Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 30 - 32)

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, là cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường (nhưng phải tuân theo pháp luật), nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà người ta có thể chia doanh nghiệp thành các loại khác nhau. Chính vì vậy việc lựa chọn được một loại hình doanh nghiệp phù hợp với tính chất kinh doanh, quy mô ngành nghề kinh doanh và khả năng của người bỏ vốn thành lập là vô cùng quan trọng, có tác động tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp về sau.

Dựa theo quy mô có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Trong đó, việc xác định các tiêu chí để đánh giá quy mô của một SMEs lại có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế giới. Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó theo từng giai đoạn khác nhay cũng khác nhau. Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp và tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

Mỹ áp dụng các định nghĩa khác nhau cho các lĩnh vực khác nhau để phản ánh tốt hơn sự khác biệt giữa các ngành công nghiệp. Nói chung, một doanh nghiệp nhỏ và vừa là một doanh nghiệp có số lao động lên đến 500 người trong lĩnh vực sản xuất, hoặc lên đến 100 người trong lĩnh vực thương mại. Trong khi đó, Anh và

các nước thuộc Liên minh châu Âu sử dụng định nghĩa chung về SMEs áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Một doanh nghiệp nhỏ và vừa là một doanh nghiệp sử dụng số lao động lên đến 250 người và có doanh thu không quá £ 25.900.000 hoặc 43.000.000 €.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn tiêu chí số lao động bình quân làm cơ sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô bởi tiêu chí này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.

Theo World Bank, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động.

Ở Việt Nam, theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển SMEs thì SMEs được hiểu như sau:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô

Quy mô Khu vực DN siêu Nhỏ DN nhỏ DN vừa Lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đ) Lao động (người) Nguồn vốn (tỷ đồng) Lao động (người) Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên10 đến dưới 200 Từ trên 20 đến dưới 100 Từ trên 200 đến dưới 300 Công nghiệp và xây

dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 đến dưới 200 Từ trên 20 đến dưới 100 Từ trên 200 đến dưới 300 Thương mại và dịch vụ 10 người

trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 đến dưới 50 Từ trên 10 đến dưới 50 Từ trên 50 đến dưới 100

Nguồn: Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP

Dựa trên tiêu chí phân loại đã nêu, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 31-12-2011, VN có 543.963 doanh nghiệp, với số

vốn khoảng 6 triệu tỷ đồng. Trong tổng số doanh nghiệp đó, có gần 97% quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. SMEs sử dụng 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 HTX, trang trại và khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% vào cơ cấu GDP [14]

Việc xác định SMEs như trên là phù hợp với thực tế khách quan của nước ta, vì nền kinh tế trong nước còn đang phát triển, các doanh nghiệp có nguồn vốn có hạn, tuy nhiên với nguồn lao động dồi dào đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của xã hội là giảm bớt số người thất nghiệp, đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân lao động, từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo và lạc hậu so với thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w