Xác định thời gian thanh trùng thích hợp

Một phần của tài liệu thu nhận polyphenol từ cây bắp và thử nghiệm trong sản xuất đồ uống (Trang 57 - 112)

Sản phẩm được thanh trùng ở 900C, thời gian thanh trùng được khảo sát trong khoảng 17 phút, 18 phút và 19 phút. Với bước nhảy 1 phút. Các điều kiện đầu vào được khảo sát ở trên. Sau khi thanh trùng đem đi đánh giá cảm quan và xác định hoạt tính chống oxy hóa của polyphenol.

Hình 2.15. Sơ đồ lựa chọn thời gian thanh trùng thích hợp 2.3.3.8. Xác định thời gian bảo quản thích hợp

Thời gian bảo quản được khảo sát trong khoảng 1 tháng đến 6 tháng. Với bước nhảy 1 tháng. Các điều kiện đầu vào được khảo sát ở trên.

Hình 2.16. Sơ đồ lựa chọn thời gian bảo quản thích hợp Dịch chiết chứa polyphenol

Thời gian Phối trộn Thanh trùng Nguyên liệu phụ 17 19 Đánh giá cảm quan, xác định hoạt tính chống oxy hóa Xác định thời gian thanh trùng thích hợp 18 Bảo quản 3 tháng 2 tháng 1 tháng 4 tháng Xác định hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa, độ

màu, cảm quan Thời gian bảo quản

2.4. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ CHỦ YẾU ĐÃ SỬ DỤNG2.4.1. Hóa chất 2.4.1. Hóa chất

Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu: HCl, NaOH, Na2CO3, H2SO4, sodium phosphate, ammonium Molybdate, đệm phosphate pH = 7,2, K3[Fe(CN)6], CCl3COOH, FeCl3, FeSO4, DPPH, n-hexan, ethyl acetate và chloroform đều là các hóa chất tinh khiết đạt tiêu chuẩn dùng cho phân tích do Merck - Đức cung cấp. Ethanol 960 của Việt Nam, acid citric, acid ascorbic, carrageenan, saccharose của Trung Quốc.

2.4.2. Thiết bị chủ yếu đã sử dụng

Sử dụng các thiết bị chủ yếu có trong phòng thí nghiệm Hóa phân tích và Chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang bao gồm: nồi autocla tự chế, máy đo pH HANA của Mỹ, máy Elisa của hãng BioTek Mỹ.

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Phân tích ANOVA và thống kê bằng phần mềm MS. Excell 2010. Loại bỏ giá trị bất thường bằng phương pháp Dulcan. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG POLYPHENOL CÓ TRONG CÁC BỘ PHẬN THÂN, RỄ VÀ RÂU BẮP PHẬN THÂN, RỄ VÀ RÂU BẮP

Tiến hành 3 mẫu thí nghiệm chiết rút polyphenol từ các bộ phận khác nhau của cây bắp: Mẫu 1: chiết rút polyphenol từ thân, Mẫu 2: chiết rút polyphenol từ rễ và Mẫu 3: chiết rút polyphenol từ râu bắp. Các mẫu đều sử dụng cùng một lượng nguyên liệu: 100g. Quá trình chiết rút polyphenol từ các phần của cây bắp được thực hiện ở nhiệt độ phòng và sử dụng dung môi Ethanol 96% để chiết rút trong thời gian 24 giờ với tỷ lệ DM:NL là 20:1 (v/w). Sau khi chiết rút, lọc thu dịch chiết và tiến hành đánh giá hàm lượng polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết thu được. Kết quả đánh giá được trình bày ở các hình 3.1, 3.2 và 3.3.

Hình 3.1. Sự thay đổi hàm lượng polyphenol của dịch chiết thu nhận từ rễ, râu và thân bắp

Hình 3.2. Sự thay đổi hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết thu nhận từ rễ, râu và thân bắp

Hình 3.3. Sự thay đổi hoạt tính khử Fe của dịch chiết thu nhận từ rễ, râu và thân bắp Từ các kết quả phân tích ở các hình 3.1, 3.2 và 3.3 cho thấy:

+ Về hàm lượng polyphenol

Kết quả phân tích cho thấy dịch chiết trong ethanol 96% của các bộ phận khác nhau của cây bắp có chứa hàm lượng polyphenol với hoạt tính chống oxy hóa khác nhau. Trong đó dịch chiết từ thân bắp có hàm lượng polyphenol cao nhất và đạt mức 2,413 (g acid gallic/100g mẫu). Trong khi đó, dịch chiết từ rễ và râu bắp có hàm lượng polyphenol thấp hơn và chỉ đạt tương ứng 1,763 và 1,312 (g acid gallic/100g mẫu), chỉ bằng tương ứng 73,06% và 54,37% hàm lượng polyphenol có trong dịch chiết từ thân bắp. Kết quả này chứng tỏ thân cây bắp có hàm lượng polyphenol cao hơn các bộ phận khác như rễ và râu bắp.

+ Về hoạt tính chống oxy hóa - Hoạt tính chống oxy hóa tổng

Kết quả phân tích cho thấy cũng giống hàm lượng polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa tổng có trong dịch chiết từ thân bắp cũng cao hơn hoạt tính chống oxy hóa tổng có trong dịch chiết từ rễ và râu bắp (hình 3.2). Hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết từ thân cao nhất và đạt 5,354g acid ascorbic/100g mẫu. Trong khi đó, hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết trong ethanol 96% thu nhận từ rễ và râu bắp có khác nhau chút ít. Hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết thu nhận từ rễ và râu bắp chỉ đạt tương ứng 3,149g acid ascorbic/100g mẫu và 3,158g acid ascorbic/100g mẫu, chỉ bằng tương ứng 58,82% và 58,98% so với hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết thu nhận từ thân bắp. Kết quả phân tích ANOVA về hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết từ rễ và râu bắp cho thấy không có sự khác biệt mang tính thống kê về hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết từ rễ và dịch chiết từ râu.

- Hoạt tính khử Fe

Kết quả phân tích ở hình 3.3 cho thấy cũng giống hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa tổng, hoạt tính khử sắt của dịch chiết thu nhận từ thân bắp cao hơn hoạt tính khử sắt của dịch chiết thu nhận từ râu và rễ bắp. Hoạt tính khử sắt của dịch chiết thu nhận từ thân cao nhất và đạt mức 11,762g FeSO4/100g mẫu. Trong khi đó, hoạt tính khử sắt của dịch chiết thu nhận từ rễ và râu bắp chỉ đạt tương ứng 7,262g FeSO4/100g mẫu và 7,048g FeSO4/100g mẫu. Như vậy hoạt tính khử sắt của dịch chiết thu nhận từ rễ và râu bắp chỉ bằng 61,74% và 59,92% so với hoạt tính khử sắt của dịch chiết thu nhận từ thân bắp. Kết quả phân tích ANOVA cũng cho thấy hoạt tính khử sắt của polyphenol ở râu, rễ và thân có sự khác biệt mang tính thống kê (F > Fcrit).

Từ các phân tích ở trên cho thấy thân bắp chứa hàm lượng polyphenol với hoạt tính chống oxy hóa cao nhất, cao hơn nhiều so với hàm lượng polyphenol của dịch chiết thu nhận từ râu và rễ bắp. Do vậy, thân bắp được lựa chọn làm nguyên liệu chiết rút polyphenol.

3.2. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH CHIẾT RÚT POLYPHENOL TỪ THÂN BẮP CHIẾT RÚT POLYPHENOL TỪ THÂN BẮP

3.2.1. Xác định dung môi chiết thích hợp

Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm sử dụng các loại dung môi khác nhau để chiết rút polyphenol từ thân của cây bắp: Mẫu 1: sử dụng nước cất, Mẫu 2: sử dụng ethanol 96%, Mẫu 3: sử dụng ethyl acetate, Mẫu 4: sử dụng n-hexan và Mẫu 5: sử dụng chloroform. Các mẫu đều sử dụng cùng một lượng nguyên liệu: 100g thân bắp khô. Quá trình chiết rút polyphenol được thực hiện ở nhiệt độ phòng, trong thời gian 24 giờ với tỷ lệ DM:NL là 20:1 (v/w). Sau khi chiết rút, lọc thu dịch chiết và tiến hành đánh giá hàm lượng polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết thu được. Kết quả đánh giá được trình bày ở các hình 3.4, hình 3.5 và 3.6.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến hàm lượng polyphenol của dịch chiết thu nhận từ thân bắp

Hình 3.5. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết thu nhận từ thân bắp

Hình 3.6. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến hoạt tính khử Fe của dịch chiết thu nhận từ thân bắp

Từ các kết quả phân tích ở các hình 3.4 ÷3.6 cho thấy: + Về hàm lượng polyphenol

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các loại dung môi khác nhau để chiết polyphenol từ thân bắp thì hàm lượng polyphenol của dịch chiết bằng các dung môi khác nhau cũng khác nhau. Trong số các dung môi (nước cất, ethanol, ethyl acetate, n-hexan và chloroform) đã sử dụng để chiết polyphenol từ thân bắp thì nước là dung môi cho dịch chiết có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất và đạt 2,558g acid gallic/100g mẫu (hình 3.4). Dịch chiết trong ethanol, ethyl acetate, n-hexan và chloroform đều có hàm lượng polyphenol thấp hơn so với hàm lượng polyphenol của dịch chiết nước chỉ

đạt tương ứng 2,413, 1,093, 0,439 và 0,398 (g acid gallic/100g mẫu), chỉ bằng tương ứng 94,33%, 42,72%, 17,16% và 15,56% hàm lượng polyphenol của dịch chiết trong nước. Kết quả này chứng tỏ nước là dung môi phù hợp cho quá trình chiết polyphenol từ thân bắp. Kết quả này có thể lý giải là do đặc tính cấu trúc của polyphenol có chứa nhiều nhóm có cực nên có khả năng tan tốt trong nước hơn là các dung môi hữu cơ có cực như ethanol hoặc không có cực như ethyl acetate, n-hexan và chloroform. Kết quả này phù hợp với Angshuman và cộng sự khi nghiên cứu chiết polyphenol từ trà [23] và Wen-Ying Huang và cộng sự với nghiên cứu tác dụng của dung môi nước trong tách chiết polypenol từ trà [79].

+ Về hoạt tính chống oxy hóa - Hoạt tính chống oxy hóa tổng

Kết quả phân tích cho thấy tương tự như hàm lượng polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết từ thân bắp trong nước có hoạt tính cao hơn khi sử dụng dung môi hữu cơ như ethanol, ethyl acetate, n-hexan và chloroform để chiết rút polyphenol từ thân bắp (hình 3.5). Hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết trong nước cao nhất và đạt 5,659g acid ascorbic/100g mẫu. Trong khi đó, hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết thu nhận từ thân bắp trong các dung môi khác như ethanol, ethyl acetate, n-hexan và chloroform chỉ đạt tương ứng 5,354, 2,468, 0,928 (g acid ascorbic/100g mẫu) và 0,889g acid ascorbic/100g mẫu, chỉ bằng tương ứng 94,61%, 43,61%, 16,39% và 15,99% hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết nước.

- Hoạt tính khử Fe

Kết quả phân tích trình bày ở hình 3.6 cho thấy cũng giống như hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết trong nước từ thân bắp, hoạt tính khử sắt của dịch chiết sử dụng các loại dung môi khác nhau cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt tính khử sắt của dịch chiết trong nước cao nhất và đạt 12,515g FeSO4/100g mẫu. Tương tự như trên, dịch chiết trong ethanol, ethyl acetate, n-hexan và chloroform đều có hoạt tính khử sắt thấp hơn hoạt tính khử sắt của dịch chiết trong nước và đạt tương ứng là 11,762, 5,301, 2,076 và 0,160 (g FeSO4/100g mẫu), tương đương với 93,98%, 42,36%, 16,59% và 1,3% so với hoạt tính khử sắt của dịch chiết trong nước.

Từ các phân tích ở trên cho thấy sử dụng nước làm dung môi chiết thì hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết thu nhận từ thân bắp cao

nhất, cao hơn các dịch chiết trong ethanol, ethyl acetate, n-hexan và chloroform. Do vậy, nước được chọn làm dung môi chiết polyphenol có hoạt tính chống oxy hóa từ thân bắp.

3.2.2. Xác định tỷ lệ dung môi/nguyên liệu

Tiến hành 7 mẫu thí nghiệm chiết rút polyphenol từ thân bắp bằng nước cất với tỷ lệ dung môi so với nguyên liệu (DM:NL) khác nhau: Mẫu 1: tỷ lệ DM:NL là 20:1, Mẫu 2: tỷ lệ DM:NL là 30:1, Mẫu 3: tỷ lệ DM:NL là 40:1, Mẫu 4: tỷ lệ DM:NL là 50:1, Mẫu 5: tỷ lệ DM:NL là 60:1, Mẫu 6: tỷ lệ DM:NL là 70:1 và Mẫu 7: tỷ lệ DM:NL là 80:1 (v/w). Các mẫu đều sử dụng cùng một lượng nguyên liệu: 100g. Quá trình chiết rút polyphenol được thực hiện ở nhiệt độ phòng, trong thời gian 24 giờ. Sau khi chiết rút, thu dịch chiết và tiến hành đánh giá hàm lượng polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết thu được. Kết quả đánh giá được trình bày ở các hình 3.7, 3.8, 3.9 và 3.10.

Hình 3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ DM:NL đến hàm lượng polyphenol của dịch chiết thu nhận từ thân bắp

Hình 3.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ DM:NL đến hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết thu nhận từ thân bắp

Hình 3.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ DM:NL đến hoạt tính khử Fe của dịch chiết thu nhận từ thân bắp

Hình 3.10. Ảnh hưởng của tỷ lệ DM:NL đến khả năng bắt gốc tự do DPPH của dịch chiết thu nhận từ thân bắp

Từ các kết quả phân tích ở các hình 3.7÷ 3.10 cho thấy: + Về hàm lượng polyphenol

Kết quả nghiên cứu ở hình 3.7 cho thấy trong khoảng tỷ lệ DM:NL từ 10:1 đến 60:1 thì hàm lượng polyphenol của dịch chiết trong nước từ bắp tăng theo tỷ lệ DM:NL, tỷ lệ DM:NL càng lớn thì hàm lượng polyphenol của dịch chiết thu nhận được càng cao. Khi tỷ lệ DM:NL trong khoảng 60:1 đến 80:1 thì hàm lượng polyphenol của dịch chiết thu được có xu thế tăng dần và tiệm cận với mức cao nhất

và sau đó hàm lượng polyphenol thu được không tăng. Cụ thể hàm lượng polyphenol thu được tương ứng khi tỷ lệ DM:NL (v/w) là 60:1, 70:1 và 80:1 là 3,219g acid gallic/100g mẫu, 3,223g acid gallic/100g mẫu và 3,221g acid gallic/100g mẫu. Như vậy, hàm lượng polyphenol của dịch chiết thu được khi chiết với các tỷ lệ DM:NL (v/w) nằm trong khoảng 60:1 tới 80:1 khác biệt không nhiều và sự khác biệt này không mang tính thống kê khi phân tích ANOVA (F < Fcrit). Kết quả này có thể lý giải là do khi tỷ lệ dung môi so với nguyên liệu quá thấp, lượng nước không đủ để hòa tan, trích ly polyphenol ra khỏi nguyên liệu thân bắp. Khi tiếp tục tăng lượng dung môi thì hàm lượng polyphenol thu được có sự tăng mạnh. Quá trình ngâm chiết là quá trình chiết theo nguyên tắc khuếch tán tức là polyphenol từ nguyên liệu khuếch tán ra ngoài khi nồng độ polyphenol giữa nguyên liệu và dịch chiết cân bằng thì quá trình khuếch tán dừng. Khi ngâm chiết với lượng dung môi nhiều, hàm lượng polyphenol còn lại trong nguyên liệu không nhiều thì dù tăng tỷ lệ DM:NL thì hàm lượng polyphenol thu được ở dịch chiết cũng tăng không đáng kể và hiệu quả trích ly polyphenol không tăng.

Từ những phân tích ở trên cho thấy khi chiết polyphenol từ thân bắp với tỷ lệ DM:NL là 60:1 (v/w) thì hàm lượng polyphenol thu được cũng không khác biệt nhiều khi chiết với tỷ lệ DM:NL là 70:1 hoặc 80:1. Như vậy để thuận lợi cho quá trình cô đặc hay sấy khô nên chiết polyphenol từ thân bắp theo tỷ lệ DM:NL là 60:1 (v/w).

+ Về hoạt tính chống oxy hóa - Hoạt tính chống oxy hóa tổng

Kết quả phân tích trình bày ở hình 3.8 cho thấy cũng giống như hàm lượng polyphenol, trong khoảng tỷ lệ DM:NL từ 10:1 đến 60:1 hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết thu nhận từ thân bắp tăng theo lên chiều tăng tỷ lệ DM:NL. Khi tỷ lệ DM:NL là 60:1 thì hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết thu được đạt mức cao nhất đạt 7,178g acid ascorbic/100g mẫu và sau đó hoạt tính chống oxy hóa tổng thu được không tăng. Cụ thể, hoạt tính chống oxy hóa tổng thu được tương ứng khi tỷ lệ DM:NL (v/w) là 70:1 và 80:1 là 7,091g acid ascorbic/100g mẫu và 7,151g acid ascorbic/100g mẫu, chỉ đạt tương ứng 98,78% và 99,90% so với hoạt tính chống oxy hóa tổng của dịch chiết khi chiết với tỷ lệ DM:NL là 60:1 (v/w). Tuy nhiên kết quả phân tích ANOVA cho thấy sự sai khác về hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết ở các tỷ lệ DM:NL là 60:1 – 80:1 (v/w) là sự sai khác không mang tính thống kê

(F < Fcrit). Như vậy khi chiết rút polyphenol với hoạt tính chống oxy hoá tổng cao thì tỷ lệ DM:NL 60:1(v/w) là phù hợp.

- Hoạt tính khử Fe

Kết quả phân tích trình bày ở hình 3.9 cho thấy cũng giống như hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa tổng, hoạt tính khử Fe của dịch chiết thu nhận từ thân bắp cũng tăng theo tỷ lệ DM:NL. Hoạt tính hoạt tính khử Fe của dịch chiết khi chiết với tỷ lệ DM:NL là 60:1 (v/w) là cao nhất và đạt 15,516g FeSO4/100g mẫu, còn hoạt tính khử Fe của dịch chiết có tỷ lệ DM:NL là 70:1 (v/w) và 80:1 (v/w) đạt tương ứng 15,503g FeSO4/100g mẫu và 15,493g FeSO4/100g mẫu, chỉ bằng tương ứng 99,91% và 99,85% hoạt tính khử Fe của dịch chiết khi chiết với tỷ lệ DM:NL là 60:1. Sự sai khác về hoạt tính khử Fe của dịch chiết khi chiết ở các tỷ lệ DM:NL 60:1 - 80:1

Một phần của tài liệu thu nhận polyphenol từ cây bắp và thử nghiệm trong sản xuất đồ uống (Trang 57 - 112)