Nâng cao chất lượng công tác thẩm định kháchhàng và thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 109 - 112)

dự án

Thẩm định khách hàng và thẩm định dự án là các bước quan trọng nhất trong quá trình cho vay của NHTM. Công tác thẩm định chính xác sẽ đem lại khoản cho vay an toàn cho Chi nhánh, ngược lại nếu thẩm định không tốt thì Chi nhánh sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi cho vay. Quy trình thẩm định cần phải được tiến hành một cách khoa học và khách quan, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay. Vì thế Chi nhánh cần phải sử dụng đến những biện pháp sau đây nhằm tăng cường khả năng đánh giá và phân tích SMEs.

Các thông tin trực tiếp và gián tiếp ngân hàng thu thập được liên quan đến dự án có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định dự án. Ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ, cán bộ tín dụng còn cần tìm kiếm và thu thập thêm nhiều thông tin về khách hàng thông qua các hình thức sau:

Gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp khách hàng: Trong quá trình phỏng vấn, bằng sự khéo léo, linh hoạt của mình, cán bộ tín dụng cần tạo được không khí thoải mái, hướng khách hàng trả lời theo hướng mình dẫn dắt, để có thể khai thác được những thông tin cần thiết. Tuy nhiên, để thu được kết quả tốt, cán bộ tín dụng cần nghiên cứu kỹ hồ sơ dữ liệu về SMEs để phát hiện những điểm cần lưu ý từ đó xây dựng kế hoạch và chương trình phỏng vấn thật chi tiết, cụ thể.

Tham quan nơi sản xuất của doanh nghiệp và địa điểm triển khai dự án: Tìm hiểu thông tin về SMEs không chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn hay xem xét hồ sơ của doanh nghiệp mà còn phải dựa trên thực tế khảo sát nơi làm việc, nơi sản xuất và địa điểm đầu tư dự án của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó giúp cho cán bộ tín dụng quan sát thực tế và kịp thời phát hiện những thiếu sót, gian lận hay thiếu trung thực giữa hồ sơ dự án và điều kiện thực tế. Ngoài những chuyến đi chính thức, cần có những chuyến đi không báo trước, như vậy việc thu thập thông tin sẽ chính xác hơn.

Thông tin từ bên ngoài: Những nguồn thông tin này rất đa dạng và khách quan, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng nhận định chính xác hơn và đưa ra những quyết định có hiệu quả hơn. Bên cạnh thông tin do CIC cung cấp, cán bộ tín dụng có thể thu thập những nguồn tin sau:

− Thông tin từ phía đối tác của SMEs: Những thông tin này có thể cho thấy tình hình công nợ, uy tín kinh doanh, vị thế của khách hàng trên thị trường.

− Thông tin từ các cơ quan Nhà nước: Cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin từ phía các cơ quan Nhà nước như cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch- Đầu tư, Uỷ ban nhân dân tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, và địa điểm xây dựng dự án.

yếu tố kỹ thuật phức tạp, cán bộ tín dụng cần liên hệ với các chuyên gia kỹ thuật để biết chính xác về tình trạng máy móc, thiết bị để so sánh, đối chiếu với phần khách hàng đã trình bày.

Nâng cao trình độ phân tích và đánh giá thông tin về SMEs

Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định bằng cách phân tích các thông tin này. Từ các báo cáo tài chính, phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình vay nợ, khả năng hoàn trả, tốc độ quay vòng vốn lưu động, tình hình tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp...Khi phân tích cần đặc biệt chú ý tới khả năng sinh lời của phương án kinh doanh và các nguồn thu khác của SMEs vì phương án khả thi sẽ dẫn tới hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đây là nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn , có khả năng thẩm định và đánh giá tình hình của doanh nghiệp. Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng thu thập, phân tích và đánh giá cho các cán bộ thẩm định, giúp cán bộ tín dụng có thể thẩm định về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác, nhanh chóng. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi về nghiệp vụ để cán bộ tín dụng có cơ hội học hỏi lẫn nhau, giao cho cán bộ cũ kèm cán bộ mới để cán bộ mới tích lũy kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro cho vay do tác nghiệp gây ra.

Nên có sự bổ sung xen kẽ giữa cán bộ mới vào nghề, còn trẻ, non kinh nghiệm với những cán bộ có nhiều kinh nghiệm công tác hơn, từ đó có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức giữa các thế hệ với nhau. Các cán bộ ngân hàng ở MB Thái Nguyên chủ yếu là trẻ tuổi, do đó, sự bổ sung xen kẽ này là hết sức cần thiết. Đồng thời, cần phải xây dựng một chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn với lợi ích với hiệu quả công việc nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi…

cán bộ tín dụng đưa ra được những đánh giá chung về hoạt động kinh doanh, tính hợp lý của nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng hoàn trả và tính khả thi của phương án vay vốn. Từ đó mà kết quả của công tác thẩm định có độ tin cậy cao, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động cho vay của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w