Khái quát về MB Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 56 - 66)

QUÂN ĐỘI- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát về MB Thái Nguyên

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của MB Thái Nguyên

Ngân Hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái nguyên (MB Thái Nguyên) tiền thân là Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Điện Biên Phủ được thành lập vào năm 2008. Trong gần 3 năm hoạt động tại Thái Nguyên, Phòng giao dịch, đến nay là Chi nhánh Thái nguyên luôn đạt mức tăng trưởng từ 40- 60%/năm, và là một trong 3 đơn vị có mức tăng trưởng cao nhất trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn. Với những nỗ lực không ngừng của các cấp lãnh đạo và nhân viên ngân hàng, sau gần 3 năm đi vào hoạt động MB Thái Nguyên đã từng bước khẳng định và được Ngân hàng Quân đội nâng cấp quản lý MB Thái Nguyên từ phòng giao dịch lên thành Chi nhánh Thái Nguyên từ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Quân đội -Chi nhánh Thái Nguyên đã huy động vốn được trên 40% so với năm 2010; tổng tài sản đạt gần 500 tỷ đồng, trong đó có trên 8.000 khách hàng cá nhân và trên 300 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng các dịch vụ của MB; MB Thái Nguyên vươn lên đứng top 3 Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh.

Là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP Quân đội, MB Thái Nguyên không ngừng đổi mới công nghệ, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ;

quan tâm cải cách hồ sơ, thủ tục; thực hiện giao dịch một cửa, đổi mới phong cách giao dịch với khách hàng đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng. MB Thái Nguyên trên địa bàn phát huy tốt về lợi thế về huy động vốn, đặc biệt là đối tượng các khách hang quân đội. Với hình thức huy động vốn linh hoạt, phong phú, hiện đại, phù hợp thị hiếu của khách hàng, MB Thái nguyên có cơ cấu nguồn vốn ổn định, tăng trưởng bền vững, tạo nguồn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cả trong thời kỳ khó khăn nhất.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động và một số hoạt động chủ yếu của MB Thái Nguyên

* Đặc điểm hoạt động:

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thái Nguyên được coi là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với đại học Thái Nguyên bao gồm nhiều trường đại học lớn nhỏ khác nhau phục vụ nhu cầu học tập cho chủ yếu con em thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc cùng các tỉnh thành lân cận. Hiện nay, Thái Nguyên đang nỗ lực không ngừng nghỉ phấn đầu trờ thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý thuận lợi của tỉnh, MB Thái Nguyên cũng có một số đặc trưng sau:

Thứ nhất, MB Thái Nguyên đã tận dụng được khá tốt hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng TMCP Quân đội về một trong số ba NHTM hàng đầu của Việt Nam trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt là trong việc đưa đến với khách hàng những dịch vụ tiện ích như thanh toán điện tử, thanh toán qua thẻ, và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác; Đồng thời là một ngân hàng có uy tín và nguồn vốn lớn trong hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, MB Thái Nguyên có lợi thế về vị trí giao dịch, trụ sở của Chi nhánh nằm trên đường Hoàng Văn Thụ, con đường chính của trung tâm thành phố Thái Nguyên, nơi có dân cư đông đúc, tấp nập, thuận lợi cho giao thông và giao dịch.

Thứ ba, phải kể đến đội ngũ cán bộ nhân viên của MB Thái Nguyên, đó là những con người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nhưng lại mang trong mình nhiệt huyết được làm việc, được cống hiến và phục vụ. Đồng thời đây là đội ngũ lao động chất lượng cao được qua đào tạo tại các trường Đại học lớn trong cả nước như Kinh tế Quốc Dân, Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, Ngoại thương do đó việc áp dụng và triển khai các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ mới tại Chi nhánh luôn được thực hiện khá nhanh đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;

Thứ tư, Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, tiếp giáp với Hà Nội và nhiều tỉnh biên giới, là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, do đó Thái Nguyên đã và đang là địa bàn thu hút được sự quan tâm củacác NHTM Nhà nước và cổ phần thành lập Chi nhánh, phòng giao dịch để cung cấp dịch vụ ngân hàng. Đến nay, trên địa bàn đã có trên 20 NHTM lớn nhỏ khác nhau và tương lai cho thấy còn rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác đang muốn tìm đến và khai thác thị trường ở Thái nguyên, điều này cho thấy sự cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong lĩnh vực ngân hàng là khá gay gắt. Ngoài ra, do thời gian gần đây các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đã được thực hiện và mang lại hiệu quả khá cao, cùng với đó là quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH- HĐH) đã mang lại cho tỉnh Thái Nguyên một diện mạo kinh tế mới. Sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tạo ra nhu cầu rất lớn về nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

* Hoạt động chủ yếu của MB Thái Nguyên

Hoạt động của MB Thái Nguyên rất đa dạng và có hầu hết các mặt nghiệp vụ như sau:

- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân, đơn vị bằng VND, USD với nhiều ưu đãi về kỳ hạn và cách thức trả lãi.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ, vàng - Mua bán các lại ngoại tệ với phương thức giao ngay (Spot), phương thức hoán đổi (Swap), giao dịch kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option);

- Thanh toán, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ xuất khẩu theo L/C, nhờ thu, Tài trợ trước giao hang – Thế chấp L/C, Cho vay dự trên bộ chứng từ xuất khẩu, Tài trợ thương mại nhập khẩu và Tài trợ hang hóa có hợp đồng phòng vệ giá, chuyển tiền qua hệ thống SWIFT với các phương thức thanh toán bằng: L/C, D/A, D/P, T/T; chuyển tiền qua Western Union,…

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ visa;

MasterCard; VisaCard; …

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước;

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh đảm bảo chất lượng, Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, Bảo lãnh đối ứng, Xác nhận bảo lãnh…)

- Cung cấp các dịnh vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu như Bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu, Bảo lãnh theo thư tín dụng nhập khẩu,…

- Dịch vụ cho vay hỗ trợ du học; cho vay hỗ trợ đi lao động ở nước ngoài;

cho vay mua nhà dự án; cho vay mua ôtô; cho vay cán bộ nhân viên…;

- Cung cấp các dịch vụ gia tăng trên nền tảng công nghệ hiện đại: MB. Plus, Internet Banking, BankPlus, SMS Banking,…

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của MB Thái nguyên

Trong giai đoạn từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2013, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Trải qua bao thăng trầm của nền kinh tế cùng với những khó khăn trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng, mặc dù được thành lập chưa lâu nhưng với sự cố gắng nỗ lực không ngừng, đến nay, MB Thái Nguyên đã có được những thành công

nhất định, được đánh giá là chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng TMCP Quân đội.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Một ngân hàng không thể tồn tại và phát triển vững mạnh nếu không có nguốn vốn vững chắc và ổn định. Đặc trưng cơ bản trong hoạt động của các NHTM là “đi vay để cho vay”. Cho vay mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Vì thế, tạo vốn, huy động vốn là nhiệm vụ sống còn, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động được MB Thái Nguyên đặc biệt quan tâm, với mục tiêu bảo đảm nguồn vốn cho vay, an toàn tính thanh khoản cho Ngân hàng, nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại MB Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu

2011 (tỷ đồng)

2012 (tỷ đồng)

2013 (tỷ đồng)

Chênh lệch

12/11 % 13/12 %

Tổng nguồn vốn

huy động 675,1 777,6 930,1 102,5 15,2 152,5 19,6 Theo đối tượng

- TCKT 473,1 523,2 604,4 50,1 10,6 81,2 13,4

- Dân cư 120 162,1 220,7 42,1 35 58,6 36,1

-Vay Hội sở 82 92,3 105 10,3 12,3 12,7 13,8

Theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 102,5 158,2 234,3 55,7 54,4 76,1 48,1

- Có kỳ hạn 572,6 619,4 695,8 46,9 8,2 76,4 12,3

Theo loại tiền

- VNĐ 635,6 751,3 805,8 115,7 18,2 54,5 7,3

- USD 39,5 26,3 124,3 -13,2 -33,4 98 372,3

Nguồn: Báo cáo KQKD, MB - Chi nhánh Thái Nguyên 2011-2013

Huy động vốn của hệ thống MB nói chung được Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao trên thị trường liên ngân hàng trong những năm vừa qua. MB luôn là một trong những ngân hàng có kết quả hoạt động huy động vốn tốt, có hiệu quả, thu hút

nhiều khách hàng tham gia gửi tiền, và được khách hàng tin tưởng – đúng như phương châm hoạt động của Ngân hàng là “MB - Vững vàng, tin cậy”.

Giai đoạn năm 2011-2013, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động.

Chính sách tiền tệ cũng có những sự thay đổi và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng chịu tác động mạnh mẽ bởi biến động nền kinh tế và những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và NHNN. Mặc dù nền kinh tế những năm qua gặp nhiều khó khăn, MB Thái Nguyên vẫn duy trì đà tăng trưởng huy động vốn đều qua các năm. Năm 2012, chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm cuối năm và chỉ còn 7% vào cuối năm 2013, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng là những thách thức mà MB Thái Nguyên phải vượt qua. Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và các quy định của NHNN. Đến 31/12/2013, số dư huy động vốn của MB Thái Nguyên đạt 930,1 tỷ đồng, tăng trưởng 19,6% so với cuối năm 2012. Đó là một thành công rất lớn đối với Ngân hàng. Với nguồn vốn huy đông tăng trưởng tốt như vậy, MB Thái Nguyên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế.

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị: %

Cơ cấu 2011 2012 2013

Nguồn vốn huy động từ TCKT 70,1 67,3 65

Nguồn vốn huy động từ dân cư 17,8 20,8 23,7

Nguồn vốn vay Hội sở 12,1 11,9 11,3

Nguồn: Báo cáo KQKD, MB Thái Nguyên 2011-2013 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của MB Thái Nguyên không có sự thay đổi nhiều qua các năm và tập trung chủ yếu vào nhóm các tổ chức kinh tế (TCKT), chiếm trên 65% tổng nguồn vốn huy động. Cũng giống như đặc trưng của hệ thống, nguồn vốn huy động của MB Thái Nguyên có độ ổn định cao và chi phí thấp do lợi thế từ những đối tượng khách hàng quân đội. Mặt khác, MB là

ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp quân đội như tập đoàn viễn thông Viettel, … nên đây cũng là một lợi thế của ngân hàng so với các ngân hàng khác. Qua bảng số liệu trên, có thể thấy, nguồn vốn huy động từ các TCKT chủ yếu là huy động từ tiền gửi để giao dịch, thanh toán chi trả cho nhau qua Ngân hàng. Nguồn này có xu hướng ngày càng tăng lên. Năm 2013 huy động được 604,4tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2012.

Nguồn vốn huy động từ dân cư chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm. Cùng với việc triển khai đa dạng hóa các sản phẩm huy động truyền thống, việc phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại với nhiều chương trình huy động vốn mới được triển khai bằng các hình thức: sản phẩm tiết kiệm điện tử, chứng chỉ tiền gửi phát hành qua VNPost, sản phẩm Bank Plus, dự án Private banking..., MB Thái Nguyên đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đảm bảo một nguồn vốn ổn định cho ngân hàng trong tương lai. Năm 2011, mới chỉ huy động được 120 tỷ đồng, thì năm 2012 đã tăng đến 162,1 tỷ với mức tăng 35%. Năm 2013, mặc dù NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng với mục tiêu mở rộng quy mô chi nhánh với các mục tiêu tăng trưởng đề ra, MB Thái Nguyên vẫn có nguồn vốn huy động này cũng có mức tăng trưởng tốt, với mức tăng 36,1%, đạt 220,7 tỷ đồng.

Chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động là vốn vay Hộ sở MB. Đây là nguồn vốn vay từ việc điều chuyển vốn trong nội bộ MB. Năm 2011, vốn vay MB chiếm ở mức 12,1% thì sang năm 2012, cùng với mục tiêu tăng quy mô của chi nhánh, tăng tổng vốn huy động, mặc dù vốn huy động từ MB hội sở tăng 12,3%

nhưng cơ cấu lại giảm xuống 11,9% và đến năm 2013 thì vốn huy động này chỉ còn chiếm 11,3% trong khi cơ cấu vốn huy động từ dân cư đang có xu hướng tăng lên, năm 2011 chỉ chiếm có 20,8% thì bước sang năm 2013, vốn này đã tăng lên 220,7 tỷ đồng và chiếm 23,7% trong cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh. Đây là một điều đáng ghi nhận với những nỗ lực cố gắng của Chi nhánh trong những năm qua bởi vì đây là nguồn vốn mà MB không khuyến khích các Chi nhánh sử dụng do đó lãi suất áp dụng cho các khoản vốn này thường khá cao, điều này cho thấy Chi nhánh ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay MB và đang có xu hướng giảm sự phụ thuộc .

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

Song song với hoạt động huy động vốn, công tác sử dụng vốn cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình họat động kinh doanh của ngân hàng. Nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn có thể xem như là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. Là một tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng huy động vốn là để cho vay, nếu huy động được nhiều mà không có kế hoạch sử dụng vốn tốt, không cho vay ra được, thì dẫn đến “ách tắc” vốn; cho vay được mà không thu hồi được nợ lại càng không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. Do vậy, sử dụng vốn cần được chú trọng đặc biệt, cần cú kế hoạch, chiến lược rừ ràng, vỡ chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng cú thể dẫn đến hậu quả khôn lường, có thể đi tới phá sản bất cứ một ngân hàng nào.

Nhận thức rừ điều này, MB Thỏi Nguyờn luụn coi trọng cụng tỏc sử dụng vốn, đặt nghiệp vụ tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và của NHNN Việt Nam với phương châm “phát triển – an toàn – hiệu quả”. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành, trong những năm qua, công tác cho vay của MB Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp, khả quan. Có thể nhận thấy điều đó qua bảng số liệu những năm vừa qua.

Bảng 2.3.Dư nợ cho vay tại MB Thái Nguyên

Năm Chỉ tiêu

Năm 2013 (tỷ VNĐ)

Tăng trưởng

(%)

Năm 2012 (tỷ VNĐ)

Tăng trưởng

(%)

Năm 2011 (tỷ VNĐ)

Dư nợ cho vay 1322 19,7 1104,2 15,2 958,5

VNĐ 1308 19,5 1094,5 15,2 950

USD 14 44,3 9,7 14,1 8,5

Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2011, 2012, 2013 của MB Thái Nguyên Mặc dù để thực hiện chính sách kiểm soát nợ xấu của NHNN dưới mức 3%

trên tổng dư nợ, nhiều NHTM đã lựa chọn biện pháp hạn hế tăng trưởng tín dụng và thay vào đó là công tác thanh tra, rà soát lại các khoản cho vay còn tồn động. Tuy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w