Trên thế giới này sợ nhất là hai chữ nghiêm túc

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 52 - 53)

Phải nói rằng, để có được thành tích thì bắt buộc phải làm việc nghiêm túc, thế mà những người làm được như thế càng ngày càng ít. Do đó nhất định chúng ta phải rèn

luyện sự “nghiêm túc” cho bản thân.

Hiện tại từ trên xuống dưới, nào là quy định, nào là biện pháp, phương pháp. Tất cả mọi thứ đó giống như khói thuốc lá, cứ vừa bay vừa tan, cuối cùng là mất tăm mất tích.

Có ba quan niệm khác nhau. Thứ nhất là lúc đương chức đương quyền thì phải làm việc, làm những việc nhìn thấy được. Thứ hai là lúc đương chức đương quyền thì chần chứ không làm. Thứ ba là lúc đương chức đương quyền thì ăn chơi nhậu nhẹt và chỉ nói chứ không làm. Kiểu thứ nhất là muốn lập nghiệp. Kiểu thứ hai là không linh hoạt. Kiểu thứ ba là chỉ nói suông. Nói như thế co thể sẽ có một số người không chấp nhận, nhưng hãy tự xem lại mình đã làm những việc gì thì sẽ biết ngay. Nhà doanh nghiệp Mỹ Ma-ri-các đã kể một chuyện như sau: Có một lần chuyên gia hoạch định trong các nhà máy xí nghiệp ở Mỹ Et-uốt li đến thăm công ty gang thép Bô-li-hen và gặp tổng giám đốc công ty là Oa-bu, Et-uốt nói: “Nếu tôi nói chuyện với mỗi một giám đốc dưới quyền ông vài phút sẽ có thể nâng cao hiệu suất làm việc và lượng hàng tiêu thụ sẽ được tăng lên. Anh có thuê tôi làm việc này không?”. Giám đốc Oa-bu hỏi: “Vậy thì tốn bao nhiêu tiền?”. Et-uốt nói: “Nếu không đạt thì tôi không lấy một xu. Ba tháng sau anh hãy quyết định đưa cho tôi một tấm séc khi anh thấy phương pháp của tôi đáng giá bao nhiêu tiền”. Oa-bu gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Do đó Et-uốt đã lần lượt nói chuyện với các giám đốc. Ông ta yêu cầu mỗi giám đốc đều phải hứa rằng làm việc theo cách sắp đặt của ông ta. Ông ta yêu cầu các giám đốc này hãy viết ra sáu việc quan trọng phải làm trong ngày hôm sau và sắp xếp theo thứ tự quan trọng từ một đến sáu. Ông ta còn nói với họ, khi việc thứ nhất làm xong thì hãy lấy bút gạch đi và cứ tiếp tục như thế mà làm. Nếu hôm đó có hai việc chưa làm xong thì hãy đặt nó vào trong sáu việc trong ngày hôm sau. Sau nhiều ngày các giám đốc làm theo sự sắp đặt của Et-uốt, đúng là hiệu quả đã được nâng lên, doanh thu bán hàng tăng mạnh. Oa-bu rất vui mừng liền tặng Et- uốt tấm séc trị giá 35 nghìn đô la. Việc mà Et-uốt muốn chỉ ra cho họ là làm việc phải nỗ lực từ đầu đến cuối. Oa-bu tốn một khoản tiền nhiều thế cũng là để mua điểm này. Ma-ri-các đã nói: “Sau khi nghe xong câu chuyện này thì tôi cũng làm theo cách sắp ra sáu việc phải làm trong ngày hôm sau và đúng là nó rất hiệu quả đối với tôi. Mỗi khi được một người khen, tôi lại càng tin tưởng cách làm này. Sau đó tôi thấy rằng có nhiều người năng lực cao nhưng chưa hẳn đã làm việc tốt hơn người khác, mà người làm việc tốt hơn người khác lại là những người làm việc theo cách “đầu xuôi đuôi lọt”. Đây là chân lý không bao giờ thay đổi, chỉ cần lãnh đạo làm thì mọi người sẽ học

tập theo để làm,người không làm cũng sẽ ngẩng đầu lên. Tác phong làm việc tốt rồi thì khi uy tín của lãnh đạo cũng sẽ được nâng cao”. Bây giờ nhìn cũng thấy lạ, người bên trên lại làn cho người bên dưới, đương nhiên, nếu lãnh đạo không dùng quyền lực để phê bình thì sao họ có thể làm tốt được? Việc này xem ra cũng rất bình thường nhưng thực ra lại rất quan trọng. Bình nói: “Những người không chuẩn bị làm những việc mà được người khác mong đợi và không dám vững lập trường của mình trong khó khăn, họ sẽ không đáng làm đại thần trong những năm tháng khó khăn”. Bây giờ không phải là những năm tháng khó khăn nhưng lại là những năm tháng gian khổ và đầy biến cố. Mỗi bước tiến bộ đều không dễ có được, không dám đột phá thì một chuyện nhỏ cũng khó mà làm được. Lúc ở Thiên Tân, khi tham gia hội nghị thảo luận vấn đề trước khi tiến hành công trình dẫn nước, các đại diện của mỗi bộ đều tranh luận gay gắt. Đồng chí Hoàn đã nói: “Tranh luận ư? Bây giờ cần tranh thủ sự đồng tình, phải quyết định ngay thôi! Sau cuộc họp này chúng ta sẽ đăng lên báo để toàn thế giới biết. Đã đưa ra ngoài rồi thì dừng lại cũng không được, nó giống như máy tiện quay một vòng là xong thôi”. Các bộ sau đó đều thể hiện rõ “Chúng tôi đảm bảo được”. Kết quả là ngày 1/10 đã thắng lợi việc thông nước. “Hãy bước nhiều những bước ngắn”, đó là lời của giáo sư người Mỹ Sát-thơ. Trung quốc có câu: “Con chim dốt thì cứ bay mãi”. Đó là so sánh với những người mất sức lao động mà chẳng được gì, lại còn phải chịu khổ sở. Thực tế thì việc chịu khổ còn quan hệ đến vấn đề chú trọng thực tế, đó là vấn đề về tác phong lao động. Chúng ta vẫn nói phải làm việc kiên quyết, làm triệt để tới cùng. Thực ra nếu con người không có ích kỷ thì sẽ có được thái độ nghiêm túc đến cùng, sẽ không có trở ngại gì trong việc làm tới cùng và sẽ luôn có năng lực trong công việc. Hiện nay rất nhiều người trong chúng ta không có được chính là cái tinh thần này.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 52 - 53)