Làm thế nào để nhận được sự coi trọng?

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 67 - 72)

IV. Bàn bạc kế hoạch lâu dài, chú ý tới toàn cục

b.Làm thế nào để nhận được sự coi trọng?

Là một nhân viên trong công ty thì hầu như ngày nào cũng phải tiếp xúc với giám đốc. Vậy làm sao để được coi trọng, để mang lại kết quả tốt. Đây là thắc mắc của rất nhiều nhân viên, họ mong có thể tìm được những phương án tối ưu. Các giám đốc cũng có nhiều loại. Họ không chỉ khác nhau về tính cách, quốc tịch mà họ còn khác nhau ở hoàn cảnh sống, về vốn tri thức… “Làm sao để hòa hợp được với họ?”. Vấn đề này cũng không phải là có thể dễ dàng trả lời. Đối với bạn, quan trọng là phải đạt được sự tín nhiệm của giám đốc, khẳng định sự

quan trọng của mình với giám đốc.

Dù có hay không có lãnh đạo cấp trên làm ô dù song cấp trên trực tiếp vẫn quan trọng hơn cả bởi họ nắm giữ sinh mệnh của bạn. Bí quyết thành công chính là phải làm sao để họ thấy rằng bạn vô cùng quan trọng đối với họ. Tác dụng của cấp dưới là giúp đỡ, hợp sức để cùng cấp trên đạt được mục tiêu trong công việc. Muốn làm được điều này trước hết bạn cần có chung mục tiêu với cấp trên. Cấp trên cho rằng công ty cần phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, bạn không thể cứ đủng đỉnh tiến từng bước. Nếu ông ta cho rằng ngữ nghĩa văn pháp là rất quan trọng, vậy khi viết báo cáo bạn phải chú ý, thận trọng. Tiếp theo bạn cần bổ sung cho cấp trên. Khi ông ta phát triển bên ngoài thì bạn phải củng cố bên trong, giúp đỡ ông ta đạt được mục đích. Nếu làm được điều này, tiền đồ của bạn sẽ như cá gặp nước. Đồng thời cần thường xuyên qua lại, tiếp xúc với giám đốc để lưu lại hình ảnh tốt đẹp của bạn trong tâm trí họ. Điều này sẽ rất có lợi cho bạn. Như vậy khi có cơ hội, cấp trên sẽ để ý đến bạn, sẽ giúp đỡ và tiến cử bạn. Ngược lại, nếu không thường xuyên qua lại, sẽ làm giảm bớt sự quan tâm của cấp trên đối với bạn, quên mất sự tồn tại của bạn. Khi đó bạn sẽ mất đi cơ hội thăng tiến, chính vì vậy bạn cần phải duy trì một

khoảng cách tối ưu đối với cấp trên.

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có khả năng với bản chất nhanh nhạy của thanh niên, họ thường cảm thấy tố chất của cấp trên thấp hoặc kinh nghiệm của họ đã lỗi thời, hoặc cho rằng cấp trên chậm chạp, lề mề, làm việc không có hiệu suất. Cũng có người vì cấp trên có tác phong không chuẩn mà coi thường, luôn có sự mâu thuẫn trong tư tưởng. Cần nói rằng những điều này cũng không phải là không có lý. Nhưng cái đáng chú ý ở chỗ bạn là cấp dưới, phải tôn trọng và phục tùng cấp trên. Đây chính là tiền đề

quan trọng nhất.

Thực tế mỗi lãnh đạo hay cấp trên đều có ưu điểm của họ, nếu thực sự họ không thể đảm trách được công việc thì cũng cần phải thông qua một khoảng thời gian, đồng thời phải dựa vào quy tắc, chế độ làm việc. Tóm lại là dù bất cứ nguyên nhân gì thì cũng không nên gây căng thẳng với lãnh đạo. Xử lý chính xác trong quan hệ cấp trên, điều này sẽ giúp giải tỏa bớt áp lực trong công việc của mình. Có những người thành đạt trước đây cũng đã từng là những người làm thuê để rồi trở thành ông chủ. Họ có vốn hiểu biết sâu rộng, kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ chính là phương pháp tốt để chúng ta học hỏi.

c. Lùi một bước để tiến ba bước

điều bình thường. Chẳng ai thích ăn đồ thừa, đồ không ngon. Những “món ngon” nên để cấp trên dùng trước, dù rất muốn ăn thì cũng phải nói với

cấp trên rằng: “Xin mời ngài dùng trước!”.

Lấy lợi ích của công việc mà nói, cũng nên làm như vậy. Nếu bạn hoàn thành tốt một công việc nào đó thì cũng nên nói đó chính là nhờ công lao của cấp trên. Bạn có thể nói: “Tôi đã phải đổ bao mồ hôi công sức mới có được thành quả này, sao

lại phải dâng cho cấp trên chứ?”

Nếu thực sự bạn có năng lực hoàn thành tốt một công việc, như vậy cơ hội để bạn lập công là rất nhiều. Nếu bạn có thể kiềm chế được sự nóng giận mà nhường công lao cho cấp trên, điều này có thể rất có lợi cho bạn, chỉ cần lần sau bạn lại tiếp tục lập công.

Trong xã hội, phần lớn mọi người đều không muốn nhường công lao của mình cho người khác. Nếu như có một người hào phóng nhường công lao của mình cho người khác thì mọi người nhất định sẽ rất ngạc nhiên. Họ cảm thấy rằng đây không phải là sự thật và tự hỏi: “Đây là sự thật ư?” Sau khi đã hiểu rõ chân tướng mọi việc, nhất định cấp trên sẽ rất cảm kích và có ấn tượng tốt về bạn. Khi đó cấp trên sẽ có cảm giác: “Mình mắc nợ người này, người này rất hiểu ta, cho

nên mới nhường công cho ta”.

Một ngày kia cấp trên sẽ nghĩ cách trả món nợ, mang lại cho bạn cơ hội lập công. Khi đó bạn sẽ không phải chịu thiệt thòi gì cả. Nhưng có một điều mà bạn cần đặc biệt chú ý, khi bạn nhường công lao của mình cho cấp trên thì tuyệt đối không được tiết lộ cho người khác biết, nếu không thiện chí của

bạn sẽ biến thành ý đồ xấu.

d. Cần thường xuyên viết “báo cáo”

Bạn có thường xuyên hỏi cấp trên những chuyện liên quan tói công việc? Hay những vấn đề về bản thân? Bạn đã từng cùng cấp trên thảo luận công việc? Nếu bạn chưa từng làm như vậy thì phải bắt đầu ngay từ hôm nay. Là một cấp dưới, thỉnh giáo cấp trên chẳng có gì đáng hổ thẹn cả. Không nên nghĩ răng: “Mình hỏi như vậy cấp trên có chê cười không? Ta có mất mặt không?”. Nếu nghĩ như vậy thì bạn

đang tự hạn chế mình rồi.

Một cấp trên luôn có lòng mong cấp dưới đặt ra câu hỏi. Khi cấp dưới đặt câu hỏi, tức là họ có chỗ chưa rõ trong công việc. Cấp trên có thể trả lời, tức là có thể tránh khỏi những sai lầm, như vậy cấp trên mới yên tâm. Nếu bạn làm ra vẻ cái gì cũng hiểu, chẳng cần hỏi gì. Khi đó cấp trên sẽ thấy rằng: “Lạ thật, liệu người này có thực sự hiểu rõ vấn đề không?”, rồi sinh ra lo lắng. Khi cấp trên cho gọi ban, nên chủ động hỏi: “Về vấn đề này tôi vẫn chưa hiểu lắm” hay “Điểm này cũng có thể lý giải như thế này, không biết ý kiến giám đốc ra sao?” Nhất định cấp trên sẽ vui vẻ trả lời: “Cứ làm vậy đi.” hoặc “Như vậy là tương đối tốt rồi.”, đồng thời giúp bạn bổ sung hoặc sửa chữa những điểm còn thiếu sót. Giả sử như bạn gặp phải những vướng mắc thì nên chủ động đề xuất với cấp trên để

Khi bạn cùng cấp trên thảo luận, nếu thấy rằng mình làm phiền cho họ thì tốt nhất bạn nên nói “Xin lỗi” rồi đi ra ngoài. Song đối với người đã từng giúp đỡ thì bạn phải báo

cáo sự việc, đây là điều rất quan trọng.

Nếu bạn có kiến nghị gì với giám đốc thì nên chọn thời điểm thích hợp. Một nhân viên thông minh không nên đề xuất điều kiến nghị gì khi giám đốc không vui. Tâm trạng có nhiều dạng như vui vẻ, tức giận, căng thẳng, hưng phấn, đau buồn… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến lời nói và hành động của cấp trên.Khi đang trong trạng thái căng thẳng, buồn bực, lo lắng, cấp trên sẽ chẳng còn tâm trí đâu mà nghe bạn nói, huống hồ là những lời phê bình góp ý về những hành vi của cấp trên. Lúc này, không những cấp trên sẽ không thể tiếp thu, ngược lại tăng thêm sự buồn

bực, thậm chí còn oán hận bạn.

Những nhân vật có vị trí cao trong công ty, về phương diện nghiệp vụ cần có những quyết sách đúng đắn. Khi công và tư đều gặp thuận lợi,đương nhiên họ sẽ cảm thấy thoải mái vui vẻ, dù những lời bạn nói không lọt vào tai cho lắm, song họ vẫn vui vẻ lắng nghe tiếp thu. Nếu khi công việc gặp khó khăn, tự nhiên họ cũng sẽ cảm thấy buồn bực, lúc này họ chẳng buồn suy nghĩ gì nữa, và đương nhiên sẽ rất khó chấp nhận ý kiến của cấp dưới. Lúc này mọi lời kiến nghị đều trở nên vô ích, cho nên tốt nhất bạn nên tìm một cơ hội thuận lợi khác để đưa ra ý kiến. Trước hết bạn phải biết tự trọng, mọi lời nói và việc làm phải ăn khớp nhau, làm việc phải có nguyên tắc. Khi đó tự nhiên mọi người sẽ không dám coi thường bạn, ngay cả

cấp trên của bạn cũng vậy.

Nếu bạn cho rằng lý thuyết trước sau cũng chỉ là lý thuyết, nói thì dễ, làm mới khó, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Khi thực hành lại rất đơn giản, bạn cần hoàn thành tốt phần việc của mình. Trước khi làm việc cần hiểu rõ yêu cầu của giám đốc cũng như của công việc, động tác chính xác, tự nhiên để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Mặt khác khi cấp trên chất vấn, bạn chớ vội biện hộ cho mình mà tự tin nhìn thẳng đối phương, bình tĩnh đối phó với những lời chất vấn của đối phương, đồng thời không nên bày tỏ thái độ cụ thể nào. Bạn sẽ phát hiện cấp trên ngày càng trở nên khách khí

với bạn.

Thậm chí cần kịp thời đưa ra những “báo cáo” về sai lầm của cấp trên. Khi cấp dưới làm sai, cấp trên có thể thẳng thắn góp ý mà không cần phải giữ ý. Nhưng nếu xuất hiện tình huống ngược lại, là cấp dưới, làm sao có thể khéo léo chỉ ra những sai lầm của cấp trên? Trước khi góp ý với cấp trên, cấp dưới cần làm rõ một số điều. Dù sao đi nữa thì cấp trên vẫn là cấp trên. Tuy cấp trên phạm sai lầm song do các vấn đề về địa vị, thực tế cho thấy rất ít cấp trên chịu thừa nhận sai lầm trước mặt

cấp dưới.

Tại sao vậy?

Nói một cách đơn giản, là cấp trên họ cần thể hiện uy quyền của mình. Nếu họ quyết định vội vàng có thể sẽ ảnh hưởng tới danh dự và địa vị của họ. Nếu một người cấp dưới thẳng thắng chỉ ra những sai lầm của cấp trên, điều này chẳng khác nào thách thức quyền lực của cấp trên. Khi đó ngay cả một vị cấp trên độ lượng nhất cũng khó

có thể chịu nổi. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều người đã phải chịu số phận bi thảm chỉ vì đã không khéo léo khi chỉ ra những lỗi lầm của Hoàng đế. Điều này cũng không phải là khó lý giải. Sở dĩ như vậy đơn giản là vì họ không hiểu tâm lý và đã làm tổn thương tới lòng tự trọng của hoàng đế. Khi bị động đến lòng tự trọng của mình, một mặt Hoàng đế cảm thấy uy quyền của mình bị giảm sút nhiều, mặt khác họ cảm thấy rất tức giận, họ

sẽ khó mà suy nghĩ được thấu đáo.

Ngày nay trong xã hội đã không còn có những bi kịch như trong các vương triều phong kiến song vẫn còn xuất hiện nhiều bi kịch mang tính chất tương tự. Khi cấp dưới chỉ trích cấp trên mà thiếu khéo léo, không biết chọn thời điểm thích hợp rất dễ gây ác cảm cho cấp trên, dẫn đến hậu quả xấu, có thể bị giáng chức hoặc điều đến nơi khác làm việc. Làm cấp dưới, bạn cũng nên chỉ ra những sai lầm của cấp trên, tuy vậy bạn cần phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp, cách thức hợp lý để tránh

xảy ra mâu thuẫn và hậu quả xấu.

Có thể chọn lúc cấp trên ăn trưa hoặc cùng đi dạo sau khi tan ca. Bạn có thể lấy tư cách là một người bạn để góp ý với cấp trên, nhẹ nhàng chỉ ra những thiếu sót của cấp trên. Hãy quan sát phản ứng của cấp trên lúc đó. Nếu cấp trên không hề tỏ ra thừa nhận sai lầm mà kịch liệt biện hộ cho mình, lúc này bạn nên im lặng, không nên đôi co với ông ta. Nếu cấp trên tỏ thái độ nhận lỗi, bạn nên tỏ ra thông cảm và giúp họ sửa sai. Khi đó nhất định cấp trên sẽ rất nể phục bạn.

e. Học cách trò chuyện với cấp trên.

Nhiều nhân viên khi trò chuyện vơi cấp trên thường tỏ ra căng thẳng, không chú ý thái độ của cấp trên đối với mình ra sao, chỉ mải suy nghĩ nên làm gì để ứng phó mà chẳng

hề chú ý tới vấn đề cấp trên nói.

Thực ra, một nhân viên giỏi không những có thể hiểu được vấn đề cấp trên nói mà còn có thể hiểu được ý nghĩa hàm chứa trong câu nói của họ. Như vậy mới thực sự hiểu được suy nghĩ của cấp trên để đưa ra những phản ứng đúng đắn nhất.

Làm thế nào để thực hiện được điều này?

Khi cấp trên nói, bạn cần bỏ hết những suy nghĩ khiến bạn lo lắng, căng thẳng, mắt hướng thẳng vào cấp trên, như vật sẽ khiến cấp trên cảm thấy bạn đang chú ý nghe ông ta nói. Lúc cần thì nên ghi chép ra giấy, sau khi cấp trên đã nói xong, bạn có thể suy nghĩ thêm để hiểu rõ ý của cấp trên. Sau đó, khái quát nội dung cấp trên đã nói và

thể hiện là mình đã hiểu rõ vấn đề.

Nhớ rằng, cấp trên không thích những người có tư duy chậm. Cần phải hết sức cẩn thận khi quan hệ với cấp trên. Khi cấp trên hỏi bạn về một vấn đề nào đó, bạn cần nhanh chóng suy nghĩ mục đích thực sự của vấn đề là gì? Sau đó trả lời cụ thể vấn đề cấp trên hỏi, nhưng không nên trả lời một cách quá thật thà. Nếu một ngày kia cấp trên không còn trọng dụng bạn nữa, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên

nhân của sự việc.

Bất cứ ai cũng cảm thấy khó chịu, buồn bực khi bị cấp trên coi thường. Những người rơi vào tình trạng này cần xem xét, phân tích cẩn thận, áp dụng những

biện pháp hợp lý nhất, bởi phát hiện và sự coi trọng của cấp trên là rất quan trọng. Tốt nhất bạn cần làm rõ một điều rốt cuộc bạn có thực sự có vị trí trong mắt của cấp trên không? Bạn có thực sự bị coi thường không? Hay đó chỉ là ảo tưởng. Cấp trên vốn đối xử với bạn như với người khác, chứ không phải nhất bên trọng nhất bên khinh, song do yêu cầu của bạn quá cao, bạn quá nóng vội, quá mẫn cảm mà sinh

ra cảm giác mình bị cấp trên coi thường.

Trong trường hợp này, quan trọng là bạn cần tự hiểu và đính chính tâm lý của bản thân. Sự tự ti, đa nghi, quá mẫn cảm cũng như tình trạng sức khỏe không tốt sẽ ảnh hưởng tới hành vi của bạn, mà hành vi của bạn lại ảnh hưởng tới quan điểm của cấp trên đối với bạn. Tới lúc đó, cảm giác “bị coi thường” giả tạo, có lẽ sẽ trở thành sự thật.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 67 - 72)