phát triển hệ thống tài chính; giám sát là công tác giám sát tính

hiệu quả và giảm nhẹ rủi ro trong khi đó, phát triển lại tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và hoạt động kinh doanh thường gây ra những rủi ro. Hai vai trò này dường như không thể được thực hiện bởi một tổ chức, vì vậy cần phân tách khá rõ ràng giữa các bộ phận thực hiện hoạt động giám sát tài chính và bộ phận thực hiện phát triển hệ thống. Nếu có sự mẫu thuẫn trong hoạt động của hai bộ phận này thì cần phải có một bộ phận quản lý cấp cao thực hiện xem xét và điều phối nhằm điều hòa hoạt động của hai mảng hoạt động đối lập này. Thực ra việc điều hòa và điều phối hoạt động của hai mảng hoạt động đối lập trong cùng một tổ chức sẽ tốt hơn là để nhiều tổ chức cùng tham gia, khi mỗi tổ chức phụ trách một mảng (hoặc là giám sát hoặc là phát triển) với các mục tiêu có thể hoàn toàn đối lập nhau thì khó có thể dàn xếp được sự nhượng bộ giữa các tổ chức.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w