Chính sách lương thưởng, cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng tại siêu thị metro nha trang (Trang 76 - 78)

Chính sách lương thưởng

Metro nên biết được đâu là động cơ để nhân lực ở lại với mình. Động cơ gồm quyền lợi (thường được quy bằng tiền) và trách nhiệm, niềm tin (tình yêu công ty hoặc tin vào sếp) và kết hợp cả hai. Xác định được điều này sẽ giúp các nhà quản lý có cách ứng xử phù hợp với nhân sự.

Chính sách lương thưởng luôn là mối quan tầm hàng đầu của người lao động. Các nhà nhân sự của Metro phải hiểu điều đó và luôn phải cố gắng để đảm bảo một mức thu nhập tương xứng với năng lực, kinh nghiệm, khối lượng công việc mà nhân viên được giao cũng như những đóng góp thực sự của mỗi nhân viên cho công ty. Khen thưởng là động lực, là đòn bẩy thúc đẩy khả năng sáng tạo, sự cống hiến hết mình của mỗi nhân viên. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế khó khăn thì việc thưởng đúng thời điểm, đúng người và đúng việc để người làm có thêm động lực làm việc là hết sức cần thiết. Do vậy, chính sách thưởng cũng cần phải minh bạch để nhiều nhân viên khác biết để phấn đấu. Với cấp nhân viên, Metro nên thưởng theo quy tắc “làm đạt bao nhiêu chỉ tiêu thì có thưởng”. Với nhân viên cấp trưởng phòng, trưởng nhóm thì nên dùng chính sách thưởng theo năm hoặc quý, vì việc trả thưởng như vậy sẽ giúp họ vạch ra những đường hướng xa hơn, có tầm chiến lược hơn. Bằng cách này, trưởng phòng sẽ tìm cách vạch đường giúp bộ phận mình bù đắp được phần hụt của tháng này, sang tháng sau tốt hơn. Chính điều này giúp nhân viên làm việc tốt hơn, luôn muốn thay đổi và cải thiện bản thân.

Metro có thể áp dụng chế độ đánh giá nhân viên như:  Định kỳ đánh giá nhân viên 2 lần/năm

 Đánh giá đột xuất khi có thành tích xuất sắc  Nhân viên xuất sắc của tháng

 Nhân viên xuất sắc của năm cấp công ty

Ngoài ra, Metro cũng nên có các chế độ ngoài luật lao động như:

Chế độ chăm sóc sức khỏe

Hỗ trợ 100% chi phí cho gói bảo hiểm sức khỏe

Khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm

Chế độ nghỉ mát hàng năm

Các phúc lợi khác như:

o Tặng quà dịp sinh nhật nhân viên, 20/10, 8/3.

o Tổ chức trung thu, tết thiếu nhi cho con em cán bộ nhân viên

o Tham gia các hoạt động phong trào: từ thiện, thể thao, văn nghệ

o Được hỗ trợ chi phí team building theo từng bộ phận

o Tham gia tiệc tất niên hàng năm

o Hỗ trợ tiền điện thoại: theo tính chất công việc

o Chi phí đi lại: theo tính chất công việc

Cơ hội thăng tiến

Nhân viên muốn thăng tiến, đó là nguyện vọng của tất cả mọi tầng lớp lao động, vì thế Metro cần tạo cho họ một hướng phát triển. Có cơ hội thăng tiến là một trong các yếu tố khiến nhân viên cống hiến hết mình cho công ty. Những nhân viên khi đó sẽ nhìn vào nhà lãnh đạo để biết cách rèn giũa các kỹ năng mà họ cần có, biết tích lũy thành kinh nghiệm để nâng cao trình độ của bản thân và dễ dàng tiếp nhận những công việc mới. Do vậy, trong các phản hồi đánh giá hoạt động chung của bộ phận do mình trực tiếp quản lý, nhà quản trị của Metro cần lồng vào đó cả thông tin đánh giá lẫn kế hoạch phát triển nhân sự cho giai đoạn sau. Họ phải:

o Giúp nhân viên hình dung về sự thành công:

Lãnh đạo Metro có nhiệm vụ truyền đạt tầm nhìn của Metro cho các nhân viên của mình, giúp họ hiểu đúng tầm nhìn đó. Việc tiếp theo là khuyến khích nhân viên phát triển giao tiếp, tạo môi trường trao đổi thông tin đa chiều, liên kết nhân viên với hệ thống nội bộ như một nhu cầu không thể thiếu trong sự phát triển nghề nghiệp. Điều này còn nhằm giúp nhân viên hiểu thêm về các lựa chọn cơ hội nghề nghiệp và hình dung được sự thăng tiến của họ trong tương lai.

Nhìn chung, các nhân viên luôn đánh giá cao những phản hồi mang tính xây dựng của nhà quản trị khi chúng kịp thời, cụ thể, có thể giúp nhân viên cải tiến cách làm việc và nâng cao hiệu suất lao động. Phản hồi của nhà quản trị cũng là dịp kết nối công việc của nhân viên với cơ hội phát triển của họ.

o Lập kế hoạch phát triển nhân viên

Nhà quản trị Metro nên có trách nhiệm chuyển các ý đồ và mong muốn của ban lãnh đạo Metro thành các kế hoạch hành động cho bộ phận mà mình quản lý, bao gồm cả kế hoạch phát triển nhân sự và được cụ thể hóa bằng những chương trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn và những bài học mang tính xử lý tình thế, sao cho chúng luôn kết nối với các mục tiêu công việc của từng cá nhân. Vì những nhân viên có tiềm năng luôn muốn biết họ đã đóng góp ra sao vào các mục tiêu lớn của doanh nghiệp nên việc nhà quản trị đánh giá và thảo luận với họ về các kết quả công việc cũng chính là cách giúp đỡ họ hoàn thành sứ mệnh cá nhân.

Môi trường làm việc

Một thực tế là ngày nay chúng ta dành nhiều thời gian cho công việc và đồng nghiệp ở công ty hơn thời gian dành cho gia đình. Không gian làm việc có thể diễn tả các cung bậc cảm xúc của người lao động. Với đặc thù riêng, nhân viên siêu thị thường tiếp xúc với một lượng khách hàng lớn đặc biệt là vào dịp cuối tuần hay ngày lễ, do đó áp lực công việc cao, việc phải luôn duy trì sự vui vẻ và nhiệt tình với khách hàng là điều khó thực hiện. Vì vậy, Metro cần quan tâm đến môi trường làm việc cho người lao động, môi trường làm việc phải thực sự thoải mái, thân thiện giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhau. Lãnh đạo phải công bằng và luôn quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của nhân viên, tạo được sự đoàn kết nhóm trong nội bộ. Có như vậy mới nhân viên tìm thấy niềm vui và sự yên thích công việc, giúp họ có thể thoải mái hơn khi đến công sở.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng tại siêu thị metro nha trang (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)