Xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính an toàn và hiệu quả

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 88 - 92)

NGÀNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

3.3.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính an toàn và hiệu quả

Một cơ sở hạ tầng tài chính an toàn và hiệu quả cần được thiết lập. Cơ sở hạ tầng tài chính được hiểu là các cơ sở cung cấp các dịch vụ và thiết bị nhằm củng cố các hoạt động thị trường tài chính như sở giao dịch, phòng thanh toán bù trừ, và các hệ thống chi trả và thanh quyết toán. Các cơ sở này là những mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính. Sự trục trặc của các cơ sở này có thể làm lan rộng các rủi ro có tính hệ thống do các dòng tài chính bị dừng lại, ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và làm lan truyền những cú sốc từ tổ chức này sang tổ chức khác. Do vậy, hoạt động an toàn của cơ sở hạ tầng tài chính là cần thiết cho việc duy trì sự ổn định trong hệ thống tài chính. Cơ sở hạ tầng tài chính cũng cần hoạt động hiệu quả góp phần giảm mâu thuẫn, hạ thấp chi phí và tăng tối đa các lợi ích kinh tế của các trung gian tài chính. Những lợi ích đem lại từ sự an toàn và lành mạnh của cơ sở hạ tầng tài chính cũng phải được cân đối với các chi phí thực hiện. Đặc biệt, cần xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ công tác truyền – nhận, lưu giữ, xử lý và khái thác thông tin tạo điều kiện các cơ quan phối hợp thực hiện giám sát và cảnh báo sớm khủng hoảng.

Kết luận: Xuất phát từ các phân tích thực trạng ở chương 2 và định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam, nội dung của chương 3 tập trung đưa ra các kiến nghị và đề xuất để hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát

chuyên ngành. Đối với các cơ quan giám sát chuyên ngành, nhiệm vụ tiên quyết là tiếp tục nâng cao năng lực giám sát thông qua việc cải tiến các nguyên tắc, nội dung và phương pháp giám sát tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế cũng như các kinh nghiệm thành công ở các quốc gia khác; tăng cường chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở kỹ thuật thông tin phục vụ giám sát. Trong khi chờ đợi một văn bản pháp quy chính thức, các cơ quan giám sát cần chủ động hợp tác để xây dựng một cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin thống nhất thông qua việc ký kết các biên bản hợp tác, trao đổi nhân sự… Về phía Chính phủ và Quốc hội cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động giám sát; luật hóa cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành; đặc biệt là nâng tầm địa vị pháp lý của cơ quan làm đầu mối phối hợp và chịu trách nhiệm giám sát an toàn vĩ mô là UBGSTCQG. Trong dài hạn, cần có lộ trình và những biện pháp cụ thể để chuyển đổi từ mô hình giám sát phân tán hiện nay sang mô hình giám sát hợp nhất.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ đòi hỏi giám sát an toàn vĩ mô của chính thị trường tài chính Việt Nam cũng như các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong giám sát tài chính, việc hoàn thiện cơ chế phối hợp giám sát giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đặt trong bối cảnh của mô hình giám sát phân tán ở Việt Nam là rất cần thiết.

Thực trạng giám sát tài chính ở nước ta hiện nay cho thấy hoạt động giám sát chủ yếu diễn ra độc lập theo từng lĩnh vực của thị trường tài chính; các cơ quan giám sát lại chưa xây dựng được một cơ chế phối hợp hoạt động và chia sẻ thông tin hiệu quả. Điều này đã dẫn đến một số nội dung giám sát có sự chồng chéo trong khi tồn tại “khoảng trống” giám sát trong một số nội dung khác đặc biệt là nội dung giám sát an toàn vĩ mô để đưa ra những cảnh báo rủi ro sớm đối với toàn thị trường tài chính… Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên xuất phát từ nội dung, phương pháp giám sát chưa hoàn thiện của từng cơ quan; mô hình giám sát không còn phù hợp, hệ thống pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ.

Để giải quyết các hạn chế nêu trên, hướng tới xây dựng một hệ thông giám sát hiệu quả cần có sự phối hợp hành động giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành tới các cấp quản lý vĩ mô như Chính phủ hay Quốc hội. Đối với các cơ quan giám sát chuyên ngành, nhiệm vụ tiên quyết là tiếp tục nâng cao năng lực giám sát thông qua việc cải tiến các nguyên tắc, nội dung và phương pháp giám sát tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế cũng như các kinh nghiệm thành công ở các quốc gia khác; tăng cường chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở kỹ thuật thông tin phục vụ giám sát. Trong khi chờ đợi một văn bản pháp quy chính thức, các cơ quan giám sát cần chủ động hợp tác để xây dựng một cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin thống nhất thông qua việc ký kết các biên bản hợp tác, trao đổi nhân sự… Về phía Chính phủ và Quốc hội cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động giám sát; luật hóa cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành; đặc biệt là nâng tầm địa vị pháp lý của cơ quan làm đầu mối phối hợp và chịu trách nhiệm giám sát an toàn vĩ mô là UBGSTCQG. Trong dài hạn, cần có lộ trình và những biện pháp cụ thể để chuyển đổi từ mô hình giám sát phân

tán hiện nay sang mô hình giám sát hợp nhất.

Tuy thị trường tài chính Việt Nam chưa xuất hiện hiện tượng đổ vỡ nhưng với một thị trường tài chính ngày càng phát triển phức tạp và hội nhập sâu vào thị trường quốc tế thì công tác hoàn thiện sự phối hợp hoạt động để nâng cao năng lực giám sát của toàn hệ thống tài chính là rất quan trọng. Một khi thị trường tài chính được giám sát hiệu quả đảm bảo tính an toàn và lành mạnh thì mới có thể tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w