GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MB THÁI NGUYÊN
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MB Thái Nguyên
3.2.1. Tuân thủ chính sách, quy trình tín dụng 3.2.1. 1. Tuân thủ quy trình cho vay
Để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan và các biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định xét duyệt cho vay, đảm bảo tính khách quan, kịp thời phát hiện các khách hàng kém hiệu quả, dự án kém khả thi, MB Thái Nguyên cần tuân thủ chính xác quy trình xét duyệt thẩm định và cho vay, và thực hiện kiểm tra giám sát tình hình luân chuyển vốn vay. Đây được coi là giải pháp thường trực trong hoạt động cho vay, không được coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua một khâu nào. Do đó, hoạt động cho vay phải thực hiện đúng quy trình, lựa chọn khách hàng kỹ lưỡng, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Thông thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Trong quy trình cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động SXKD của khách hàng. Công việc này là thường xuyên tiếp tục mối quan hệ qua lại với khách hàng bằng cách gọi điện hỏi thăm tình hình, tham quan cơ sở sản xuất, nghe ngóng thông tin về khách hàng cũng như phương án SXKD… để biết được sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không; tình hình SXKD có biến chuyển bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ gì không… Hiện nay, định kỳ hàng tháng cán bộ tín dụng của MB Thái Nguyên đều xuống xem xét và đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều hành vi phù phép hoạt động kinh doanh do biết lịch trình giám sát của cán bộ tín dụng.
Vì vậy, MB Thái Nguyên nên tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay, rút ngắn
khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra, nên định kỳ 2 tuần hoặc đột xuất xuống kiểm tra, theo dừi tiến độ hoạt động của phương ỏn, dự ỏn SXKD. Cú như vậy, cỏn bộ và Chi nhánh MB Thái Nguyên mới có thể phát hiện những sai sót nếu có và tìm biện pháp sửa chữa kịp thời, đảm bảo chất lượng cho các khoản vay.
3.2.1.2. Đa dạng hóa các ngành nghề cho vay
Chi nhánh cần đa dạng hoá ngành nghề cho vay, không nên tập trung quá mức vào một lĩnh vực nhất định. Trong thời gian qua Chi nhánh đã cho vay quá mức vào doanh nghiệp sắt thép nên khi ngành này gặp khó khăn Chi nhánh đã phải gánh chịu những rủi ro rất lớn. Vì vậy thời gian tới Chi nhánh cần tái cấu trúc lại danh mục đầu tư để có những tỷ lệ cho vay phù hợp, mở rộng cho vay đối với các ngành nghề cũng đang có nhu cầu cần vốn trong giai đoạn hiện nay phục vụ quá trình hoạt động như các doanh nghiệp phân phối sản phẩm, doanh nghiệp vận tải,
…
3.2.1.3. Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt
Lãi suất là một yếu tố quan trọng mà không chỉ ngân hàng mà SMEs cũng rất quan tâm. Chính vì vậy, Chi nhánh cần phải đưa ra những mức lãi suất đa dạng, linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng, từng đặc điểm của khoản vay. Muốn làm được như vậy, Chi nhánh cần phải tiến hành phân loại SMEs để làm căn cứ đưa ra các mức lãi suất cho vay khác nhau.
- Với SMEs tiềm năng, SMEs truyền thống có uy tín cao, Chi nhánh nên xem xét và áp dụng mức lãi suất ưu đãi thấp hơn nhằm giữ chân và tạo quan hệ tín dụng lâu dài, giúp cho SMEs làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc lãi đúng thời hạn, từ đó tiếp tục nâng cao uy tín và duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng.
- Với SMEs mới cần lôi kéo từ ngân hàng khác thì cán bộ tín dụng cũng nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, tùy từng trường hợp mà Chi nhánh có thể giảm lãi suất và có nhiều ưu đãi khác về thời hạn vay hoặc số tiền cho vay.
- Với SMEs mà Chi nhánh đánh giá là rủi ro cao hơn các khách hàng khác nhưng có TSĐB chắc chắn thì có thể thoả thuận để áp dụng mức lãi suất cao hơn.
Ngoài ra, tùy từng ngành nghề hay từng lĩnh vực kinh doanh mà Chi nhánh có thể đưa ra các mức lãi suất đa dạng, đặc biệt là với nhiều ngành nghề có nhiều triển vọng phát triển, được Nhà nước khuyến khích hỗ trợ để kích thích khách hàng hoạt động trong lĩnh vực đó phát triển như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
3.2.2. Nâng cao khả năng đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm xác định mức cho vay và chính sách cho vay hợp lý
Để nâng cao chất lượng cho vay, Chi nhánh cần phải có sự đánh giá, phân loại và xếp hạng SMEs một cách chính xác để có thể xác định mức cho vay và thực hiện áp dụng các chính sách cho vay thích hợp đối với từng nhóm khách hàng.
Hiện nay, Chi nhánh vẫn đang thực hiện đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng trên hệ thống nội bộ để có chính sách cho vay phù hợp và để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Quân đội. Tuy nhiên việc làm này còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của cán bộ chấm điểm nên kết quả đôi khi không phản ánh chính xác.
Trong quá trình đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Đối với SMEs SXKD có hiệu quả, có tiềm năng phát triển tốt, có nguồn thu chuyển về tài khoản tiền gửi duy nhất tại Chi nhánh, có quan hệ tín dụng chủ yếu tại MB Thái Nguyên, toàn bộ tài sản bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị được thế chấp, cầm cố tại ngân hàng, Chi nhánh có thể xem xét nâng hạn mức cho vay hiện tại phù hợp với yêu cầu SXKD của đơn vị, trong đó các mức tín dụng mới phát sinh có thể không cần áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản.
- Đối với SMEs SXKD có hiệu quả nhưng đang có quan hệ tín dụng với các ngõn hàng khỏc thỡ Chi nhỏnh cần theo dừi chặt chẽ tỡnh hỡnh biến động quan hệ tớn dụng của khách hàng này (báo cáo dư nợ vay vốn, thông qua báo cáo tài chính, thông qua Trung tâm thông tin CIC…) đồng thời cần nghiên cứu áp dụng chính sách lãi suất, chính sách cho vay, chính sách khách hàng hợp lý để đảm bảo khả năng thu hút và tăng trưởng quan hệ tín dụng của khách hàng;
- Đối với SMEs đang gặp khó khăn tạm thời về tài chính, Chi nhánh cần thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp (thông qua báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng, trao đổi trực tiếp với chủ doanh nghiệp…) để tư vấn các vấn đề tài chính, thị trường, quy mô tín dụng để giúp khách hàng duy trì ổn định và tìm kiếm khả năng phát triển hoạt động. Đối với SMEs này, việc xem xét mức cho vay cần được thực hiện cẩn thận, việc áp dụng các chính sách cho vay phải được thực hiện linh hoạt, có thể xem xét điều chỉnh kỳ hạn của các khoản nợ để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được bình thường;
Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, MB Thái Nguyên cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Quân đội về việc đánh giá, phân loại khách hàng theo định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm;
- Chi nhỏnh cần theo dừi, đỏnh giỏ tỡnh hỡnh trả nợ của khỏch hàng để đỏnh giá thái độ, tinh thần hợp tác của khách hàng trong quá trình vay vốn, trả nợ;
- Đội ngũ cỏn bộ tớn dụng phải luụn theo dừi sỏt sao khỏch hàng, khoản vay để nắm vững tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ để đánh giá khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng.
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và thẩm định dự án
Thẩm định khách hàng và thẩm định dự án là các bước quan trọng nhất trong quá trình cho vay của NHTM. Công tác thẩm định chính xác sẽ đem lại khoản cho vay an toàn cho Chi nhánh, ngược lại nếu thẩm định không tốt thì Chi nhánh sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi cho vay. Quy trình thẩm định cần phải được tiến hành một cách khoa học và khách quan, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay. Vì thế Chi nhánh cần phải sử dụng đến những biện pháp sau đây nhằm tăng cường khả năng đánh giá và phân tích SMEs.
Nâng cao chất lượng thông tin về SMEs
Các thông tin trực tiếp và gián tiếp ngân hàng thu thập được liên quan đến dự án có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định dự án. Ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ, cán bộ tín dụng còn cần tìm kiếm và thu thập thêm nhiều thông tin về khách hàng thông qua các hình thức sau:
Gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp khách hàng: Trong quá trình phỏng vấn, bằng sự khéo léo, linh hoạt của mình, cán bộ tín dụng cần tạo được không khí thoải mái, hướng khách hàng trả lời theo hướng mình dẫn dắt, để có thể khai thác được những thông tin cần thiết. Tuy nhiên, để thu được kết quả tốt, cán bộ tín dụng cần nghiên cứu kỹ hồ sơ dữ liệu về SMEs để phát hiện những điểm cần lưu ý từ đó xây dựng kế hoạch và chương trình phỏng vấn thật chi tiết, cụ thể.
Tham quan nơi sản xuất của doanh nghiệp và địa điểm triển khai dự án: Tìm hiểu thông tin về SMEs không chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn hay xem xét hồ sơ của doanh nghiệp mà còn phải dựa trên thực tế khảo sát nơi làm việc, nơi sản xuất và địa điểm đầu tư dự án của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó giúp cho cán bộ tín dụng quan sát thực tế và kịp thời phát hiện những thiếu sót, gian lận hay thiếu trung thực giữa hồ sơ dự án và điều kiện thực tế. Ngoài những chuyến đi chính thức, cần có những chuyến đi không báo trước, như vậy việc thu thập thông tin sẽ chính xác hơn.
Thông tin từ bên ngoài: Những nguồn thông tin này rất đa dạng và khách quan, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng nhận định chính xác hơn và đưa ra những quyết định có hiệu quả hơn. Bên cạnh thông tin do CIC cung cấp, cán bộ tín dụng có thể thu thập những nguồn tin sau:
− Thông tin từ phía đối tác của SMEs: Những thông tin này có thể cho thấy tình hình công nợ, uy tín kinh doanh, vị thế của khách hàng trên thị trường.
− Thông tin từ các cơ quan Nhà nước: Cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin từ phía các cơ quan Nhà nước như cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch- Đầu tư, Uỷ ban nhân dân tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, và địa điểm xây dựng dự án.
− Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn: Các dự án thường có nhiều
yếu tố kỹ thuật phức tạp, cán bộ tín dụng cần liên hệ với các chuyên gia kỹ thuật để biết chính xác về tình trạng máy móc, thiết bị để so sánh, đối chiếu với phần khách hàng đã trình bày.
Nâng cao trình độ phân tích và đánh giá thông tin về SMEs
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định bằng cách phân tích các thông tin này. Từ các báo cáo tài chính, phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình vay nợ, khả năng hoàn trả, tốc độ quay vòng vốn lưu động, tình hình tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp...Khi phân tích cần đặc biệt chú ý tới khả năng sinh lời của phương án kinh doanh và các nguồn thu khác của SMEs vì phương án khả thi sẽ dẫn tới hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đây là nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn , có khả năng thẩm định và đánh giá tình hình của doanh nghiệp. Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng thu thập, phân tích và đánh giá cho các cán bộ thẩm định, giúp cán bộ tín dụng có thể thẩm định về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác, nhanh chóng. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi về nghiệp vụ để cán bộ tín dụng có cơ hội học hỏi lẫn nhau, giao cho cán bộ cũ kèm cán bộ mới để cán bộ mới tích lũy kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro cho vay do tác nghiệp gây ra.
Nên có sự bổ sung xen kẽ giữa cán bộ mới vào nghề, còn trẻ, non kinh nghiệm với những cán bộ có nhiều kinh nghiệm công tác hơn, từ đó có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức giữa các thế hệ với nhau. Các cán bộ ngân hàng ở MB Thái Nguyên chủ yếu là trẻ tuổi, do đó, sự bổ sung xen kẽ này là hết sức cần thiết. Đồng thời, cần phải xây dựng một chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn với lợi ích với hiệu quả công việc nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi…
Thông qua công tác thẩm định chất lượng khách hàng và thẩm định dự án,
cán bộ tín dụng đưa ra được những đánh giá chung về hoạt động kinh doanh, tính hợp lý của nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng hoàn trả và tính khả thi của phương án vay vốn. Từ đó mà kết quả của công tác thẩm định có độ tin cậy cao, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động cho vay của Chi nhánh.
3.2.4. Nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo, đa dạng hoá các hình thức đảm bảo tiền vay
Thực tế hiện nay cho thấy, các NHTM nói chung và MB Thái Nguyên nói riêng, khi xem xét quyết định cho vay đối với các SMEs thường yêu cầu họ phải có TSĐB mới nhanh giải quyết cho vay vốn. Đối với việc định giá TSĐB, Chi nhánh cần xem xét giá trị chuyển nhượng của tài sản, tham khảo giá trên thị trường, giá các sản phẩm tương tự, vận dụng các kỹ năng kinh tế - xã hội của cán bộ tín dụng để xác định giá trị TSĐB sát với giá trị thực nhât, tránh tình trạng đánh giá thiếu chính xác, gây rủi ro cho khoản vay. Trong quá trình thẩm định cũng phải vận dụng linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, và tuỳ từng trường hợp cụ thể, tránh khuôn phép máy móc, gây khó khăn, trở ngại cho khách hàng.
Bên cạnh đó, SMEs có tiềm lực tài chính hạn chế, do đó không đáp ứng đủ yêu cầu của Chi nhánh. Do vậy, nếu coi việc thế chấp tài sản là điều kiện tiên quyết thì vô hình chung Chi nhánh và cả doanh nghiệp đều gây khó khăn cho nhau. Nhiều SMEs có năng lực tài chính tốt, nhưng không có đủ tài sản để thế chấp nên khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng, hoặc có nhưng số lượng ít, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cần cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn với các SMEs khi SXKD. Vì thế, Chi nhánh nên có sự linh hoạt trong công tác giải quyết cho vay đối với các SMEs.
Hiện nay, nhiều SMEs làm ăn có uy tín, có khả năng trả được nợ cho Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh có thể xem xét nới lỏng điều kiện vay vốn, điều kiện TSĐB để có thể hỗ trợ tốt nhất có doanh nghiệp và cho chính bản thân Chi nhánh.
Chi nhánh có thể xem xét đến tính khả thi của dự án, khả năng cạnh tranh của sản
phẩm đó trên thị trường, năng lực kinh doanh, khả năng trả nợ của doanh nghiệp...
để có thể đưa ra mức vốn vay hợp lý. Chi nhánh nên áp dụng linh hoạt các hính thức thế chấp, tín chấp, bảo lãnh... sao cho phù hợp với nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, và mức độ có thể đáp ứng từ phía ngân hàng.