Biết người đã khó, biết mình càng khó hơn

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 49 - 52)

“Từ trước đến nay chưa có một phi công nào trước khi lên máy bay mà lại không

chuẩn bị dù”

Mác-tin mác-uây (Mỹ)

Tố chất cũng là một vấn đề rất phức tạp, thậm chí tố chất của bản thân cũng là một vấn đề khó mà mọi người đều muốn làm rõ. Si-lác-gơ đã nói: “Tất cả những người không tự quyết định được bản thân mình đều sẽ không được tự do và cũng không có giá trị”. Nhận thức được bản thân trước hết phải tìm được thực chất của bản thân mình.

Có vài người bạn cũ gặp gỡ nhau, trong đó có một vị vừa nhận chức thị trưởng đã đắc ý nói rất tự nhiên: “Thị trưởng này thì tuyệt vời luôn, khỏi cần ai khác”. Sau bốn năm của nhiệm kỳ, anh ta lại nói một câu thế này: “Làm việc rồi mới thấy khó khăn.” Bất kể có làm được một việc hay nhiều việc, thành tích dù lớn hay nhỏ nhưng anh ta dám nhìn vào bản thân mình. Nếu lúc bắt đầu nhận chức mà anh ta đã biết được những gì mình đã có, và cẩn thận tiến từ từ từng bước thì có lẽ thành tích sẽ tốt hơn nhiều. Có thể thấy rằng đánh giá người khác thì dễ nhưng đối mặt với chính bản thân mình thì không dễ chút nào. Và đối mặt với chính thực tế của bản thân thì càng khó hơn. Phải đối diện với mình một cách chính xác. Vấn đề cơ bản nhất là hãy xem mình như một con người bình thường khác. Nếu bạn là lãnh đạo thì tuyệt đối không được cho rằng khi đã làm lãnh đạo rồi thì mình sẽ có địa vị và quyền uy hơn người khác. Nếu như thế chúng ta sẽ tự ngăn cách mình với cấp dưới và quần chúng Phải đối mặt chính xác với mình, quan trọng là đem hết những gì thực chất của mình ra.

Cuộc đời con người rất ngắn ngủi và nhỏ bé, còn trang lịch sử thì cứ dài mãi, tự biết bản thân sẽ được mọi người ca ngợi. Những lãnh đạo khiêm tốn sẽ được mọi người tôn trọng. Ngược lại người mà không biết gì về mình thì làm sao có thể khích lệ động

viên người khác được.

Nếu bạn là lãnh đạo thì hãy chú ý những nhận thức dưới đây:

a. Biểu hiện bản thân và địa vị thực tế nhiều khi đối nghịch nhau.

Trong ý thức của nhiều lãnh đạo đều có một chân lý, biểu hiện bên ngoài của mình phải bằng hoặc hơn với giá trị của chức vụ thực tế. Nếu điều này không như nhau thì họ sẽ mất đi cân bằng tâm lý. Nếu bằng hoặc vượt qua chức vụ thực tế thì họ sẽ rất vui. Còn nếu không bằng hoặc xấp xỉ với cấp dưới thì họ sẽ cực kỳ thất vọng. Không thể nói ý thức đó là sai nhưng nếu không đối xử khách quan thì sẽ xuất hiện vấn đề.

Vì trong cuộc sống thực tế, nhiều khi sẽ có quan hệ đối ứng. Yêu cầu có quan hệ đối ứng này là một nguyện vọng và mong muốn. Cái khác biệt giữa con người với con người lại là tồn tại thật sự, chỉ có điều mọi người có tự giác hay không. Có một số lãnh đạo nhiều khi cũng không ý thức đến vấn đề này và đã dẫn đến việc không nhìn bản thân cũng như nhìn người khác chính xác được. Cái khó chấp nhận nhất đó là bản thân cho rằng mình đã ở cương vị đó rồi thì sẽ có được trình độ của cương vị ấy. Đây sẽ là một sai lầm cực kỳ lớn.

b. Hình tượng của bản thân đối ứng với sự ảnh hưởng thực tế.

Lúc bình thường chúng ta nói: “Cán bộ không mang nước đổ xuống giếng”… đó chủ yếu nói đến việc người lãnh đạo phải dùng sự ảnh hưởng của mình để dẫn dắt và chỉ đạo quần chúng chứ không làm thay quần chúng. Vấn đề là chúng ta có một số lãnh đạo mà sự ảnh hưởng của họ là không đủ. Nhiều người cho rằng mình làm lãnh đạo thì sẽ có một sự ảnh hưởng thực sự với quần chúng và sẽ đem cảm giác đó thể hiện ở nơi công cộng. Như thế sẽ tạo nên sai lầm giữa hình tượng bản thân với sự ảnh hưởng thực tế. Hiện tượng này tồn tại rất phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của bản thân mà còn có thể tạo ra sai lầm xa rời thực tế trong quan hệ với mọi người. Cựu tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven có câu nói: “Bạn mong muốn dẫn mọi người tiến lên nhưng hãy quay đầu lại xem, làm gì có ai theo chúng ta. Thật đáng sợ!”.

c. Tránh khỏi đối ứng giữa việc duy trì quyền uy và việc bị người khác khiêukhích. khích.

Nói chung, những người ở cương vị lãnh đạo nhất định nào đó đều rất nhạy cảm trước thái độ đối xử của người khác với mình. Cho dù chúng ta có chủ quan thừa nhận hay không, hầu hết mọi người đều không muốn nghe những lời người khác phê bình mình, càng không muốn nghe những lời khích bác. Nó sẽ làm tổn hại đến tự trọng của bản thân, nó quan trọng hơn khi bạn là người có địa vị. Nguyên nhân chính sinh ra tâm lý này có thể do đánh giá quá thấp khả năng của mình, thiếu tự tin, quá nhạy cảm. Một nguyên nhân nữa là thiếu sự tìm hiểu về cấp dưới của mình. Đầu tiên chúng ta phải phân cho rõ xem những lời chỉ trích đó xuất phát từ công tác của chúng ta hay từ bản thân con người chúng ta. Có thể nói hầu hết phê bình, chỉ trích đều là ở công tác. Có thể ở đây bao gồm cả vấn đề cá nhân lãnh đạo nhưng cũng nên phân tích rõ hơn chủ yếu là do đâu. Phân tích này sẽ rất quan trọng, nhiều lúc từ ngữ phê bình chỉ trích rất gay gắt và có thể còn có những lời công kích nhưng đúng là nó đều xuất phát từ công tác. Sơn- xin từng nói: “Từ khi tôi khởi nghiệp đến nay luôn luôn để nhân viên tìm hiểu khuyết điểm của tôi, hơn nữa còn nhờ họ nói ra cách sửa chữa. Nhưng chưa bao giờ thấy nhân viên nào vì thế mà không tôn trọng tôi. Không những tôi không mất gì mà sự nghiệp của tôi càng phát triển”. Anh ta còn nói: “Càng là một cán bộ lãnh đạo ưu tú thì càng nên chú ý đến khuyết điểm của bản thân, hơn thế hãy mạnh dạn để mọi người biết thì mới có cơ hội để sửa chữa”.

d. Đối ứng của giải thích biện hộ với duy trì uy tín

Có cần giải thích không khi có hiểu lầm với cấp dưới? Nói chung với những việc có tinh thần nguyên tắc lớn mà sinh ra hiểu lầm thì nên giải thích. Còn nếu hiểu lầm xảy

ra ở những việc nhỏ thì có thể không cần đến giải thích. Đặc biệt là những việc liên quan đến quan hệ giữa mọi người với nhau thì càng không nên đi giải thích. Có một số lãnh đạo khi đối mặt với hiểu lầm thường không giữ yên được, luôn muốn giải thích vì sợ hiểu lầm sẽ ảnh hưởng đến uy tín của mình, đây là một sai lầm. Giải thích biện hộ là một trạng thái đề phòng và phòng vệ, bản thân việc này đã đẩy bạn vào một vị trí bị động. Ngoài ra, nên so sánh giữa lời nói và hành động vì lời nói không vững chắc. Nói chung dùng lời nói để giải thích, nhất là giải thích những việc bình thường sẽ dẫn tới sự phản cảm của đối phương, khiến người khác rất khó chịu. Nếu không giải thích bằng lời nói mà dùng hành động để nói rõ thì đây là một biểu hiện có sức thuyết phục hơn. Chúng ta có lòng tin với bản thân, thì tự bản thân sẽ thể hiện được hành động có ý nghĩa lớn. Khi đối phương đứng trước hành động của ta mà bớt đi được hiểu lầm thì mọi người sẽ khâm phục ta. Mọi sự việc thường là như thế, dù ta muốn trực tiếp có được nó, nhưng lại thường không đạt được. Dùng một cách khác để

đi tìm thì nó lại tới trước mặt ta.

e. Đối ứng của việc biểu hiện năng lực và trình độ của bản thân. Năng lực của

lãnh đạo thể hiện đâu?

Thể hiện ở trong những sự vật và công việc cụ thể. Đúng là như thế, vì việc gì cũng cụ thể, nhưng việc cụ thể muốn thể hiện ra lại phải có tính mục đích lâu dài và căn bản, nếu không sẽ là chủ nghĩa sự vật. Một số người trong chúng ta không chú ý phân biệt trong những sự vật cụ thể, mà quá chú trọng vào vấn đề cụ thể trong tầng lớp cụ thể. Do đó sinh ra những người càng có năng lực thì càng muốn áp đặt, càng có điều kiện kinh tế thì càng ghê gớm, càng có lý luận thì càng có tật muốn lý luận cao siêu. Đây là một kiểu thể hiện quá mức tâm lý tình cảm và năng lực của bản thân. Tác giả Tản Văn nổi tiếng từ Thu Vũ có một đoạn viết rất sâu sắc: “Trưởng thành là một loại hào quang rất sáng mà lại chói mắt, là một loại âm thanh mượt mà nhưng không lọt tai, là một nội dung cần người khác tô thêm màu sắc, là một hơi thở mạnh cuối cùng cũng dừng, không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, là một kiểu tiếng cười không để ý đến người khác mà cứ vang lên ầm ĩ, một sự cảm kích đã phai mờ đi, một sự phong phú không cần phải để lộ ra, một độ cao không quá dốc, tình cảm hào hùng đã trở nên nhạt nhẽo, một ngọn núi hùng vĩ đã bị san phẳng, những dòng chảy ấm áp đã hòa thành cái ho”. Cái đẹp của sự trưởng thành thật lý tưởng nhưng ra khỏi thực tế vẫn còn một khoảng cách. Chúng ta muốn mọi người đều trưởng thành đến hoàn mỹ, nếu đúng được như thế thì cũng rất khó. Đoạn văn trên có ý nghĩa về mặt gợi ý.

g. Đối ứng giữa đầy đủ của quan cách với đầy đủ của nhân cách.

Con người đều có sự mù quáng. Khi chúng ta ở một chức vụ nào đó sẽ tự nhiên có thái độ đắc ý và có một tâm lý thỏa mãn. Có thể nói đây là một chuyện rất thông thường. Vấn đề là cái mù quáng đã có lúc phá hỏng mất nhân cách, đây là một điều phải cảnh giác. Nhân cách không chỉ nâng cao tố chất, hơn thế nữa trong mắt của quần chúng thì nhân cách sẽ quý hơn quan cách rất nhiều lần. Vì thế theo những người lãnh đạo thì nhân cách tỏ ra rất quan trọng. Một bí thư Đảng ủy kiêm giám đốc của ngành hàng không nói: “Trong cả đời tôi luôn phải giữ đúng, làm quan trước hết

phải làm người. Điều này tức là hãy lấy nhân cách để không ngừng hoàn thiện mình, xem như một giới hạn và hãy nỗ lực theo đuổi nó”. Lời nói rất đơn giản nhưng rất đúng. Và nếu có được cái đẹp, cái toàn vẹn ấy thì những bước đi của anh ta sẽ vững chắc, tâm hồn sẽ trong sạch, tiền đồ sẽ xán lạn.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 49 - 52)