Các biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mạinghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 52 - 56)

CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. Các biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mạinghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay là quan trọng mang lại phần lớn thu nhập và lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của các NHTM nhưng luôn đi kèm những rủi ro không hề nhỏ. Để có thể bảo vệ mình trước những rủi ro trong hoạt động cho vay, NHTM cần có những biện pháp cụ thể để kiểm soát rủi ro và hạn chế rủi ro ở mức độ thấp nhất có thể. Các biện pháp đó bao gồm:

1.4.1. Tuân thủ chính sách và quy trình cho vay

Đứng trên giác độ của ngân hàng nói chung và của Chi nhánh nói riêng, đây là một công việc rất cần thiết trong việc cho vay để đảm bảo an toàn vốn cho vay. Việc tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay giúp ngân hàng kiểm soát được hoạt động của các cán bộ, các phòng ban có liên quan trong việc cho vay, đồng thời đảm bảo việc kiểm tra lẫn nhau giữa các phòng ban, đảm bảo tính chính xác, trung thực trong tác nghiệp của cán bộ tín dụng… từ đó giúp nâng cao chất lượng cho vay và tăng hiệu quả hoạt động tín dụng.

1.4.2. Đánh giá, xếp hạng khách hàng cho vay

Xếp hạng tín dụng (XHTD) là kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng do các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh quy tín tín dụng

của người vay nợ. XHTD SMEs cung cấp các thông tin và báo cáo chuẩn mực về rủi ro tín dụng ở cấp độ tổng thể như: danh mục đầu tư tín dụng toàn hàng, chi tiết tới từng vùng, khu vực địa lý, ngành hàng, lĩnh vực kinh tế, loại doanh nghiệp, loại hình TSĐB, loại sản phẩm hoặc thậm chí tới từng khoản tín dụng riêng lẻ; sau đó xem xét ở từng thời điểm hay kết quả hoạt động của cả một thời kỳ dài… Kết quả XHTD ở mức thấp, thì rủi ro khi cho vay càng cao và ngược lại. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM thường lựa chọn SMEs có kết quả xếp hạng ở mức nhất định. Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay SMEs có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTD sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác XHTD còn là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho SMEs tốt hay “cảnh báo sớm” để có biện pháp kịp thời đối với SMEs có hạng tín nhiệm thấp.

Đứng trên giác độ của ngân hàng nói chung và Chi nhánh ngân hàng nói riêng, việc sử dụng kỹ thuật xếp hạng tín dụng SMEs thực sự quan trọng trong vấn đề lựa chọn và quyết định cho vay. Đánh giá khách hàng càng đúng, càng sát với tình hình thực tế của khách hàng bao nhiêu thì lại càng đảm bảo cho chất lượng của khoản vay đó tốt. Để có được sự đánh giá tốt, bên cạnh phải có được bộ chỉ tiêu đáng giá chuẩn được nghiên cứu từ Hội sở, còn phải kể đến năng lực, trình độ của các cán bộ tín dụng, người trực tiếp thu thập và nhập dữ liệu vào mô hình XHTD nội bộ của ngân hàng và là người trực tiếp đánh giá các chỉ tiêu định lượng của khách hàng. Căn cứ vào kết quả XHTD nội bộ, Chi nhánh sẽ phán quyết mức cho vay tối đa đối với từng SMEs sao cho đảm bảo khả năng thu hồi được vốn cho mình là tôt nhất.

1.4.3. Công tác thẩm định cho vay

Khi đến ngân hàng để xin được cấp tín dụng, SMEs phải mang đến một bộ hồ sơ về dự án hoặc phương án SXKD. Thẩm định giúp ngân hàng xem xét một cách toàn diện các mặt của dự án để xác định tính khả thi của dự án, phương án có

phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng không từ đó đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không. Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán phức tạp. Chất lượng công tác thẩm định tốt sẽ đánh giá được chính xác về khách hàng (uy tín, năng lực pháp lý, khả năng quản lý và sử dụng vốn, khả năng tài chính, dự án SXKD có khả thi hay không) từ những nhận định đó về SMEs ngân hàng sẽ có quyết định có nên cấp tín dụng cho SMEs hay không. Công tác thẩm định tốt sẽ cung cấp vốn kịp thời đến SMEs kinh doanh đang thiếu vốn, tăng hiệu quả kinh doanh cho khách hàng, mặt khác ngân hàng cũng tăng thêm được lợi nhuận của mình. Do vậy, các ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng thường rất quan tâm và chú trọng đến chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay SMEs. Chất lượng thẩm định khách hàng tốt sẽ dẫn đến những quyết định cho vay đúng đắn và chất lượng khoản vay được đảm bảo.

1.4.4. Nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo

Theo Khoản 7, Điều 3 Nghị định 163//2006/NĐ- Chính phủ (29/12/2006) về giao dịch bảo đảm thì TSĐB là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. TSĐB tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản. TSĐB là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa. TSĐB là các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch. TSĐB là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khá.

TSĐB được xem là cái phao cuối cùng giúp ngân hàng thu hồi khoản cho vay có vấn đề và là căn cứ quan trọng để ngân hàng trích lập dự phòng cụ thể một cách chính xác, đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng. Khi khách hàng không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có thể thanh lý TSĐB để thu hồi nợ.

Đứng trên giác độ của ngân hàng nói chung và Chi nhánh ngân hàng nói riêng, việc

định giá TSĐB một cách chính xác, đúng với giá trị thực tế rất quan trọng, giúp ngân hàng đưa ra hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng dựa trên TSĐB một cách hợp lý đồng thời, việc phân loại và trích lập dự phòng của khoản vay được thực hiện chính xác, đảm bảo an toàn cho khoản cho vay của ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w