Phân loại nước giải khát trên thị trường

Một phần của tài liệu thu nhận polyphenol từ cây bắp và thử nghiệm trong sản xuất đồ uống (Trang 31 - 32)

Thị trường có nhiều loại sản phẩm nước giải khát với đa dạng mẫu mã, đa tác dụng, giúp đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Các mặt hàng nước giải khát pha chế có gas, không gas, các loại nước ép trái cây, các loại nước có nguồn gốc tự nhiên, thảo mộc … hiện diện ở khắp mọi nơi.

Hiện nay với khuynh hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, nguyên liệu xanh có lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng đang được ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu đó hàng loạt các công ty đã cho ra đời các sản phẩm như: trà xanh 0 độ, trà xanh C2, trà xanh belly…. Các sản phẩm có nguồn gốc trà xanh này được đặc biệt ưa chuộng vì thành phần của nó chủ yếu là dịch chiết từ lá trà xanh, các chất được biết đến với khả năng chống oxy hóa cao như ECCG, có khả năng phòng tránh được một số bệnh hiệu quả. Các sản phẩm nổi trội được biết đến nhiều như trà xanh 0 độ, trà thảo mộc Dr. Thanh.

Bên cạnh đó, các dòng sản phẩm có nguồn gốc 100% từ trái cây cũng xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Các sản phẩm này rất đa dạng, nguồn nguyên liệu sử dụng là

các loại trái cây rất phong phú như ổi, cam, măng cụt, kiwi, táo, lê, bưởi, cà chua, cà rốt…. Thành phần chính của các sản phẩm này chủ yếu là dịch ép của quả, chất điều chỉnh độ acid, chất ổn định hương liệu tự nhiên, một số sản phẩm có thể còn bổ sung thêm vitamin C (vừa có tác dụng bảo quản, vừa nâng cao được giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm).

Theo nguồn nguyên liệu và phương pháp sản xuất người ta chia nước giải khát thành những loại khác nhau nhưng nói chung là chia thành 4 nhóm chính:

- Nước giải khát có gas: (CO2) loại nước này chỉ là nước uống thông thường được làm lạnh 12 - 150C rồi đem sục khí CO2 để hòa tan.

- Nước giải khát pha chế: là loại ngoài nước đã được bão hòa CO2, còn pha thêm các thành phần khác như nước quả, các loại chế phẩm chiết xuất từ quả, cây, acid thực phẩm, chất thơm, chất màu. Các chất này được pha theo một tỷ lệ nhất định. Hiện nay trên thị trường nhóm nước giải khát này thường là Pepsi, Cocacola, nước cam, nước tăng lực….

- Nước giải khát lên men: được chia thành 2 nhóm nhỏ, lên men từ quả và lên men từ dịch đường, tinh bột. Chúng khác nhau về thành phần và quá trình chuẩn bị dịch lên men, nhưng giống nhau ở chỗ khí CO2 chứa trong nước giải khát đều được taọ ra trong quá trình lên men dịch đường. Lên men dịch quả như rượu vang Thăng Long, vang Đà Lạt…, lên men từ tinh bột có bia và rượu như bia Sài Gòn, bia Hà Nội… rượu nếp mới, rượu lúa mới….

- Nước giải khát chữa bệnh: bao gồm các nước muối khoáng tự nhiên hay pha chế từ các chất hỗn hợp với tỷ lệ nhất định. Nước khoáng thiên nhiên do có chứa một số nguyên tố hiếm như I, Br, Co, Li, F…, các nguyên tố này có hoạt tính phóng xạ cao nên có tác dụng chữa một số bệnh. Một số sản phẩm đã gây dựng được uy tín trong lĩnh vực này, như nước suối Kênh Gà, Vĩnh hảo, Cồn Tiên…. Tuy nhiên để phát huy được tác dụng tốt này thì các nước suối kể trên phải được khai thác và chế biến theo phương pháp khoa học đảm bảo vệ sinh và vô trùng.

Ngoài nước, muối khoáng trong một số nước giải khát người ta còn bổ sung thêm các vitamin dành cho người già và trẻ em suy dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu thu nhận polyphenol từ cây bắp và thử nghiệm trong sản xuất đồ uống (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)