Nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo, đa dạng hoá các hình thức đảm bảo tiền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 112 - 116)

đảm bảo tiền vay

Thực tế hiện nay cho thấy, các NHTM nói chung và MB Thái Nguyên nói riêng, khi xem xét quyết định cho vay đối với các SMEs thường yêu cầu họ phải có TSĐB mới nhanh giải quyết cho vay vốn. Đối với việc định giá TSĐB, Chi nhánh cần xem xét giá trị chuyển nhượng của tài sản, tham khảo giá trên thị trường, giá các sản phẩm tương tự, vận dụng các kỹ năng kinh tế - xã hội của cán bộ tín dụng để xác định giá trị TSĐB sát với giá trị thực nhât, tránh tình trạng đánh giá thiếu chính xác, gây rủi ro cho khoản vay. Trong quá trình thẩm định cũng phải vận dụng linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, và tuỳ từng trường hợp cụ thể, tránh khuôn phép máy móc, gây khó khăn, trở ngại cho khách hàng.

Bên cạnh đó, SMEs có tiềm lực tài chính hạn chế, do đó không đáp ứng đủ yêu cầu của Chi nhánh. Do vậy, nếu coi việc thế chấp tài sản là điều kiện tiên quyết thì vô hình chung Chi nhánh và cả doanh nghiệp đều gây khó khăn cho nhau. Nhiều SMEs có năng lực tài chính tốt, nhưng không có đủ tài sản để thế chấp nên khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng, hoặc có nhưng số lượng ít, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cần cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn với các SMEs khi SXKD. Vì thế, Chi nhánh nên có sự linh hoạt trong công tác giải quyết cho vay đối với các SMEs.

Hiện nay, nhiều SMEs làm ăn có uy tín, có khả năng trả được nợ cho Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh có thể xem xét nới lỏng điều kiện vay vốn, điều kiện TSĐB để có thể hỗ trợ tốt nhất có doanh nghiệp và cho chính bản thân Chi nhánh. Chi nhánh có thể xem xét đến tính khả thi của dự án, khả năng cạnh tranh của sản

phẩm đó trên thị trường, năng lực kinh doanh, khả năng trả nợ của doanh nghiệp... để có thể đưa ra mức vốn vay hợp lý. Chi nhánh nên áp dụng linh hoạt các hính thức thế chấp, tín chấp, bảo lãnh... sao cho phù hợp với nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, và mức độ có thể đáp ứng từ phía ngân hàng.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

SMEs hiện đang chiếm số lượng rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam, là chiếc “xương sống” của nền kinh tế, nhưng lại chưa được quan tâm, khai thác đúng mức và hiệu quả. Do đó, bên cạnh sự hỗ trợ từ ngân hàng, cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ từ phía Chính phủ, các bộ ban ngành và các cấp có liên quan.

Một là, Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế chính trị ổn định, khuyến khích đầu tư.

Hoạt động trong môi trường kinh tế ổn định giúp SMEs phát huy thế mạnh tốt hơn, sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Nền kinh tế chính trị ổn định, lành mạnh tạo sự an tâm, thuận lợi cho các SMEs hoạt động, đầu tư, phát triển SXKD, tiến hành mọi hoạt động hiệu quả.

SMEs là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hạn chế, trình độ sản xuất kinh doanh còn yếu kém... Do đó, Nhà nước nên có biện pháp hỗ trợ SMEs vay vốn ngân hàng, giải ngân nguồn vốn ngân hàng cho SMEs vay, tăng cường đầu tư vào những ngành chủ yếu mà các SMEs đang hoạt động và phát triển, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tình hình phát triển của kinh tế trong nước.

Hai là, Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với SMEs.

Cơ sở pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, hoàn thiện rất quan trong trong việc hoạch định chính sách hỗ trợ phát triển SMEs. Cần có những quy định riêng về loại hình doanh nghiệp này để có thể hướng dẫn họ hoạt động kinh doanh đúng đắn, tuân theo pháp luật và có hiệu quả kinh tế xã hội. Chính phủ cần ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định mới phù hợp với tình hình phát triển của các SMEs, liên quan đến SMEs, nhằm loại bỏ những rào cản chồng chéo

gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Định kỳ nên có sự bổ sung kịp thời, theo xu hướng vận động và phát triển kinh tế chung. Nhà nước cũng nên ban hành pháp chế về SMEs như quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệp hội SMEs, bảo lãnh tín dụng cụ thể cho SMEs... Điều này phù hợp với thực tiến sẽ tạo tâm lý yên tâm cho các SMEs tập trung, chú trọng đầu tư vào SXKD, không lo vướng mắc không đáng có cho họ.

Ba là, Quy định pháp luật về vấn đề xử lý TSĐB cần rõ ràng, trao quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng

Nên coi quyền được chủ động xử lý TSĐB là một quyền đương nhiên của ngân hàng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có trách nhiệm hỗ trợ hoặc can thiệp khi có đề nghị từ phía ngân hàng như quy định tại một số nước phát triển hiện nay (Mỹ, Nhật, Pháp...). Tránh tình trạng như hiện nay, việc xử lý tài sản phải thông qua rất nhiều các cơ quan nhà nước (tòa án, thi hành án, công an…). Đồng thời, cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xử lý TSĐB trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Nhằm cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Dân sự và các nghị định hướng dẫn liên quan về giao dịch bảo đảm. Trên cơ sở đó, các ngân hàng có một cơ sở pháp lý chắc chắn nhằm rút ngắn thời gian cũng như rủi ro trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Về việc thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là tòa án, thi hành án cần có thiện chí, làm hết trách nhiệm theo quy định của pháp luật, tránh kéo dài thời gian một cách vô lý gây khó khăn cho ngân hàng trong các vụ kiện, thi hành án.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần đổi mới các nội dung các cơ chế cấp tín dụng, đặc biệt là cho vay để ban hành đồng bộ theo hướng thông thoáng, phù hợp với tình hình SXKD, phát triển của các SMEs, và tình hình kinh tế từng giai đoạn cụ thể. Tiếp tục có hướng dẫn về đơn giản hoá thủ tục, điều kiện cho vay, bảo đảm tiền vay... liên quan đến SMEs.

Thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Cần phân loại thông tin tín dụng theo nhiều tiêu chí khác nhau, mang tính chất bổ sung thêm các thông tin hỗ trợ cho TCTD tra cứu. Cần xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản (tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi) đảm bảo độ tin cậy và độ dài để thực hiện thống kê, từ đó đưa ra cảnh báo sớm nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại phòng tránh rủi ro.

- Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các NHTM một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Khai thác thêm hệ thống dữ liệu lịch sử tín dụng của các doanh nghiệp tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam do hiện nay trung tâm CIC chưa thực hiện khai thác thông tin từ tổ chức này.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

NHNN tỉnh Thái nguyên cần phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên để lập danh sách SMEs được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh có quan hệ tín dụng với các NHTM trên địa bàn. Việc theo dõi sát sao danh sách này sẽ cung cấp nguồn thông tin bổ ích cho các NHTM trong quá trình cấp tín dụng, đồng thời đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước của NHNN và Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các lĩnh vực do mỗi đơn vị phụ trách. Các thông tin về tình hình trả nợ, năng lực tài chính, năng lực quản trị của chủ doanh nghiệp… cần được hai đơn

vị này theo dõi sát sao để phục vụ cho hoạt động của các NHTM trên địa bàn. Bên cạnh đó khi Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp nên yêu cầu các doanh nghiệp chứng minh được nguồn vốn kê khai. Điều này sẽ giúp cho NHTM đánh giá chính xác về quy mô hoạt động của doanh nghiệp và sẽ hoàn thiện tính pháp lý của khách hàng khi họ vay vốn, ngân hàng không phải yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn vốn này nữa.

NHNN tỉnh Thái Nguyên cần phối hợp với Cục thuế tỉnh Thái Nguyên để lập danh sách các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng trên địa bàn đang thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế. Các thông tin về tình trạnh chây ỳ trong nộp thuế, chây ỳ trong trả nợ ngân hàng… cần được sớm thông tin giữa hai đơn vị này để đảm bảo hiệu quả quản lý, đồng thời đảm bảo thông tin chính xác cho các NHTM trong quá trình tiếp cận cho vay vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w