Nắm bắt những thời điểm quan trọng để thể hiện năng lực của mình.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 26 - 28)

V. Cơ hội cũng giống như con cá bên cạnh ta

c. Nắm bắt những thời điểm quan trọng để thể hiện năng lực của mình.

Trong những lúc khó khăn, rất có thể lãnh đạo cũng phải bối rối. Trong thời điểm quan trọng này, những người khác đều chịu bó tay và nếu bạn ra tay giúp đỡ lãnh đạo giải quyết khó khăn, như thế các đồng nghiệp cũng sẽ khâm phục bạn và lãnh đạo

chắc chắn sẽ chú ý đến bạn hơn.

Trong cuộc sống, bạn thường hay nghe thấy những điều oán trách đại loại như: “Trong lúc cấp bách lại chẳng thấy ai”. Những nhân viên cấp dưới như thế này thì không thể có được cảm tình từ phía lãnh đạo được. Việc giống như “hỏng rồi” thì có

rất nhiều.

Mã Tốc là đại tướng dưới quyền của Gia Cát Lượng, có rất nhiều chiến công và có thể coi là một công thần vậy mà vẫn xảy ra những việc đáng tiếc. Khi Tư Mã Y xuất quân đánh vào Nhai Sự, đó là một cơ hội để Mã Tốc thể hiện khả năng của mình cho mọi người. Mã Tốc ý thức rõ được đây là thời điểm quan trọng nên đã chủ động mong muốn được bảo vệ thành Nhai Sự. Gia Cát Lượng cũng đã ý thức rõ được ý nghĩa chiến lược quan trọng của Nhai Sự nên đã cảnh báo rằng: “Nhai Sự tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Nếu Nhai Sự bị mất thì quân sĩ cũng không còn. Nếu tìm hiểu kĩ thì cũng thấy được đây là vùng thành quách, không có hiểm trở gì và việc giữ thành là rất khó”. Mã Tốc rất muốn lập công, liền hạ lệnh cho quân sĩ thực hiện ý đồ của mình, nhưng cách nghĩ của Mã Tốc không được như ý muốn, thành Nhai Sự thất thủ, vì thế đã làm hỏng kế hoạch đi Kì Sơn của Gia Cát Lượng. Mã Tốc không những không lập được công mà còn bị mất cả tính mạng, còn người đi cùng là Triệu Vân và Đặng Chi thì thể hiện rất tốt, không bị hao binh tổn tướng và còn đảm bảo được an toàn nên đã nhận được sự khen ngợi từ Khổng Minh. Khổng Minh gặp Triệu Vân nói: “Đúng thật là người tài giỏi, một mình xông pha giết giặc mà vẫn giữ được trọn vẹn một người một ngựa”. Đặng Chi trả lời: “Dẫn quân tiến lên phía trước, liên tiếp giết địch để lập công, khiến quân địch khiếp sợ. Vì thế mà binh lính không bị tổn thất gì”. Khổng Minh khen: “Đúng thật là một tướng quân!”, và thưởng cho Triệu Vân 500 lượng vàng, thưởng cho quan lính của Triệu Vân 1 vạn thùng hàng Triệu Vân từ chối không nhận nhưng Khổng Minh đã trịnh trọng nói rằng: “Khi còn sống, tiên đế thường nói đến cái đức của người làm tướng, đến nay quả đúng

như vậy!”.

Cũng trong cùng hoàn cảnh và công việc đó, Mã Tốc đã làm hỏng việc, nhưng Triệu Vân và Đặng Chi lại làm rất tốt. Một người thì làm tổn thương đến Khổng Minh, một người thì lại có được sự kính phục và tình cảm tốt từ phía Khổng Minh. Vì thế trong lúc cần thiết mà thể hiện mình sẽ có rất nhiều kinh nghiệm để tổng kết. Trong những thời điểm khó khăn thì cũng là lúc tốt nhất để thử thách mỗi người. Có nhân viên cấp dưới, mặc dù rất có năng lực nhưng lại sợ khó khăn nên không dám đứng lên trong những lúc gian khổ và năng lực của mình cũngkhông được người khác biết đến. Về phương diện này thì có thể nói Mao Thúy là bậc thầy của chúng ta. Mao Thúy cùng Bình Nguyên Quân đến nước Sở để đàm phán hợp tác việc quân. Sau rất

lâu mà Bình Nguyên cùng vua nước Sở không thu được kết quả gì, nguyên do là vì vua nước Sở quá lo nghĩ, không mạnh bạo. Đã thấy việc đàm phán có thể thất bại, tất cả 19 người đi cùng đều nhất trí cử Mao Thúy đi đàm phán. Thời điểm thử thách đã đến, Mao Thúy rất tự tin và mạnh bạo hỏi Bình Nguyên Quân: “Giữa cái lợi và cái hại, nói hai câu là có thể quyết định được. Thế mà tại sao ngài đi cả ngày hôm nay mà chưa quyết định được?”. Sau khi Sở Vương biết được Mao Thúy là thuộc hạ của Bình Nguyên Quân liền tức giận nói: “Không thể thế được, ta vẫn nói những lời tốt đẹp với

ngươi mà sao ngươi lại làm như vậy?”.

Mao Thúy bị sỉ nhục nhưng không vội vàng nóng nảy và cuối cùng cũng đã dùng lời lẽ của mình để thuyết phục được vua nước Sở. Thế là lần đi nước Sở của Bình Nguyên Quân đã thành công. Sau lần này thì Bình Nguyên Quân đã biết được giá trị của Mao Thúy và khen rằng: “Mao tiên sinh đến nước Sở lần này đã làm cho uy tín của nước Triệu được củng cố. Mao tiên sinh đã dùng lời lẽ sáng suốt, thật đáng làm

thầy của mọi người!”.

Đương nhiên là Mao Thúy có tài nhưng ở đây ông cũng tỏ rõ một dũng khí tuyệt vời, có thể nói trí dũng song toàn thì mới có được thành công này. Có trí mà không có dũng hoặc là có dũng mà không có tính toán thì hầu hết đều không thể thành công được. Ông Bồi Căn đã từng nói: “Nếu hỏi trong chính trị thì cái tài quan trọng nhất là gì thì câu trả lời sẽ là, thứ nhất: mạnh bạo, thứ hai: mạnh bạo, thứ ba: vẫn là mạnh bạo. Cũng như thế, nếu hỏi cái gì sẽ được lãnh đạo khen ngợi nhất trong những thời điểm quan trong thì câu trả lời sẽ là: thứ nhất: dũng khí, thứ hai: dũng khí, thứ ba: vẫn

là dũng khí”.

Muốn có được sự coi trọng và tín nhiệm từ phía lãnh đạo trong những thời điểm quan trọng thì một mặt phải phát hiện thời điểm quan trọng cho tốt, mặt khác cũng phải làm tốt việc, biến một thời điểm bình thường thành một thời điểm quan trọng. Nói chung những thời điểm quan trọng thì có những tình huống sau là chủ yếu. Thứ nhất: Lúc cấp trên giao cho nhiệm vụ khó khăn, công việc này nếu làm tốt thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lãnh đạo. Những lúc này thì cấp dưới nên dốc hết khả năng của mình vào công việc để giúp cho lãnh đạo được thành công, nhất định không được

bàng quan đứng ngoài nhìn.

Thứ hai: Khi các đồng nghiệp khác đang bận công việc của họ, trong lúc công việc rất nhiều mà người lại thiếu. Nếu vậy thì cũng nên gánh vác nhiệm vụ và hãy cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc. Khi đó lãnh đạo sẽ để ý đến bạn và rất quý bạn, vì thế

nên không được trốn tránh trách nhiệm.

Thứ ba: Lúc gặp phải chuyện đột xuất, lãnh đạo và các đồng nghiệp khác không tìm được cách giải quyết. Khi đó bạn phải bình tĩnh đưa ra cách giải quyết một cách ổn thỏa và thể hiện năng lực vượt trội của mình so với mọi người. Thứ tư: Ví dụ như bạn vừa đến một cơ quan mới hay là cơ quan bạn có một vị lãnh đạo mới được điều tới, phải nắm lấy cơ hội quan trọng để thể hiện mình. Thứ năm: Khi lãnh đạo rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nếu bạn là người nhân viên mà lãnh đạo cần thì bạn phải giúp họ. “Một cục than trong đống tuyết thì ngàn vàng cũng

không mua được” hay: “Có thêm một đường hoa văn trên tấm gấm thì thấm vào đâu” là những câu nói lên cái đạo lý này. Nắm được thời điểm quan trọng cũng là một cách thể hiện năng lực. Có những nhân viên mà lúc bình thường chẳng có gì nổi trội cả, nhưng ở trong những trường hợp có sự chú ý của cấp trên thì họ lại thể hiện cực kỳ xuất sắc và nhận được lời khen ngợi từ lãnh đạo. Không thể không nói họ sáng suốt. Chỉ cần “trí dũng song toàn” và biết cách tận dụng những cơ hội quan trọng để thể hiện được chính mình thì cũng không khó lắm để bạn có được thiện cảm của lãnh đạo.

Chương II: Cùng đồng lòng trong suốt chặng đường dài cũng là cái duyên

Tục ngữ nói: “Qua hoạn nạn mới hiểu lòng nhau”. Được làm đồng nghiệp, cùng

chung sống với nhau, chẳng lẽ không phải là cái duyên sao?

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w