Luôn giữ sự bình tĩnh, gặp chuyện bất ngờ cũngkhông sợ hã

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 34 - 35)

I. Đồng nghiệp là một kiểu bạn đặc biệt

c. Luôn giữ sự bình tĩnh, gặp chuyện bất ngờ cũngkhông sợ hã

“Binh Pháp Tôn Tử - Mục hỏa công” có nói “Người chủ soái không được vì tức giận mà khởi binh, tướng không được vội vàng tuyên chiến. Chỉ tiếp tục khi có lợi và hãy dừng lại khi không có lợi. Nếu tức giận có thể vui trở lại, cáu giận cũng có thể hòa giải nhưng mất nước thì không thể lấy lại được, người chết không thể sống lại. Là một người sáng suốt thì phải biết bình tĩnh, có sự chỉ đạo hợp lý, như vậy mới khiến mọi

người nể phục”.

Ý nghĩa của đoạn viết trên là: Một tướng quân không thể xuất binh chỉ vì bực tức nhất thời của mình. Tướng cũng không thể đem quân đi giao chiến chỉ vì cáu giận nhất thời của mình. Điều gì có lợi cho đất nước thì làm, nếu không thì hãy dừng lại đúng lúc. Cáu giận chỉ là nhất thời không bình tĩnh và sẽ bình tĩnh lại sau một thời gian. Có thể chuyển từ bực tức sang vui vẻ, từ cáu giận sang vui vẻ. Nhưng đất nước bị diệt vong thì không thể lấy lại được, người chết đi cũng không sống lại được. Vì vậy là một vị tướng sáng suốt thì phải xử lý chuyện chiến trận một cách thận trọng. Những người chỉ huy giỏi phải biết cảnh giác với chiến trận, vì đây là một chuyện lớn liên quan đến

vận mệnh của cả quốc gia và quân đội.

dùng đến chân tay, nhất định phải bình tĩnh xem xét và giải quyết sự việc. Giả Phục và Khấu Vấn đều là trợ thủ của Lưu Tú. Giả Phục rất can đảm gan dạ, còn

Khấu Vân thì mưu lược.

Có một lần tướng dưới quyền của Giả Phục đã giết người tại Dĩnh Xuyên, mà lúc ấy Khấu Vấn lại đang làm chức quan ở Dĩnh Xuyên. Để giữ nghiêm kỷ luật nên Khấu

Vấn đã bắt và giết chết viên tướng kia.

Sau khi biết được sự việc, Giả Phục đã thề rằng: “Khấu Vấn giết người của ta thì ta sẽ tự tay giết Khấu Vấn”. Nói xong liền mang quân đến Dĩnh Xuyên. Sau khi Khấu Vấn biết được chuyện này, không muốn để nội bộ gây ra tranh chấp, ông đã quyết định tạm thời tránh Giả Phục, không gây ra xung đột với Giả Phục. Cháu ngoại của Khấu Vấn muốn mang quân đi để bảo vệ Khấu Vấn nhưng ông ta nói là không cần thiết. Khấu Vấn lệnh cho quân đội đi chuẩn bị đủ lương thực và quan trọng nhất là phải chuẩn bị nhiều rượu. Sau đó Khấu Vấn đi nghênh đón Giả Phục, rồi giả vờ mình bị ốm và đã quay lại Thái Châu. Sau khi Giả Phục biết được chuyện, muốn mang quân đuổi theo nhưng đáng tiếc là quân lính của Giả Phục đã say mềm rồi, chẳng ai còn nghe được lệnh nữa. Giả Phục

bất đắc dĩ đành phải chịu vậy thôi.

Về sau Khấu Vấn đã nói chuyện này với Lưu Tu. Nhờ sự khuyên can của Lưu Tú mà quan hệ giữa Khấu Vấn và Giả Phục lại hòa thuận như xưa. Chuyện này lúc đầu Khấu Vấn có lợi thế, ông muốn lấy tinh thần mạnh mẽ của mình, lấy mạnh để chiến đấu với cái mạnh. Nhưng nghĩ đến hậu quả, ông không vì một suy nghĩ nhất thời, không vì sĩ diện của riêng cá nhân mình mà ngược lại ông đã bình tĩnh xử lý vấn đề, không sợ sệt khi gặp khó khăn. Từ đó tránh được mâu thuẫn và tranh

chấp trong nội bộ.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w