Đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MB Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 81 - 91)

Biểu 2.4: Tỷ lệ nợ xấu tại MB Thái Nguyên

2.4. Đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MB Thái Nguyên

2.4.1. Kết quả đạt được

Qua việc phân tích thực trạng chất lượng cho vay SMEs, có thể thấy hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các khách hàng này đang có những chuyển biến tích cực. Nhận thức được tầm quan trọng của các SMEs trong nền kinh tế hiện nay, trong những năm qua Chi nhánh không chỉ quan tâm và tập trung vào các khách hàng truyền thống, các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn, mà còn chú ý nhiều đến các SMEs, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng này. Đồng thời Chi nhánh cũng thực hiện đúng các quy định, chỉ thị về cho vay đối với các SMEs của Nhà nước, của hệ thống ngân hàng, và của cả Chi nhánh nói riêng. Những kết quả, thành tựu nổi bật mà Chi nhánh thu được từ cho vay SMEs là:

Thứ nhất, tăng trưởng của dư nợ cho vay SMEs đạt kết quả khả quan

Dư nợ cho vay SMEs không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2011, DNCV SMEs mới chỉ dừng lại ở con số 230 tỷ đồng, chiếm 24% trong tổng DNCV của Chi nhánh, thì chỉ sau 2 năm, DNCV SMEs đã tăng 87,8%, đạt 432 tỷ đồng, chiếm 28% trong tổng DNCV toàn Chi nhánh. Để đạt được kết quả như vậy, ngân hàng đã sử dụng nhiều chính sách khách hàng mềm dẻo lại rất linh hoạt đã giúp cho ngân hàng không những đã giữ được khách hàng cũ, khách hàng truyền thống mà còn thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng mới. Đồng thời Chi nhánh cũng tích cực tham gia đồng tài trợ với các Chi nhánh khác để cho vay những dự án tốt, đem lại hiệu quả cao (như dự án mỏ sắt Trại Cau). Đây là những bước chuyển biến phát triển của MB Thái Nguyên, nó phù hợp với chủ trương chính sách, đường lối kinh tế của Nhà nước.

Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu của cho vay SMEs thấp hơn trung bình ngành và thấp hơn hệ thống ngân hàng TMCP Quân đội

Năm 2011, trong khi tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng và MB lần lượt là 3,6% và 1,59% thì tỷ lệ nợ xấu cho vay SMEs tại MB Thái Nguyên là 0,55%. Đến năm 2013, tỷ lệ này của hệ thống ngân hàng và MB lần lượt là 3,79%; 2,46% trong khi tỷ lệ nợ xấu cho vay SMEs tại MB Thái nguyên là 0.97%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng và MB.

Thứ ba, chênh lệch thu chi lãi từ hoạt động cho vay SMEs không ngừng tăng

Năm 2011, chênh lệch thu chi lãi từ cho vay SMEs là 9,8 tỷ đồng thì năm 2013 đã tăng lên là 16,8 tỷ đồng. Chi nhánh đã đưa ra những cơ chế cho vay phù hợp, bước đầu giải quyết một phần bức thiết nhu cầu về vốn cho các SMEs đầu tư phát triển. Chênh lệch thu chi lãi hoạt động cho vay SMEs đã mang lại thu nhập khá lớn cho Chi nhánh. Năm 2013, cho vay SMEs đã mang lại cho Chi nhánh 16,8 tỷ đồng thu nhập ròng, chiếm 39,4% trên tổng thu thuần của Chi nhánh. Hoạt động này không những đã mang lại nguồn thu từ lãi quan trọng cho Chi nhánh mà còn mở rộng và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Chi nhánh và khách hàng. Từ đó, tạo điều kiện cho Chi nhánh cung cấp dịch vụ cho khách hàng như mở tài khoản,

thanh toán... mang lại nguồn thu phí không nhỏ cho Chi nhánh. Điều này dã cho thấy định hướng mở rộng và phát triển cho vay có chọn lọc SMEs của Chi nhánh là đúng đắn, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng hoan nghênh, họat động cho vay của Chi nhánh đối với SMEs còn nhiều bất cập, hạn chế tồn tại cần khắc phục.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế

Mặc dù đã có sự quan tâm đến công tác cho vay SMEs, coi SMEs là khách hàng tiềm năng quan trọng, cho vay SMEs là khu vực quan trọng trong chiến lược phát triển của Chi nhánh những hoạt động cho vay đối với các SMEs tại Chi nhánh vẫn bộc lộ những hạn chế.

Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của SMEs tăng.

Tỷ lệ nợ xấu trong DNCV SMEs tại MB Thái Nguyên tuy ở mức tương đối hợp lý (nhỏ hơn 2%) và thấp hơn mặt bằng của một số ngân hàng TMCP khác nhưng vẫn luôn cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của mọi đối tượng khách hàng. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu SMEs là 0,97% trong khi tỷ lệ nợ xấu DN lớn là 0,3% và tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân là 0,68%.

Tỷ lệ nợ xấu cũng như quá hạn SMEs của MB Thái Nguyên có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. MB Thái Nguyên có mức tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,56% năm 2012 và 0,82% năm 2013 trong đó tỷ lệ nợ xấu với SMEs là 0,72% năm 2012 và tăng lên là 0,97% năm 2013.

Biểu đồ 2.5: Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn SMEs tại MB Thái Nguyên Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MB Thái Nguyên Điều này cho thấy hoạt động tín dụng SMEs chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao hơn so với các đối tượng khác. Yêu cầu đặt ra là Chi nhánh phải có những giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn để giải quyết tình trạng này, tạo cơ sở vững chắc cho sự tiếp tục mở rộng dư nợ đối với khách hàng là SMEs.

Thứ hai, tỷ lệ chênh lệch thu chi lãi từ cho vay SMEs trên dư nợ cho vay SMEs có xu hướng giảm

Tỷ lệ chênh lệch thu chi lãi từ cho vay SMEs trên dư nợ cho vay SMEs năm 2011 là 4,3% thì sang năm 2013 chỉ còn 3,8%. Đây là dấu hiệu không tốt về chất lượng cho vay SMEs khi khả năng sinh lãi từ một đồng vốn cho vay SMEs bị suy giảm

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân từ phía Chi nhánh Chưa áp dụng triệt để quy trình cho vay

Quy trình cho vay đối với SMEs tuy có nhiều thay đổi đáng kể, song vẫn còn khá rườm rà với nhiều khâu, nhiều công đoạn... Yêu cầu về hồ sơ xin vay vốn của Chi nhánh đòi hỏi cao, nhiều thủ tục, nhiều giấy tờ. Quy trình xét duyệt hồ sơ từ lúc xin vay vốn đến khi giải ngân phải thông qua nhiều khâu, nhiều bước nên mất nhiều thời gian và gây khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn nên một số cán bộ tín dụng

chưa tuân thủ đúng quy trình tín dụng để giảm thời gian hoàn thiện tủ tục hồ sơ cho khách hàng. Khâu thẩm định tín dụng nhiều khi làm dựa trên kinh nghiệm, không được làm chặt chẽ, do áp lực về thời gian tiến độ công việc và sự vất vả trong việc quy trình liên quan tới nhiều phòng ban.

Công tác thẩm định còn phức tạp nhưng chưa thực sự hiệu quả.

Mặc dù quy trình cho vay phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước thẩm định nhưng chất lượng công tác thẩm định còn chưa được đảm bảo, nhiều khoản vay qua thẩm định kết luận là có chất lượng đảm bảo xong kết quả là tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn ở mức khá cao.

Việc kiểm tra,giám sát các khoản vay còn yếu kém.

Các nhân viên tín dụng chưa thực sự quan tâm tới việc xem khách hàng có sử dụng tài sản đúng mục đích hay không, cũng như thẩm định lại tài sản định kỳ và nguồn thu nhập trả nợ. Việc này ảnh hưởng tới nguy cơ khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, mất TSĐB. Tình hình nợ xấu có xu hướng tăng một phần do công tác giám sát và kiểm tra sau vay chưa được quan tâm đúng mức, thường mang tính chiếu lệ, do công tác này chưa có sự chuyên môn hoá vẫn do cán bộ tín dụng đảm nhận và chịu trách nhiệm.

Chất lượng cán bộ, nhân viên của Chi nhánh chưa đồng đều, nhiều cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm thực tiễn

Do không phân tích đầy đủ khả năng quản lý kinh doanh, báo cáo tài chính một cách chính xác nên nhiều quan hệ khách hàngvà thẩm định tín dụng không biết năng lực thực sự của khách hàng, khi họ kinh doanh thua lỗ sẽ kéo ngân hàng vào cuộc cùng hứng chịu tổn thất. Trình độ của nhiều cán bộ tín dụng còn hạn chế, phân tích thẩm định dự án kém nên nhiều khi cho vay mà không đánh giá được tính khả thi của dự án.

Theo quy định đánh giá TSĐB của MB hội sở, tài sản của khách hàng mang đi cầm cố và thế chấp tại ngân hàng được phép định giá cao gấp 3 lần so với giá của

Nhà nước ban hành. Trong khi đó, kiến thức về xã hộivề thị trường của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế cũng gây cho món vay có khả năng bị rủi ro trong trường hợp khoản vay gặp vấn đề cần thanh lý TSĐB. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, khách hàng đã không nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, không phân tích được cung cầu của thị trường dẫn đến mặt hàng kinh doanh bị ứ đọng. Nếu cán bộ tín dụng là người có kiến thức, có kinh nghiệm sẽ phân tích tốt tình hình thị trường, giá cả, cung cầu, hiểu biết và có kinh nghiệm sẽ tư vấn cho khách hàng tránh được thiệt hại trong kinh doanh thì tiền vay của ngân hàng mới tránh được rủi ro.

Chi nhánh thiếu thông tin tín dụng về khách hàng SMEs

Để quyết định cho vay đối với một khách hàng, Chi nhánh phải có một quá trình lựa chọn, thu thập thông tin, xử lý các thông tin đó một cách xác thực. Việc thu thập, khai thác và sử dụng nguồn thông tin khách hàng tại Chi nhánh vẫn còn hạn chế. Để có thể chọn lọc, đưa ra thông tin chính xác không phải là điều dễ dàng với Chi nhánh. Bởi có nhiều doanh nghiệp che dấu tình hình tài chính hiện tại của mình, làm cho công tác thu thập thông tin của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, quy trình thu thập thông tin khách hàng tại Chi nhánh được thực hiện bởi chính các cán bộ tín dụng của ngân hàng. Phòng phát triển khách hàng tại Hội sở sẽ cung cấp danh mục các doanh nghiệp có lịch sử hoạt động tương đối tốt cho từng Chi nhánh. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp đi tiếp cận và khai thác thông tin của khách hàng. Thông tin từ trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (CIC) được sử dụng ở mức độ hạn chế khi khách hàng có nhu cầu thực hiện vay vốn thực sự bởi để có được thông tin về lịch sử tín dụng từ CIC, Chi nhánh phải mất một khoản phí bắt buộc. Bên cạnh đó, SMEs chưa từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng không có thông tin trên CIC để đánh giá. Cán bộ tín dụng buộc phải tận dụng các mối quan hệ sẵn có để thu thập thêm thông tin về khách hàng. Vì thế, thông tin khách hàng thường mang tính chủ quan. Hơn nữa, sự tìm hiểu thông tin không kỹ càng, phân tích thông tin không kỹ lưỡng làm cho công tác thu hồi nợ sau này của Chi nhánh trở nên khó khăn.

Đối tượng cho vay của Chi nhánh chưa đa dạng

Chi nhánh chủ yếu đáp ứng nhu cầu vay vốn của một số doanh nghiệp có mối quan hệ truyền thống, các công ty xây dựng, khai khoáng mà chưa mở rộng thị trường tín dụng sang các đối tượng trong khu công nghiệp. Điều này có thể gây thiệt hại cho Chi nhánh khi rủi ro tín dụng không được phân tán đều giữa các khách hàng trong các ngành nghề khác nhau.

Nguyên nhân từ phía các SMEs

Năng lực quản lý, năng lực lập dự án và thực hiện dự án của các SMEs còn hạn chế

Đội ngũ quản lý của SMEs còn nhiều hạn chế về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng quản lý. Số lượng SMEs có quản lý giỏi, trình độ chuyên môn cao còn thấp, chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản trị kinh doanh. Do yếu về năng lực quản lý, SMEs thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh, uy tín trên thị trường... dẫn đến tình trạng SXKD, khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp không hiệu quả. Do đó nhiều SMEs khó khăn trong việc trả nợ Chi nhánh.

Ngoài ra, yếu kém và hạn chế trong lập và trình bày dự án, thực hiện dự án, làm cho SMEs khó tiếp cận được với nguồn vốn Chi nhánh và khả năng trả nợ cho Chi nhánh. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội vay vốn kinh doanh, làm cho Chi nhánh ngần ngại, e dè khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Đạo đức kinh hoanh của SMEs chưa tốt, gây mất uy tín đối với ngân hàng Nhiều SMEs sau khi đã vay được vốn, lợi dụng lòng tin, sự giám sát thiếu chặt chẽ của Chi nhánh đã sử dụng vốn vay vào các mục đích khác nhằm trục lợi cá nhân, hoặc đầu tư vào những dự án bất hợp pháp. Những khoản vay đó trở thành nợ khó đòi, nợ xấu nếu không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ, và biện pháp xử lý kịp thời của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, có không ít SMEs lại có hiện tượng chây ì, dây dưa, chần chừ trong việc trả nợ cho Chi nhánh. Điều đó làm giảm chất lượng cho vay, ảnh hưởng đến Chi nhánh.

SMEs thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng.

Hầu hết các SMEs không có Báo cáo tài chính hoặc có nhưng không phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Hệ thống sổ sách kế toán, phương pháp hạch toán của doanh nghiệp... không đầy đủ, thiếu tính minh bạch.

Năng lực kế toán, kiểm toán tại SMEs còn nhiều hạn chế, yếu kém, mang tính đối phó của doanh nghiệp... gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng và thẩm định tín dụng đánh giá đúng năng lực thực sự của khách hàng để có quyết định cho vay hợp lý.

Chất lượng TSĐB của SMEs thường thấp. Chủ yếu là những máy móc thiết bị chuyên ngành, hàng tồn kho, bất động sản có tính thanh khoản thấp. Nhiều doanh nghiệp còn phù phép TSĐB bằng cách kê khai cao hơn rất nhiều lần so với giá trị thật khiến cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong vấn đề định giá TSĐB và xác định số tín dụng được cấp trên cơ sở giá trị của TSĐB

Nguyên nhân khách quan khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, còn phải xét đến những nguyên nhân khách quan. Môi trường pháp lý, điều kiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong nước, tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới... cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay SMEs của Chi nhánh trong những năm gần đây.

Môi trường kinh tế thiếu ổn định, có nhiều biến động xảy ra.

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp. Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, giá vàng, ngoại tệ, giá dầu mỏ, lương thực... biến động liên tục, thị trường chứng khoán tụt dốc... Nền kinh tế thế giới chao đảo tác động đến các SMEs trong nước. Kinh tế trong nước khó khăn, lạm phát tăng cao..., kéo theo hoạt động SXKD của SMEs đều khó khăn, suy giảm. SMEs lại phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn do kinh tế Việt Nam có sự hội nhập sâu với kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), làm cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng, làm ăn không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp phá sản dẫn đến không trả được nợ cho Chi nhánh.

Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản nói riêng. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, năm 2012 có khoảng 2600 đơn vị thuộc ngành xây dựng & kinh doanh BĐS ngừng hoạt động và giải thể, trong đó 81% là doanh nghiệp xây dựng còn lại là kinh doanh bất động sản [16]. Do chịu tác động của ngành bất động sản bị trầm lắng và chính sách kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công của Chính phủ cùng với sự phát triển chậm của thị trường xây dựng và ngành công nghiệp cơ khí, đóng tàu những ngành sử dụng nhiều thép nên nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng giảm mạnh, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất thép.Giá quặng sắt trong nước giảm do nhu cầu từ các nhà máy thép Trung Quốc bắt đầu chậm lại.

Bên cạnh đó là sự tràn lan của các mặt hàng giá rẻ, SMEs phải đối mặt với nạn buôn lậu, hàng giả, hàng nhái. Sự tràn ngập của hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc giá rẻ, trở thành trở ngại lớn của các SMEs, làm hoạt động SXKD của các doanh nghiệp chân chính chịu nhiều khó khăn, thua lỗ. Ngoài áp lực sản phẩm bị tiêu thụ chậm, doanh nghiệp thép Việt Nam nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng đang chịu sức ép từ thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc. Thép Trung Quốc tại Việt Nam có giá rẻ hơn thép trong nước, bởi các doanh nghiệp thép Trung Quốc được hưởng lãi vay rất thấp, chỉ bằng 1/3 lãi suất các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu. Đồng thời, với khả năng sản xuất số lượng lớn, họ có lợi thế lớn về giá [9].Vì vậy, sự đầu tư và mở rộng cho vay trung và dài hạn của NHTM để đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, cơ cấu lại doanh nghiệp hết sức cần thiết với SMEs. Tuy nhiên, với những khó khăn như vậy, Chi nhánh cũng rất e ngại khi cho doanh nghiệp vay vốn.

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu sự đồng bộ.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tuy có sự đổi mới, chỉnh sửa, cải tiến liên tục, nhưng vẫn thiếu sự đồng bộ, chặt chẽ, chưa đủ sức điều chỉnh những diến biến phức tạp trong hoạt động thực tế của ngân hàng và SMEs. Nhà nước vẫn chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính thật sự hiệu quả đối với sự phát triển của SMEs. Các quy định về bảo đảm tiền vay, bảo lãnh vay vốn khi vay vốn Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w