Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 46 - 120)

Chính sách cho vay SMEs của ngân hàng

Chính sách cho vay bao gồm chính sách về khách hàng, kỳ hạn nợ, hình thức cho vay, hạn mức cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay, các khoản đảm bảo và chính sách xử lý với các tài sản có vấn đề... Chính sách cho vay đúng đắn, chặt chẽ, hợp lý sẽ thu hút được nhiều SMEs đến vay vốn, tiết kiệm được thời gian, chi phí, và công sức cho cả hai bên, đồng thời khuyến khích được SMEs trả nợ đúng hạn đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng. Từ đó ngân hàng sẽ gia tăng được lợi nhuận, giảm bớt rủi ro, thu được gốc và lãi, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cho vay.

Quy trình cho vay SMEs của ngân hàng

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định

phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát và thu nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng. Các quy trình này có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cho nhau. Dựa vào quy trình cho vay ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Quy trình cho vay còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cho vay và điều chỉnh chính sách cho vay phù hợp với thực tiến. Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình cho vay nhà quản lý ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công trong tương lai, từ đó kiểm soát được những

vốn trung và dài hạn của các SMEs.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với SMEs tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay SMEs hàng năm, nhưng số lượng đã có sự tăng trưởng nhất định do kế hoạch phát triển tăng quy mô của Chi nhánh. Năm 2012, dư nợ trung và hạn đối với các SMEs mới chỉ đạt 33,8 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2011 và đến năm 2013, con số này đã là 34,6, tăng 2,4%. Hiện nay, Chi nhánh không khuyến khích mở rộng quy mô dư nợ với loại hình cho vay trung và dài hạn do tiềm ẩn nhiều rủi ro nên dư nợ tăng trưởng không nhiều. Tuy nhiên, Chi nhánh nên có các chính sách hỗ trợ cho vay trung và dài hạn đối với SMEs hơn, bởi vì, nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn, cấp thiết hơn.

Cơ cấu dư nợ cho vay SMEs theo ngành phần kinh tế

Xét theo ngành kinh tế thì tình hình dư nợ đối theo ngành kinh tế tại MB Thái Nguyên như sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu DNCV SMEs theo ngành kinh tế tại MB Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 12/11 13/12

Giá trị (tỷ đồng) % Giá trị (tỷ đồng) % Giá trị (tỷ đồng) % +/- % +/- % Tổng DNCV SMEs 230 100 294,5 100 432 100 64,5 28 137,5 46,7 Công nghiệp 87,4 38 115,1 39,1 174,9 40,5 27,7 31,7 59,8 51,9 Thương nghiệp, dịch vụ 54,7 23,8 77,5 26,3 130,4 30,2 22,8 41,7 52,9 68,3 Xây dựng 76,4 33,2 86,3 29,3 102,8 23,8 15,6 11 15,8 19,1 Ngành khác 11,5 5 15,6 5,3 23,7 5,5 4,1 35,6 8,1 51,9

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MB Thái Nguyên

Qua bảng 2.6 ta thấy cơ cấu cho vay SMEs chủ yếu tập trung vào 3 ngành là công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Năm 2012, cơ cấu tín dụng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 39,1% tổng dư nợ cho vay, tương ứng với 115,1 tỷ đồng tăng 27,7 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2013 tỷ trọng dư nợcho vay ngành công nghiệp là 40,5% tổng dư nợ cho vay SMEs, tương ứng với 174,9

tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên do Chi nhánh đẩy mạnh cho vay khách hàng tốt trong các lĩnh vực khai khoáng và sản xuất xi măng như công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thái Bảo, doanh nghiệp xây lắp Thắng Anh,… …

Trong giai đoạn nền kinh tế đang khó khăn, Chính Phủ ra chỉ thị cho NHNN thực hiện những giải phápcủa chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô. Triển khai thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, ngày 08/6/2012 Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời ban hành Thông tư số 19/2012/TT-NHNN và Thông tư số 20/2012/TT-NHNN, trong đó, quy định lãi suất huy động tối đa bằng VND có kỳ hạn dưới 12 tháng là 9%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là 13%/năm. Tiếp đó, ngày 09/7/2012, tại Thông báo 198/TB-NHNN, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá, rà soát dư nợ các khoản cho vay cũ, trên cơ sở khả năng tài chính, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa 15%/năm để giúp các doanh nghiệp và hộ dân vượt qua khó khăn, duy trì ổn định và từng bước phát triển sản xuất kinh doanh.

Sang năm 2013, cùng với việc ban hành Thông tư số 10/2013/TT-NHNN Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ và Thông tư số 15/2013/TT- NHNN Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ, lãi suất tiền gửi ngắn hạn chỉ còn ở mức 7%/năm và các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Lãi suất các khoản vay cũ đã về dưới 13%/năm, lãi suất cho vay các khoản mới kỳ hạn ngắn chỉ còn 8 - 9%/năm [15]. Trong tình hình đó, nhu cầu vốn vay ngắn hạn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ cũng ngày một tăng cao do nhu cầu giải quyết sự thiếu hụt vốn lưu động. Năm 2012, tỷ trọng dư nợ cho vay ngành thương nghiệp dịch vụ là 77,5 tỷ đồng tăng 22,8 tỷ đồng, tương ứng với 41,7% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ ngành thương nghiệp dịch vụ là 130,4 tỷ đồng, tăng 52,9 tỷ đồng, tương ứng với -68,3% so với năm 2012. Sự tăng nhanh trong dư nợ ngành thương nghiệp là do kế hoạch phát triển của Chi nhánh nhằm tăng quy mô và tăng dư nợ cho vay đặc biệt là

đối với khách hành làm trong lĩnh vực phân phối sản phẩm. Hiện nay, doanh nghiệp thương mại có quan hệ với MB Thái Nguyên chủ yếu là các doanh nghiệp phân phối thực phẩm, phân phối trang thiết bị y tế và văn phòng,như doanh nghiệp tư nhân Thế giới số, công ty thương mại cổ phần Đất Việt,… và các doanh nghiệp thương mại vận tải có nhu cầu vay vốn để mua sắm xe ô tô phục vụ cho quá trình mở rộng quy mô doanh nghiệp, …

Trái ngược với sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ, dư nợ cho vay SMEs hoạt động trong ngành xây dựng cũng có tăng nhưng không đáng kể. Năm 2012, dư nợ cho vay SMEs ngành xây dựng là 86,3 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2011. Năm 2011 được đánh giá là năm ảm đạm nhất của thị trường bất động sản và xây dựng khi các giao dịch trên thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng, đặc biệt là phân khúc nhà cao cấp, lượng hàng tổn kho về căn hộ liền kề và căn hộ chung cư luôn ở mức cao. Đứng trước tình hình trên, Chi nhánh cũng hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, đây cũng là những đối tượng khách hàng mà NHNN chỉ thị hạn chế cho vay bởi mức độ rủi ro cao. Do vậy, Chi nhánh luôn cân nhắc lựa chọn những doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tốt, vay vốn với thời hạn ngắn và trung hạn như các công ty cổ phần xây dụng san lấp, công ty cổ phần quản lý xây dựng,… hay chỉ lựa chọn các công trình có nguồn thanh toán thật sự chắc chắn mới cấp tín dụng. Cùng với kế hoạch tăng quy mô và tăng trưởng tín dụng của chi nhánh, năm 2013, dư nợ ngành này là 102 tỷ đồng, tăng 15,8 tỷ đồng tương ứng với 19,1% so với năm 2012.

Cơ cấu dư nợ cho vay SMEs theo TSĐB

Đây là một chỉ tiêu phản ánh rõ nét hoạt động cho vay của Chi nhánh có được bảo đảm an toàn hay không. Về nguyên tắc, TSĐB là một điều kiện và cũng là cơ sở quan trọng để Chi nhánh xem xét mức độ cho vay, phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý để thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp vay vốn, do đó dư nợ cho vay SMEs có TSĐB càng cao càng an toàn cho Chi nhánh.

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay SMEs theo TSĐB

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)

Tổng DNCV SMEs 230 100 294,5 100 432 100

Dư nợ có TSĐB 176 76,5 231,2 78,5 345 81

Dư nợ không có TSĐB 54 23,5 63,3 21,5 87 19

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MB Thái Nguyên

Nếu như tỷ lệ dư nợ cho vay có TSĐB của toàn Chi nhánh giai đoạn năm 2011-2013 lần lượt là 75%, 77%, 79,5% thì qua bảng 2.7 có thể thấy tỷ lệ này ở SMEs luôn ở mức cao hơn. Chi nhánh luôn thận trọng trong việc cho vay đối với các SMEs, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn. Năm 2011 tỷ lệ này là 76.5%, năm 2012 là 78.5%, năm 2013 là 81%.

Cũng như nhiều ngân hàng khác, điều kiện để vay không có TSĐB của MB Thái Nguyên là rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp phải đạt được các điều kiện sau: Báo cáo tài chính được kiểm toán, xếp hạng tín dụng đạt hạng từ A trở lên, hệ số thanh toán ngắn hạn > 1 lần, hệ số tự tài trợ > 15%, tỷ lệ ROE > 5%, chấp hành tốt các quyđịnh, quy chế tín dụng của ngân hàng. Các khách hàng đáp ứng được điều kiện này thường là các doanh nghiệp nhà nước, hoặc có vốn nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân lớn. Nếu thẩm định không kỹ rủi ro xảy ra với khách hàng làm ăn thua lỗ không trả được nợ ngân hàng, ngân hàng không có nguồn thu nợ thứ hai là bán tài sản thế chấp nên có thể mất trắng khoản vốn cho vay. Hiện nay khách hàng có dư nợ tín dụng lớn được vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh như Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty luyện kim màu và một số công ty khác trong ngành công nghiệp khai khoáng. Một số doanh nghiệp tư nhân lớn cũng được vay ưu đãi với số lượng TSĐB không đáng kể như Doanh nghiệp Hợp tác xã Chiến Công, Doanh nghiệp thép Thái Hưng,…

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây tỷ trọng dư nợ có TSĐB đã có sự tăng lên và dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp có TSĐB vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao trong quy mô DNCV SMEs. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay các SMEs ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn, có khả năng trả nợ cao hơn, vì thế, dư nợ cho vay và cho vay không có TSĐB cũng cần được Chi nhánh chú trọng quan tâm mở

rộng hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào cho vay có TSĐB cũng an toàn hơn cho vay không có TSĐB, mức độ khả thi của dự án, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực sử dụng vốn mới thật sự là điều quan trọng, đảm bảo cho khoản tín dụng tránh rủi ro, Chi nhánh tránh các tổn thất. Vì vậy, Chi nhánh nên quan tâm tới hình thức cho vay này nhiều hơn nữa, có thể cho các SMEs vay tín chấp nhiều hơn - tất nhiên là có chọn lọc đối với các doanh nghiệp có uy tín, có tình hình kinh doanh tốt, có hiệu quả và có năng lực...

2.2.2. Nợ quá hạn, nợ xấu của SME

Chỉ tiêu nợ quá hạn được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời hạn cho vay, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng, mặt khác có thể dẫn đến nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng và có thể dẫn đến việc ngân hàng bị phá sản nếu ngân hàng không có kế hoạch dự phòng hợp lý.

Chỉ tiêu Năm2011 Năm2012 Năm2013 Chênh lệch % 12/11 13/12

Nợ quá hạn SMEs (tỷ đồng) 4 7,4 24,2 85 227

- Nợ cần chú ý SMEs (nhóm 2) (tỷ đồng) 2,7 5,3 20 96,3 277 - Nợ xấu SMEs ( nhóm 3,4,5) (tỷ đồng) 1,3 2,1 4,2 61,5 100 Dư nợ cho vay SMEs (tỷ đồng) 230 294,5 432 28 46,7 Tỷ lệ NQHD NNVV/dư nợ SMEs (%) 1,75 2,5 5,6

Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn của SMEs (%) 32,5 28,4 17,3 Tỷ lệ nợ xấu SME/dư nợ SMEs (%) 0,55 0,72 0,97 Tỷ lệ nợ xấu DN lớn/dư nợ DN lớn (%) 0,1 0,2 0,3

Tỷ lệ nợ xấu KHCN/dư nợ KHCN (%) 0,35 0,47 0,68

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của SMEs tại MB Thái Nguyên

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MB Thái Nguyên

So sánh với cả hệ thống ngân hàng Quân đội thì chất lượng tín dụng của MB Thái Nguyên được xếp vào hạng khá tốt khi các chỉ số tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

đều thấp hơn trung bình ngành và thấp hơn hệ thống ngân hàng Quân đội. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 4.08% thì MB là 1.59%, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng là 3.79% thì tỷ lệ nợ xấu của MB cũng ở mức 2.46% so với tổng dư nợ. Đây là một tín hiệu hết sức khả quan và tích cực đối với một Chi nhánh mới thành lập và đang trong quá trình mở rộng quy mô cùng. Tuy nhiên, xem xét một các kỹ lưỡng và cụ thể hơn thì có thế thấy được xu hướng gia tăng của các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng về nợ xấu và nợ quá hạn mà các nhà quản lý Chi nhánh cần phải xem xét trong quá trình mở rộng quy mô của Chi nhánh, đặc biệt là đối với đối tượng đang nhận được nhiều ưu đãi của Nhà nước cũng như Ngân hàng thông qua các chính sách nới lỏng điều kiện cho vay và hỗ trợ lãi suất là các SMEs.

Cùng với khó khăn chung của toàn hệ thống ngân hàng trong vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu, trong giai đoạn năm 2011-2013, chất lượng tín dụng của ngân hàng Quân đội có phần giảm sút khi tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng. Nợ xấu năm 2011 của SMEs của MB Thái Nguyên mới là 1,3 tỷ đồng, năm 2012 tăng 61,5% và đến cuối năm năm 2013 tăng gấp đôi so với năm 2012 và có giá trị là 4,2 tỷ đồng.

Đơn vị: %

Biểu 2.4: Tỷ lệ nợ xấu tại MB Thái Nguyên

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MB Thái Nguyên

Qua biểu đồ cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của SMEs mặc dù không cao nhưng lại cao hơn so với doanh nghiệp lớn, khách hàng cá nhân vả cao hơn so

với toàn chi nhánh. Đặc biệt năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn SMEs tăng đến 124% so với năm 2012 và ở mức 5.6% so với dư nợ SMEs. Giai đoạn năm 2011-2013 là giai đoạn khó khăn của tình hình kinh tế khi mà các chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát của NHNN bắt đầu có hiệu lực, chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất của Ngân hàng vẫn còn mức cao khiến cho các doanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận với vốn ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng với lãi suất cao nhưng tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn, trở ngại trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nên đành phải duy trì sản xuất ở mức cầm chừng. Trong tình hình đó, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mở rộng quy mô, Chi nhánh vẫn cố gắng kiểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 46 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w