Cơ quan chịu trách nhiệm chính làm đầu mối phối kết hợp hoạt động giám sát chuyên ngành là UBGSTCQG chưa thực hiện trọn vẹn vai trò

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 62 - 64)

2.1.Các cơ quan tham gia giám sát trên thị trường tài chín hở Việt Nam

2.2.3.Cơ quan chịu trách nhiệm chính làm đầu mối phối kết hợp hoạt động giám sát chuyên ngành là UBGSTCQG chưa thực hiện trọn vẹn vai trò

động giám sát chuyên ngành là UBGSTCQG chưa thực hiện trọn vẹn vai trò của mình.

Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Việt Nam được thành lập với chức năng là một tổ chức tham mưu, tư vấn trực tiếp cho Thủ tướng trong việc điều phối các hoạt động giám sát thị trường tài chính bao gồm hoạt động ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm và giúp Thủ tướng giám sát chung thị trường tài chính. Ở nhiệm vụ tham mưu và tư vấn, Ủy ban đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Cụ thể là, Ủy ban đã tham mưu, tư vấn với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nhận định những yếu tố phát sinh bất thường trên thị trường, Ủy ban đã tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tường Chính phủ về giải pháp xử lý những tình huống phát sinh như báo cáo về tình hình thanh khoản trên thị trường tiền tệ, tình hình tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường; tham gia góp ý các đề án tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ và yêu cầu của các Bộ, ngành liên quan như đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đề án nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, đề án tái cơ cấu đầu tư công; đóng góp ý kiến với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính trong việc xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý, thanh tra, giám sát, định hướng phát triển hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Đồng thời, với mục tiêu dài hạn là thiết lập mạng an toàn tài chính quốc gia nhằm tăng cường hệ thống giám sát vĩ mô để có thể phát hiện kịp thời và cảnh báo sớm các rủi ro, đặc biệt là rủi ro chéo giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, Ủy ban đã tham gia với các đơn vị ngay từ khi xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động của thị trường tài chính và phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ký quy chế phối hợp công tác để tăng cường sự kết hợp, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, điều phối giám sát và công tác tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng.

Tuy nhiên, vai trò điều phối trong hoạt động giám sát của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vẫn chưa được phát huy trọn vẹn. Uỷ ban đã gặp không ít khó khăn trong việc thu thập thông tin từ các Bộ, ngành, tổ chức tài chính phục vụ cho công tác giám sát thị trường tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Các thông tin kiểm tra giám sát thông thường luôn được giữ bí mật và sử dụng cho mục đích riêng của từng cơ quan. Hệ thống dữ liệu thông tin UBGSTCQG nhận từ các Bộ, ngành, các định chế tài chính thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ, chậm về thời gian, gây khó khăn cho công tác phân tích, đánh giá. Mặc dù, Ủy ban được quyền yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm cung cấp định kỳ và đột xuất các thông tin liên quan về tài chính - ngân hàng; được trưng tập các cán bộ của các Bộ, ngành khi cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao. Tuy nhiên, quyền hạn này của UBGSTCQG chưa được các cơ quan giám sát chuyên ngành coi trọng do chưa có một cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan và quyền lực trong điều phối giám sát của Ủy ban cũng chưa được khẳng định. Mặt khác, Ủy ban không được trang bị công cụ để cảnh cáo hoặc xử lý các vi phạm trên thị trường tài chính. Trước những hoạt động vi phạm quy định hoặc tiềm ẩn rủi ro trên thị trường tài chính, UBGSTCQG không có khả năng xây dựng chính sách làm cơ sở cho hoạt động giám sát, đặc biệt là những chính sách có tính chất bao quát toàn bộ thị trường tài chính khi mà những chính sách quản lý của các cơ quan giám sát bộ phận như: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thường chỉ tập trung vào bộ phận mình quản lý. Những nguyên nhân dẫn tới sự thực hiện chưa trọn vẹn vai trò điều phối này sẽ được lý giải cụ thể ở nội dung tiếp theo.

2.3. Đánh giá thực trạng phối hợp giám sát giữa các cơ quan giámsát chuyên ngành ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2013: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành đối với thị trường tài chính Việt Nam (Trang 62 - 64)