Hãy chú ý nghe nhiều phía

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 46 - 49)

II. Mua chuộc và khen thưởng

e.Hãy chú ý nghe nhiều phía

Để nỗ lực của nhiều người kết hợp thành một sức mạnh có tổ chức là một chuyện rất cũ nhưng cũng rất khó, cực kỳ quan trọng mà lại là nhiệm vụ rất mâu thuẫn.

Hình thức biểu hiện phương thức của lãnh đạo, nhìn từ phía quyết sách có bốn loại dưới đây:

Một là: Lãnh đạo (gồm tập thể lãnh đạo) tự chủ động quyết định vấn đề. Lãnh đạo

quyết định vấn đề gì, có phương án gì không tham khảo ý kiến cấp dưới, chỉ yêu cầu cấp dưới chấp hành.

Hai là: Lãnh đạo tham khảo ý kiến, sau đó tự quyết định. Lãnh đạo có ý kiến chủ

quan, tự quyết phương án, trưng cầu ý kiến thường là một cách tuyên truyền. Cuối cùng dù ý kiến của mọi người thế nào thì vẫn yêu cầu cấp dưới chấp hành theo ý kiến phương án cũ.

Hai cách quyết định trên, chúng ta gọi là hình thức thể hiện phương thức tập quyền.

Ba là: Lãnh đạo đưa ra ý kiến, nghe nhiều ý kiến khác, sau đó quyết định vấn đề.

Lãnh đạo không giữ ý kiến lúc đầu mà sau khi có được ý kiến của cấp dưới mới xác định phương án hành động.

Điểm xuất phát của lãnh đạo là trưng cầu ý kiến cấp dưới chứ không phải tranh thủ sự cho phép của cấp dưới.

Bốn là: Lãnh đạo đưa ra vấn đề để cho cấp dưới thảo luận rồi cố gắng có được sự

thống nhất, sau đó quyết định lại vấn đề, cố gắn động viên mọi người cùng tham gia, cố gắng để mọi người nhận thức sâu hơn quyết sách, tranh thủ được sự nhất trí tư tưởng cao nhất.

Hai cách quyết định trên chúng ta gọi là hình thức thể hiện dân chủ. Phương thức dân chủ là một cách lãnh đạo mà ở đây dựa vào và kích thích sự năng động của cấp dưới, của mọi người.

Nhìn từ quá trình thực thi, trong quá trình thao tác thì phương thức tập trung quyền lực (tập quyền) thể hiện ở việc ra chỉ thị, đôn đốc thực hiện và kiểm tra thực hiện. Không đưa ra tất cả tình hình sự việc cho cấp dưới, các phương pháp cụ thể sẽ do người lãnh đạo quyết định, vẫn thi hành nghiêm khắc việc kiểm tra đôn đốc. Phương thức dân chủ biểu hiện ở tư tưởng lãnh đạo, phạm vi điển hình và chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, tác dụng của chính sách phát huy, chú trọng khích lệ. Trong phương pháp công tác, phương thức tập quyền hoặc sẽ sử dụng phương pháp khống chế bên ngoài, không can thiệp vào thao tác cụ thể của cấp dưới nhưng vẫn giám sát

và kiểm tra nghiêm khắc kết quả trình tự công tác, hoặc sẽ sử dụng phương pháp khống chế bên trong, trực tiếp nhúng tay vào thao tác của cấp dưới và mục đích vẫn là khống chế, kiểm tra. Phương thức dân chủ nói chung là lãnh đạo tham gia vào thao tác của cấp dưới nhưng họ chỉ là người khích lệ động viên. Người chỉ đạo không can dự vào công việc của cấp dưới, mục đích là làm tốt hơn việc cổ vũ tính tích cực của cấp dưới.

Có người nói không biết cách ghi ý kiến là nhược điểm trong công tác của lãnh đạo, câu nói này đã nói lên điểm mấu chốt rồi. Nói lãnh đạo không nghe ý kiến của cấp dưới thì khó mà chấp nhận được. Nhưng không muốn nghe ý kiến, muốn nghe ý kiến và biết cách nghe ý kiến là khác nhau hoàn toàn. Có thể khẳng định điều này sẽ quan hệ đến vận mệnh của lãnh đạo. Không có một vị lãnh đạo sáng suốt nào lại chỉ dựa vào ý kiến của riêng mình.

Khổng tử có nói: “Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. Có nghĩa là sự vật chỉ có bổ sung và hấp thụ lẫn nhau mới có thể phát triển. Trong thực tế “So sánh với nhau để tồn tại, đấu tranh với nhau để phát triển”. Đó là chân lý không bao giờ thay đổi. Sự tồn tại của những ý kiến bất đồng khiến chúng ta nghe thấy những âm thanh khác nhau. Từ đây có thể có được cách nhìn nhiều góc độ, nhiều con đường suy nghĩ, nhiều tin tức, nhiều trí tuệ, không chỉ phát triển sự nghiệp và tiến bộ bản thân mà hơn nữa nó sẽ còn tạo thành một kiểu tận tụy, một tâm lý không dám lười nhác. Điều này chắc chắn sẽ rất quan trọng.

Tiền Học Sâm đã có một đoạn hồi ức về Chu Ân Lai: “Tôi cảm nhận được sâu sắc nhất đó là thủ tướng rất nghiêm túc lắng nghe ý kiến của chúng ta. Đây là tác phong nhất quán của thủ tướng. Mỗi lần họp thì người ta tới rất đông, người có ý kiến không thống nhất cũng được mời đến. Thủ tướng hỏi đi hỏi lại xem có ý kiến gì không. Nghe xong ý kiến của chúng tôi, thủ tướng mới quyết định sau cùng nên làm như thế nào”. Ngày thường chúng ta cũng thấy chắc chắn có những vị lãnh đạo thế này: Vẻ ngoài thì có lẽ quyết định vấn đề khá chậm, gặp phải việc lớn một chút là họ luôn luôn hỏi những người có liên qua đến sự việc hoặc thương lượng một chút, sau đó mới quyết định. Có thể nói chắc chắn cách này sẽ có điểm hay của nó:

- Ổn thỏa đáng tin cậy. - Có lợi cho việc thực thi.

- Có lợi cho việc hình thành thói quen phát triển ý kiến của mọi người.

- Có thể tránh việc nghe và nói từ một phía. Đời Tống, con trai của Phạm Trung Yếm là

Phạm Hiểu Phu đã khuyên Tư Mã Quang: “Hãy khiêm tốn lắng nghe ý kiến người khác, nếu chỉ dựa vào ý kiến của riêng mình thì rất dễ bị mắc sai lầm”.

Cựu tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven mỗi khi gặp chuyện lớn thì đầu tiên là mời những người có thể có ý kiến khác nhau đến họp để họ nghiên cứu. Sau đó thổng thống tìm ra những điểm khác nhau của mỗi người để nghiên cứu lại.

Đồng chí Trần Vân ở những năm 50 đã từng nói: “Một cách phát hiện sai lầm là tìm những người khác nhau về quan điểm đến họp, mời nhà tư bản đến bàn, “phái đông”

hãy cùng chúng tôi “tranh cãi” thì công việc nhất định sẽ được hoàn thành”. Mời những người có ý kiến khác nhau đến họp có điểm tốt sau:

- Lãnh đạo chủ động, không bị một ý kiến nào đó thao túng. - Quyết định mọi mặt vấn đề, có so sánh, có tiếp thu.

- Có thể kích thích trí tưởng tượng, có lợi cho việc nâng cao trình độ lãnh đạo.

- Có thể rà soát những yêu cầu khác nhau của những người không cũng quan điểm, có lợi cho việc kích thích tính tích cực của các phương diện.

Nghe ý kiến là đặc biệt quan trọng. Nhưng với những ý kiến tế nhị, không nên lập tức tỏ thái độ, phải đợi để tự mình nghĩ lại xem, vì cũng có thể vẫn còn những cái chưa nghe thấy. Có nghĩa là cho mình thời gian để suy nghĩ, cho sự việc có thời gian để phát triển, cho mọi người thời gian để nói.

Năm 1954, ở hội nghị công an toàn quốc ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Bộ trưởng La Thụy Khanh đã tự phê bình trước, sau đó nghe ý kiến của mọi người. Sau vài phiên họp, có người đề nghị chuyển sang thảo luận công việc, đồng chí La Thụy Khanh không đồng ý, để kéo dài thêm vài ngày nữa. Kết quả, có một đồng chí đã nói: “vài hôm nay chần chừ chưa nói, bây giờ thấy Bộ trưởng La thành khẩn khiêm tốn, tôi rất cảm động và không thể không nói”. Bộ trưởng La thấy ý kiến đó là rất đúng, liền khảng khái nói: “Trưng cầu ý kiến phê bình không phải là chuyện dễ. Nếu không có được sự thành khẩn và nhẫn nại lớn thì không thế làm được”. Việc đó sẽ có lợi ích sau:

- Giúp cho bản thân và người khác có thời gian để suy nghĩ và xem xét lại. - Có lợi cho việc hình thành sự hòa hợp và khoan dung.

Chúng ta thấy lúc kiểm tra cán bộ thì những lời bình luận của quần chúng với lãnh đạo đó càng nhiều, thậm chí là càng nhiều ý kiến thì những việc mà vị lãnh đạo này làm cũng càng nhiều. Đối với những lãnh đạo làm ít việc thì quần chúng cũng không có nhiều lời để nói. Khi bạn làm việc thì quần chúng sẽ có cơ hội tham gia và họ sẽ nói cho bạn những ý kiến của họ. Bạn càng không làm việc, quần chúng càng không có điều gì để nói và càng không nghe được ý kiến của quần chúng. Từ đó cho thấy chỉ khi làm việc thật sự thì chúng ta mới có thể nghe được những ý kiến có ích hơn và ngày càng nhiều hơn.

Thái độ nghe ý kiến của lãnh đạo rất quan trọng. Trước mặt cấp trên thì cấp dưới hay điều chỉnh thái độ của mình bằng thái độ của cấp trên. Lời nói, thái độ, hành động của bạn đều là căn cứ để cấp dưới điều chỉnh bản thân họ. Vì thế bạn có vui khi nghe ý kiến hay không sẽ rất quan trọng. Hãy chú ý:

- Khi nghe ý kiến thì đừng lo lắng, nhất định không được dồn ép người khác một cách tùy tiện hoặc không được tìm ngọn nguồn lịch sử nào. Điều này có thể sẽ làm cho tâm lý của bản thân bình tĩnh hơn, tự nhiên hơn.

- Không được cáu giận, càng không được “nắm bím tóc, đào rễ, đội cái mũ, đánh cái gậy” với người tham gia ý kiến.

cùng, xin hãy nhớ kỹ câu nói của một chủ doanh nghiệp Hồng Kông: “Người khác cho tôi ý kiến là để tiền vào túi tôi, tại sao tôi lại không muốn chứ?”.

Chương IV: Tu thân rồi mới đi trị quốc bình thiên hạ

Không có khoan kim cương thì đừng làm đồ sứ. Không có tố chất tốt của con người thì không có cách nào đạt được thành tích huy hoàng. Vì thế, nếu muốn trị quốc bình thiên hạ thì trước hết phải tu thân.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 46 - 49)