Những thành quả to lớn luôn ở những nơi nguy hiểm.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 56 - 62)

V. Hãy làm từng việc một

b.Những thành quả to lớn luôn ở những nơi nguy hiểm.

Nhà chính trị gia cổ đại Vương An Thạch đã chỉ ra rằng: “Những cảnh đẹp tuyệt vời trên thế giới đều ở những nơi rất xa và những nơi cheo leo hiểm trở. Chỉ có “suy nghĩ

lâu” và “kỹ lưỡng” thì mới tới nơi được”.

Nói từ góc độ riêng thì quá trình làm công tác lãnh đạo cũng chính là quá trình liên tục biến những cơ hội, những điều có tính khả năng thành hiện thực mà nắm được cơ hội cũng là việc rất khó. Cơ hội chân chính cũng thường nằm ở những chỗ mà con người khó có thể đến được. Cổ nhân nói: “Dùng binh phải dựa vào chất lượng chứ đừng dựa vào số đông”. Muốn cầm chắc được cơ hội thì phải viết văn chương trên “sự phi

thường”.

Mọi người quen với trật tự công việc thông thường cũng như quen với nhịp độ cuộc sống và quan hệ giao tiếp thông thường. Đây là phương thức tồn tại của nhân loại và

xã hội.

Mặt khác, nếu không có sự phủ nhận của những sự việc đúng đắn thì sẽ không xuất hiện được những cái mới hơn. Nói từ ý nghĩa này thì “sự phi thường” là cách để nhân loại cùng xã hội phát triển và cũng là cuộc cách mạng. Gần đây những xí nghiệp liên doanh đã đưa ra những khiêu khích đối với những tổ chức lao động đã được mọi người quen từ trước. Ví dụ tiêu biểu là công ty sản xuất ô tô Ford đã chuyển từ sản xuất quy mô lớn thành những phương pháp sản xuất nhỏ. Trong một nhà máy lớn phân chia thành năm phân xưởng nhỏ. Xe ô tô được lắp ráp tại những nơi làm việc. Công nhân có thể thay đổi vị trí ở nơi làm việc, đến ngay cả thao tác và phương thức sản xuất cũng có thể thay đổi. Có người nói rằng đây là quay lại cách sản xuất thô sơ. Công ty này nói rằng: “Để cho mọi công nhân được vui vẻ và thoải mái trong công việc” và đây cũng là khẩu hiệu của công ty. Công ty cũng để cho những bộ phận sản xuất tổ chức sản xuất, các tổ trưởng thay nhau đảm nhận, những việc chuyên môn từng bộ phận sản xuất sẽ được các thành viên trong tổ thảo luận và quyết định. Cho phép những người đã nắm rõ được kỹ thuật sản xuất có thể tự thay đổi cương vị của mình. Những bộ phận sản xuất có thể mở nhạc mà mọi người thích, khi nghỉ thì mọi người có thể uống cà phê, ăn nhẹ. Những biện pháp này đã thúc đẩy sự tích cực của công nhân viên chức, đạt được hiệu quả ngày càng cao. Không chỉ có Ford mà một số nhà máy khác của Mỹ cũng bỏ cách sản xuất theo dây chuyền mà ở đó vị trí công nhân sẽ là cố định và chuyển sang cách sản xuất thô sơ, khiến công nhân có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Các nhà máy của Nhật Bản cũng xóa bỏ một số cách quản lý phân công chuyên nghiệp hóa, yêu cầu mỗi người nắm được ba kỹ năng trở lên. Công ty kỹ thuật nghiên cứu công nghiệp Honda của Nhật Bản có đòi hỏi cao, họ chỉ để công nhân làm việc khoảng ba tháng ở một vị trí nào đó rồi sau đó họ sẽ thay đổi để công nhân làm công việc ở những vị trí khác nhau theo sự luân phiên nhất định. Đây là sự phát triển phạm vi công tác của công nhân theo hàng ngang.

Một kiểu khác đó là phát triển mở rộng theo nội dung công việc. Ở Liên Xô cũ, một số nhà máy đã xuất hiện nhiều tổ chức lao động mang tính quần chúng như tổ phân tích kinh tế, tổ lao động khoa học, tổ hạch toán kinh tế, tổ tin tức kỹ thuật, tổ những thành viên cách tân… Nó đã có tác dụng rõ rệt trong phát triển sản xuất và quản lý nhà máy. Công ty cơ khí Keasl của Mỹ có vài nghìn tổ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, mỗi tổ khoảng mười người. Mỗi tổ cũng có công nhân và kỹ sư ở ngoài vào cùng làm. Mỗi người có mục tiêu mà mình tự xác định ra và hoàn thành mục tiêu này trong vòng ba đến sáu tháng. Thành quả của họ thể hiện khá rõ. Đây là thử nghiệm mới nhưng hiện giờ đã trở thành cách làm mà một số nhà máy đang theo đuổi với mục đích thay đổi được cách quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ thực tế chúng ta thấy rằng: Công nhân cứ làm đi làm lại một công việc, khi

đã thành thạo được thì dễ gây ra tâm lý chán ghét, tâm lý đối phó và cũng dễ sinh ra cách làm việc công thức hóa. Như thế nhiệt huyết và tinh thần học hỏi sẽ suy giảm, nhận thức cũng sẽ nông cạn. Đặc biệt là những lao động có sự lặp đi lặp lại đơn giản thì xuất hiện xu hướng ngày càng phổ biến. Ơ một nhà máy Nhật Bản đã từng xảy ra sự việc mà cả mười nam nữ công nhân của một dây chuyền sản xuất đã cùng nhau nghỉ việc tập thể. Vấn đề của họ không chỉ là đơn điệu và nhàm chán trong lao động dây chuyền mà mỗi người phải đứng một nơi, thậm chí ngay cả người khác cũng không thể nhìn được. Và thế là họ đã làm việc này để mong có được tính tích cực trong công việc. Nội dung công việc phong phú hay rộng lớn có thể tăng lòng yêu nghề và cái mới mẻ của người công nhân, để họ có được sự cân bằng trong tâm lý, tinh thần, hơn nữa cũng dễ tìm được hứng thú của mình theo sự phát triển của nội dung và cơ hội trong công việc. Khi đó, điểm mạnh trong công việc sẽ tăng lên. Điều này có lợi cho sự phát triển của nhà máy và sự tiến bộ của bản thân. Nói theo một ý nghĩa khác thì việc công nhân thành thục công việc của người khác càng có lợi cho việc phát triển tinh thần hợp tác của họ. Điều này rất có ích cho việc nâng cao tố chất

hoàn chỉnh cho nhân viên.

Các-mác từng nói: “Đặc điểm phân công trong nội bộ xã hội hiện nay chính là chuyên nghiệp và đặc điểm sản xuất, đồng thời cũng sinh ra cái ngu ngốc trong công việc”. Một chuyên gia quản lý của Mỹ là Đru-lắc cũng nói rằng: “Nếu muốn khống chế, đôn đốc mọi người để có được thành tích thì sự khống chế, đôn đốc ấy phải ở mức độ thấp nhất. Kết cấu tổ chức nên để cho mọi người tự khống chế và tự động viên bản thân họ”.

Nhà máy xí nghiệp dùng phương thức “phi thường” này đúng là phải chấp nhận một rủi ro cực lớn, phải làm những việc mạo hiểm hơn rất nhiều so với người khác. Trong bất cứ việc gì, nếu ta không có những mạo hiểm như thế thì có được thành quả “phi thường” hay không?

Chương V: Giữ vững tinh thần I. Làm bạn với vua như làm bạn với hổ

Nhân vật quan trọng trong mối quan hệ lao động và tiền lương hiện nay ai cũng biết, đó là giám đốc. Nhưng “phi giám đốc” lại làm thế nào để cùng giám đốc giải

quyết những mâu thuẫn này.

Những người làm việc nếu được tăng lương thì có thể cảm nhận rõ rằng vì giám đốc mà làm việc. Hai việc hoàn toàn khác nhau này lại thể hiện rất nhiều phương diện. Không còn nghi ngờ gì nữa đó là một sự việc tốt bởi vì như thế có thể cho bạn thi thố tài lãnh đạo và biểu hiện tài năng của bạn. Nhưng sau một thời gian làm việc, hết việc nọ đến việc kia khiến bạn nảy sinh nghi ngờ: “Mình cảm thấy mình rất có tài năng nhưng tại sao từ đầu tới cuối lại không nhận được sự quan tâm của giám đốc? Tại sao cố gắng làm thời gian dài như thế mà vẫn chưa đạt được chức vụ cao trong công ty? Tại sao giám đốc lại đi “cầu viện” bên ngoài mà không đề bạt trong nội bộ? Tại sao tiền thù lao của mình lại thấp hơn những người cùng cương vị? Tại sao những người

vào công ty sau mình lại được ưu ái hơn?”. Chính điều đó đã nảy sinh ra vấn đề. Rõ ràng là xuất phát từ ông chủ bởi vì ông ta mới có quyền cao nhất, “quyền quyết định”

đối với bạn.

a. Hóm hỉnh khi tiếp xúc với giám đốc

Nhiều người có tay nghề rất giỏi nhưng thực ra không qua một trường lớp nào cả, thậm chí học vấn rất thấp. Ngược lại họ lại có thể nắm chắc tâm lý của mọi người và đã thành công trong sự nghiệp của mình. Nguyên nhân ở đâu? Đó là vì họ đều giỏi quan sát, qua luyện tập họ có được độ nhạy bén mà người khác không chú ý. Những người này thường dựa vào sự khéo léo và “lấy những cái nhìn thấy làm thầy”, rút ra những bài học hữu dụng từ trong thực tế xã hội, từ đó thấy được cơ hội và không ngừng tiến bộ. Muốn đạt được như thế cũng phải cố gắng hết sức mình. Cổ nhân từng nói: “Cái sáng láng của thế giới đều ở học vấn, nhân tình luyện được ở văn chương”. Nếu muốn nắm chắc được những dự định trong lòng giám đốc thì không thể không có khả năng quan sát tinh tường, quan sát chủ yếu có thể nhìn thấy ở hai phương diện

dưới đây.

+ Mặt thứ nhất: Tiến hành quan sát đối với giám đốc, quan sát nhất cử nhất động của giám đốc, quan sát phương thức giải quyết của giám đốc, quan sát phương thức tư duy của giám đốc, giám đốc thích và ghét cái gì, quan sát đặc điểm tính cách của giám đốc thông qua các phương diện. Những quan sát này có thể giúp bạn tìm hiểu một cách trực tiếp về giám đốc, để bạn làm căn cứ khi làm việc. + Mặt thứ hai: Tiến hành quan sát những người giám đốc yêu mến. Quan sát này tốt ở chỗ là giúp bạn lập nên một tấm gương trong hiện thực để học tập, do đó bạn có thể

noi theo con đường mà họ đã đi.

Trực tiếp quan sát từ giám đốc bạn có thể chính diện tìm hiểu ông ta, quan sát những người được giám đốc yêu thích lại là một phương thức quan sát gián tiếp cấp trên. Là một người làm công cần thường xuyên tiếp xúc với cấp trên. Cần nhận thức được sự tán thưởng của cấp trên, nên phù hợp với tư tưởng, phong cách vốn có của cấp trên, cần tìm hiểu tâm tư, tình cảm như không khí gia đình của cấp trên. Biết những điều tâm huyết của giám đốc, sau này trước khi ông ta đưa ra vấn đề thì bạn đã có câu trả lời rồi. Nếu bạn nắm được chính xác yêu cầu của cấp trên thì có thể trút bớt gánh nặng, khiến đầu óc ông ta thoải mái để nghĩ đến việc khác. Giám đốc không thể lúc nào cũng đứng trước mặt nhân viên để biểu lộ sắc mặt vui sướng. Một là giám đốc hầu như đều nghĩ đến công việc, tập trung tinh thần vào việc làm ăn, có nhiều lúc nhìn mà không thấy, nghe mà không rõ. Hai là lúc nào cũng phải cười thì cũng mệt, trước mặt cấp dưới không thể suồng sã mà thường ra vẻ khách khí. Do đó, làm cấp dưới dù thế nào đi nữa cũng không nên mẫn cảm, cần biết rõ tính cách của giám đốc, nên chủ động cùng ông ấy giao tiếp, cần khắc phục lòng tự ti, không nên để mất mối quan hệ

với giám đốc.

Đạt được sự liên kết nội tại, bạn sẽ trở thành “con cưng” của giám đốc, làm người trợ thủ cạnh giám đốc, thường xuyên được cùng ông đi công cán bên ngoài như tham gia hội nghị, chiêu đãi khách, nhất cử nhất động bạn phải đàng hoàng, lời nói từ tốn, hành

động cẩn trọng. Cùng giám đốc đi công tác phải tuân thủ những hành vi nguyên tắc chuẩn mực, cái đó gọi là lời nói từ tốn. Khi có mặt giám đốc, không nên nói tùy tiện vì giám đốc đã có ý đồ và kế hoạch mà chỉ mình ông ấy biết. Muốn làm tốt phải biết lúc nào nên im lặng, lúc nào nên nói thêm vài câu, điều đó cần có kinh nghiệm. Hơn nữa không nên khoác lác, không nói tranh chủ. Ngoài ngôn ngữ, hành động rất cần thiết thì cử chỉ khoáng đạt, đối đãi lịch sự không chỉ thể hiện phong độ của bản thân mà còn gián tiếp biểu lộ bộ mặt của giám đốc. Nếu không đi cùng giám đốc, một mình đi công tác cần chú ý nói năng cẩn trọng, hành động cẩn trọng bởi vì đối tác sẽ coi cái nhìn của bạn và thái độ của bạn để đoán ý đồ của giám đốc, từ đó tạo thành ấn tượng tốt hay xấu ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của giám đốc. Hậu quả này thật nghiêm

trọng không thể coi thường.

b. Tự mình đổi mới.

Ơ thời đại tiến bộ mới, giám đốc cần thiết phải đổi mới tư duy. Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, các giám đốc có quan niệm rất khác nhau về từ “kinh”. Các-mác từng nói một câu khiến người ta phải suy ngẫm: “Chủ nghĩa tư bản trên thế giới từ trước đến nay, từ đầu tới chân dính đầy máu và những đồ bẩn thỉu”. Nhận thức sâu sắc này ta thấy rõ có một ông chủ không quan tâm đến bất cứ cái gì ngoài việc chèn ép bóc lột người làm thuê. Những cái mà ông chủ cần lúc bấy giờ chỉ là sự siêu lợi nhuận, máy móc và sức lực của người làm thuê. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi, giám đốc không chỉ cần tạo ra lợi nhuận cao, mà một vấn đề có ý nghĩa hơn là có được bản lĩnh đảm đương công việc và khích lệ công nhân viên chức làm việc, phát triển công ty. Điều này khiến giám đốc hết sức mãn nguyện về thành tựu của mình. Để đảm đương được trách nhiệm này, các giám đốc phải có tài năng. Đối với lợi nhuận của công ty, cần có những cống hiến của công nhân viên, nhưng người công nhân viên có tài năng thì được đề bạt. Sống cùng giám đốc không phải là dễ dàng. Là cấp dưới, việc đầu tiên nên làm là hành động cẩn trọng, nói năng chân thật, được cấp trên ưu ái và có dịp thì báo đáp lại. Cái này gọi là “có đi có lại”. Làm cấp dưới cần

phải biết “ăn cây nào rào cây đấy”.

Cấp trên quý trọng nhất kẻ trung thành, trong sáng. Song nếu như cấp dưới là một người tài giỏi thì loại nhân viên này rất đáng phải đề phòng. Bởi vì anh ra biết được rất nhiều mánh khóe nghiệp vụ thuộc về bí mật nghề nghiệp, một ngày nào đó bị tiết lộ ra ngoài thì hậu quả thật là khôn lường. Do đó giám đốc cần có chỗ dựa vững chắc, tin tưởng ở những nhân viên trung thành, đáng tin cậy. Có khi chọn cấp dưới có năng lực bình thường làm thư ký, cho tham dự công việc quan trọng, tai nghe mắt thấy, quyết định công việc trọng đại của công ty, bởi vì họ năng lực bình thường nhưng lòng trung thành thì bậc nhất. Vì vậy muốn lấy được sự tín nhiệm và coi trọng của giám đốc thì cần nắm chắc cơ hội để chứng minh lòng trung thành và bổn phận của mình. Cần phải khéo léo ngầm ra hiệu cho giám đốc biết bạn là người có khả năng phát triển. Thực ra bạn còn có nhiều cơ hội tiến thân khác nhưng bạn đã gạt sang một bên, một lòng một dạ phục vụ giám đốc. Giám đốc thấy bạn trung thành, bạn có thể nhận được sự tín nhiệm của ông ta, điều

này có nghĩa là bạn đã tiến bước dài trên con đường công danh. “Trong giang hồ trọng nghĩa”, câu nói này hàm chứa đạo lý của nó. Vì vậy thời gian càng dài, giám đốc càng cân nhắc liệu có thể dựa vào lòng trung thành của ai đó, nhưng không biểu hiện ra ngoài, người được chọn lựa càng xuất chúng thì càng có lợi cho công ty, có lợi cho sự nghiệp của ông ta. Trung Quốc có câu chuyện cổ: “Muốn đến Nam lại đi về hướng Bắc” ý nói: Mục đích đi về phía Nam nhưng lại đi về hướng Bắc, kết quả là càng đi

càng xa mục tiêu.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 56 - 62)