Chưa thiết lập cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành để thực hiện giám sát chéo các lĩnh vực và giám

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 59 - 62)

2.1.Các cơ quan tham gia giám sát trên thị trường tài chín hở Việt Nam

2.2.2 Chưa thiết lập cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành để thực hiện giám sát chéo các lĩnh vực và giám

quan giám sát chuyên ngành để thực hiện giám sát chéo các lĩnh vực và giám sát an toàn vĩ mô của thị trường tài chính

Trong hệ thống giám sát tài chính theo mô hình giám sát chuyên ngành, các cơ quan giám sát cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và hài hòa trong

việc giám sát thị trường tài chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan này ở Việt Nam chưa đạt được kết quả mong đợi. Nếu căn cứ vào ba tiêu chí phản ánh sự hoàn thiện trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát (sự chia sẻ thông tin, các quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cơ quan cũng như sự tồn tại của một báo cáo an toàn vĩ mô) thì mô hình giám sát hiện nay ở Việt Nam chưa đáp ứng được. Việc hoạt động phối hợp giám sát giữa các bên chức năng hiện vẫn mang tính chất sự vụ và việc hợp tác chia sẻ thông tin hạn chế, dừng lại ở chức năng nhiệm vụ của từng bên, khiến việc thực thi gặp không ít khó khăn. Có thể thấy, Cục quản lý- giám sát bảo hiểm và Ủy ban chứng khoán Nhà nước là hai bộ phận cùng trực thuộc Bộ Tài chính, vì vậy, việc chia sẻ thông tin vẫn có thể thực hiện được khi có những vấn đề phát sinh cần cả hai bên giải quyết. Tuy nhiên, giữa Cục quản lý, giám sát bảo hiểm với Ngân hàng Nhà nước hiện nay hầu như chưa có một sự liên kết hay hợp tác nào. Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với cơ chế chia sẻ thông tin giữa NHNN và BHTGVN. Nguồn thông tin đầu vào cho hoạt động giám sát của BHTGVN từ hai nguồn chủ yếu: nguồn thông tin trực tiếp từ các tổ chức tham gia BHTG, bao gồm các loại báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo theo yêu cầu của BHTGVN và các loại báo cáo khác; nguồn thông tin thứ hai từ sự chia sẻ, trao đổi với Ngân hàng Nhà nước. Hai nguồn thông tin này được quy định rõ ràng trong các văn pháp pháp quy. Tuy nhiên, thời gian qua BHTGVN chủ yếu chỉ nhận được nguồn thông tin trực tiếp từ tổ chức tham gia BHTG. Sau sự ra đời của Luật BHTG, BHTGVN bắt đầu nhận nguồn thông tin được chia sẻ từ NHNN thường xuyên hơn nhưng để BHTGVN có thể tiếp cận được nguồn thông tin một cách có hệ thống, kịp thời và đầy đủ hơn thì việc phân định cụ thể về cơ chế chia sẻ thông tin trong các văn bản dưới Luật giữa BHTGVN và NHNN vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Hoạt động giám sát mang tính phân tán tỏ ra chưa hiệu quả khi các quy định liên quan đến cơ chế phối hợp giám sát giữa các đơn vị tham gia giám sát vẫn chưa rõ ràng, đôi khi còn bị chồng chéo giữa các đơn vị. Cơ chế giám sát đối với lĩnh vực chứng khoán của UBCKNN là một ví dụ. Ban giám sát thị trường khi thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán phát hiện ra các vi phạm trong giao dịch

chứng khoán (chẳng hạn, giao dịch nội gián) thì có thể phải xử lý rất nhiều bên liên quan như công ty chứng khoán, công ty niêm yết, nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức. Trong tình huống này, Ban giám sát thị trường không đủ thẩm quyền để xử lý mà phải chuyển các phần liên quan sang các Ban chuyên ngành như Ban quản lý kinh doanh chứng khoán, và Thanh tra. Trong khi đó, Ban Quản lý Kinh doanh chứng khoán cũng thực hiện giám sát đối với các đối tượng vi phạm này. Điều này tạo ra sự chồng chéo trong công việc, và đòi hỏi một cơ chế phối hợp giám sát thật rõ ràng và hiệu quả.

Ở phạm vi rộng hơn, các cơ quan giám sát chuyên ngành cũng chưa thực sự giám sát hiệu quả những tác động từ các đối tượng thuộc phạm vi giám sát chuyên ngành của mình tới các lĩnh vực khác trong thị trường tài chính. Ví dụ như việc giám sát các luồng vốn di chuyển từ các ngân hàng thương mại chuyển vào TTCK và ngược lại cũng như luồng vốn di chuyển giữa thị trường bất động sản, thị trường vàng và thị trường chứng khoán chưa thực sự hiệu quả. Điều này thể hiện ở việc các tổ chức giám sát gặp nhiều khó khăn trong việc công bố các kết quả giám sát và đánh giá. Những diễn biến bất thường trên TTCK Việt Nam từ năm 2009 trở lại đây đã giúp bộc lộ rõ nét những yếu kém trong cơ chế giám sát chứng khoán nói riêng và sự phối hợp giữa các cơ quan giám sát trong việc nhận biết và xử lý mối liên hệ giữa những rủi ro vĩ mô và rủi ro trên thị trường chứng khoán và cụ thể ở đây là tác động tiêu cực từ những biến động trên thị trường tín dụng, thị trường bất động sản lên TTCK.

Cơ quan giám sát chuyên ngành cũng có một phần trách nhiệm trong việc thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thông qua các phân tích kinh tế vĩ mô và thực hiện các cảnh báo với thị trường. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của các cơ quan này vẫn chưa chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm. Ví dụ, cảnh báo rủi ro là hoạt động đòi hỏi NHNN Việt Nam đưa ra được danh sách và số lượng các NHTM được cảnh báo là nằm ngoài xu hướng biến động chung của hệ thống hoặc có những biểu hiện bất thường cần được điều tra, xem xét và làm rõ. Mặc dù vậy, hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam đối với NHTM vẫn chỉ mang tính theo dõi, giám sát một cách riêng lẻ đối với từng NHTM. Việc tổng hợp để thấy được

các xu hướng chung của cả hệ thống ngân hàng trong từng lĩnh vực hoạt động ngân hàng vẫn còn là hạn chế của hoạt động giám sát. Chính vì vậy, việc đánh giá xu hướng chung và phát hiện ra các trường hợp nằm ngoài xu hướng trong hoạt động của hệ thống đang là những việc mà hoạt động giám sát của NHNN cần hoàn thiện. Vấn đề tương tự cũng xảy ra trên thị trường chứng khoán khi mà trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến nay, hầu như rất ít khi các phân tích kinh tế vĩ mô cũng như các cảnh báo sớm thực sự có giá trị cho sự phát triển của thị trường. Đa phần, chỉ khi các biến động đã bắt đầu gây tác động tiêu cực thì mới xuất hiện các báo cáo phân tích và cảnh báo.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w