Năm 1962, đồng chí Chu Ân Lai đã nói: “Trong những năm tháng chiến tranh, chúng ta sống cùng nhân dân, ngày ngày gặp nhau, không phân biệt hai phía, quan hệ với nhân dân rất gần gũi. Bây giờ thì khác rồi. Ví dụ tôi tham gia hội nghị này của các đồng chí, vừa vào hội trường là các đồng chí liền đứng dậy vỗ tay, tôi cảm thấy rất khó chịu… không phải đứng lên ngồi xuống mà cứ ngồi tất cả cùng nhau”. Cái việc vỗ tay, đứng lên ở đây mà Chu Ân Lai nói đến chúng ta gọi là cách tượng trưng quyền lực. Cách tượng trưng cho quyền lực bao gồm kiểm duyêt, tiếp kiến, chỗ ngồi của chủ tịch, diễn thuyết, tiệc mừng, xe ô tô đưa đón, thư ký, vệ sĩ… Hiện nay, hình thức này đã trở thành một bộ phận trong công tác của chúng ta, hoặc là đã thành điều kiện bắt buộc đưa ra cho công tác. Nhưng hình thức này lại có hai tính quan trọng, nó có thể sinh ra hiệu ứng trách nhiệm lớn chìm ngập trong cảm giác của quyền lực. Nội dung thể hiện bản chất nhưng hình thức nhất là những hình thức vật chất kia sẽ phản tác dụng với nội dung, làm cho hình thức mà vốn nó rất bình thường trong công tác trở thành mục tiêu theo đuổi, từ đó dần xa rời quần chúng, thậm chí còn đi đến mặt xấu, bản chất cũng thay đổi. Đồng chí Trần Vân nói: “Một người khi được người khác vỗ tay thì anh ta sẽ có hai tâm lý khác nhau: Một là cẩn thận, hai là mê muội đi. Mê muội
rất có khả năng sẽ bị tụt dốc”. Một vị giám đốc của Tổng công ty công nghiệp hàng không đã nói: “Tôi có cảm giác khi nào tự mình cảm thấy đã có quyền lực rồi thì khi đó là sắp có vấn đề”. Đây là những lời nói chân thành. Có một chuyện rất nhỏ nhưng lại rất sâu sắc. Vị lãnh đạo của một đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng đã bị viêm phổi, phải vào viện mỗi ngày để tiêm tĩnh mạch, một lần bỗng gặp một người bạn liền nói vài câu chuyện. Ông ta giới thiệu hai thành viên bên cạnh mình là hai sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đi cùng ông ta vào viện khám bệnh. Vị này thầm nghĩ trong bụng: “Hai sinh viên này lại hầu hạ một người không cần đến hộ lý”. Đây là một câu chuyện khiến người ta vừa tức vừa buồn cười. Nó chỉ cho chúng ta thấy rằng hãy chú ý đến một chuyện khác, đó là bắt nạt cấp dưới. Lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng cho mình, nhưng lợi dụng chức quyền chỉ khiến cho cấp dưới phải phục vụ người khác mà lại không được mọi người chú ý đến. Thực tế thì hiện tượng đặc quyền này chỉ khiến cấp dưới phải làm những việc riêng tư cho một cá nhân hoặc lợi dụng cấp dưới vào những việc không lành mạnh. Tâm lý tiếp nhận phục vụ của cấp dưới, bề ngoài thì là một kiểu liên hệ tình cảm nhưng thực ra lại là một biến thể của quyền lực. Việc này sẽ tạo áp lực lớn cho tâm lý của cấp dưới, nếu lãnh đạo không hạn chế hành động của mình thì một khi áp lực đó càng lớn, quan hệ của cấp trên và cấp dưới sẽ không tồn tại được nữa, tâm lý xa rời là điều chắc chắn xảy ra. Đương nhiên đây sẽ là cơ hội của những kẻ luồn cúi. Họ sẵn sàng tiếp nhận được phục vụ, dùng “khổ nhục kế” để mưu lợi cho bản thân. Những hành động sai lầm của quyền lực sẽ rất nguy hiểm. Ngoài việc quan hệ của lãnh đạo và quần chúng bị xa rời, đem lại cơ hội cho những kẻ luồn cúi, còn can thiệp
đến vấn đề chia sẻ quyền lực.
Trong cuộc sống thực tế tồn tại một hiện tượng chia sẻ quyền lực, người tiếp cận trung tâm quyền lực thường tiếp nhận từ cả hai phía trên và dưới. Lãnh đạo cấp trên vô hình chung đã đưa cho cấp dưới quyền lực mà quyền lực đó vốn là của mình. Cấp dưới cũng có thể cầu cạnh người tiếp cận trung tâm quyền lực, nhờ họ giúp làm những việc mà vốn thuộc phạm vi quyền lực của cấp trên. Hiện tượng này cũng thường gặp ở thư ký hay chủ nhiệm văn phòng, thậm chí tài xế cũng có thể được hưởng “đặc quyền” của lãnh đạo. Người mà tồn tại ở vị trí trung tâm quyền lực trong thời gian dài cũng thuộc được tất cả những khuynh hướng và thái độ của lãnh đạo, của những người xung quanh, nắm vững được quan hệ giữa các lãnh đạo với nhau. Nếu lãnh đạo mê muội đi trong cảm giác quyền lực, rồi lại đáp ứng nhu cầu của những kẻ luồn cúi thì sự chia sẻ quyền lực sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường. Quyền lực của đám hoạn quan trước đây ở Trung Quốc cũng chính là vấn đề này. Năm 1954, đồng chí Trần Vân nói với các lãnh đạo cao cấp của Đảng: “Lúc đầu là làm cách mạng, sau này làm cách mạng, giống như làm quan, đã làm cách mạng thì phải làm quan. Sau đó chức quan càng làm càng lớn. Có người chỉ muốn làm quan, không muốn làm cách mạng nữa, bỏ quên cách mạng rồi”. Tôn-khe-tơ cũng nói: “Quyền lực làm cho con người đồi bại, quyền lực tuyệt đối làm đồi bại tuyệt đối”. Thời kỳ Đường Thái Tông ở Trung Quốc có tể tướng Chu Dịch thỉnh giáo học sĩ Thư
Áo: “Năng lực của tôi kém nhưng trách nhiệm của tôi rất lớn, ông làm cách nào giúp tôi với?”. Thư Áo nói: “Mong tướng quân không nắm quyền”. Ông ta giải thích tiếp: “Nếu phạt tội thì phải phù hợp với công luận của thiên hạ. Không nên dùng tâm lý bực bội vào xử lý công việc, như thế tự nhiên thiên hạ sẽ được quản lý tốt. Vậy có quyền lực cá nhân đâu?”. Câu nói này chỉ nói lên từ một góc độ nào đó nhưng từ góc độ này mà nói đến quyền hành trong con người và suy nghĩ nghiêm túc thì đúng là
một chân lý.