Có tình cảm chân thành với nhau là được

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 44 - 46)

II. Mua chuộc và khen thưởng

d.Có tình cảm chân thành với nhau là được

Nhu cầu và hưởng thụ của mọi người thì phải lấy thước đo của xã hội để so sánh chứ không phải lấy vật chất đáp ứng để so sánh.

Từ quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật (Mác) thì cơ sở của tinh thần là vật chất. Đặng Tiểu Bình từng nói: “Không coi trọng lợi ích vật chất, đối với số ít phần tử tiên tiến thì được, với số đông quần chúng nhân dân thì không thể; một khoảng thời gian thì được, lâu dài thì không thể. Tinh thần cách mạng là rất quý báu, không có tinh thần cách mạng thì không có hành động cách mạng. Nhưng cách mạng được sinh ra trên cơ

sở lợi ích vật chất. Nếu chỉ nói tinh thần hi sinh mà không nói lợi ích vật chất thì đó là lý luận duy tâm”. Khi mà đời sống vật chất của con người vẫn ở mức khá thấp, những đơn vị có hiệu quả kinh tế cao và thu nhập của viên chức cao sẽ gây tâm lý tốt cho người lao động và họ cũng sẽ rất tự hào. Ngược lại nếu thu nhập thấp, đãi ngộ kém, không đáp ứng được yêu cầu về lợi ích vật chất cơ bản của mọi người thì chắc chắn sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề cụ thể. Có thể thấy quan tâm, đáp ứng vật chất của người lao động là cực kỳ quan trọng.

Vấn đề là sự việc vẫn còn một mặt khác nữa. Ơ một nhà máy in, lợi nhuận của năm 1987 tăng gấp 10 – 15 lần so với năm 1986. Lúc đó giám đốc nhà máy đã có tiền nên ông ta càng chú trọng vào tác dụng của đồng tiền, tiền thưởng bình quân hàng tháng không ngừng tăng. Chi tiêu cho hoạt động văn hóa thể thao, hội họp cũng cần tiền, tất cả mọi việc đều liên quan đến tiền, đến mức trong khi bàn kế hoạch sản xuất năm trong bữa tiệc thì mọi người chẳng ai dám nói đến lý tưởng, đến cống hiến nữa. Có vẻ tiền đã quyết định mọi thứ. Một số công nhân viên chức vì tiền thưởng ít nên đã ăn trộm tài sản của nhà máy, con số những người ăn trộm này chiếm 10% tổng số công chức nhà máy. Có một nữ công nhân khi hết giờ làm đã mở vòi nước để ngập ướt hết số sản phẩm trị giá hơn một vạn đồng. Phong trào đánh bạc cũng rộ lên, có 30% công chức tham gia. Giờ làm việc thì trong xưởng, trong văn phòng đâu đâu cũng là sòng bạc. Lãnh đạo cũng chơi bạc cùng công nhân viên. Hai năm 1988 và 1989, nhà máy lỗ đến 30 vạn đồng, tới mức cảnh sát kinh tế cũng phải mở cuộc điều tra. Đây chỉ là một ví dụ điển hình, tuy không nói về vấn đề mang tính khái quát, nhưng nó cũng chỉ ra một điều rằng: Coi trọng quá mức việc sử dụng biện pháp kinh tế rất có thể sẽ bị sạt nghiệp.

Năm 1991, một cơ quan khoa học đã tiến hành điều tra, 1 vạn người tham gia trả lời câu hỏi: “Việc thưởng tiền sẽ có tác dụng như thế nào trong việc nâng cao sự tích cực của con người?”. Kết quả là 22,07% cho rằng có thể có tác dụng chủ yếu, 59% cho rằng tác dụng chỉ có hạn. Có thể thấy kích thích của vật chất đối với công chức cũng khá rõ ràng.

Tình cảm của con người cũng là một cách phản ánh tâm lý, thường khiến con người tiếp nhận sự vật theo lý trí. Lúc mà tình cảm và lý trí hợp nhất với nhau thì sẽ trở thành sức mạnh thúc đẩy hành vi lý trí. Tình cảm không chỉ điều tiết phương hướng nhận thức của con người, không chỉ điều tiết hành vi của con người, mà khi tình cảm của con người có được sự nhất trí càng lớn thì những người có cùng một phương thức biểu đạt sẽ có nhu cầu chung, quan hệ của mọi người sẽ ngày càng gắn bó. Và khi đó sức mạnh tập thể, sức mạnh của đoàn kết sẽ trở thành một sức mạnh to lớn. Từ thực tế cuộc sống, hãy so sánh tư tưởng chính trị và quan niệm đạo đức. Đương nhiên tư tưởng chính trị sẽ có ý nghĩa căn bản với xã hội và con người còn quan niẹm đạo đức có ý nghĩa mang tính phổ biến. Nhưng cái mà phản ánh và xuất hiện rõ ràng nhất trong cuộc sống không phải là tư tưởng chính trị, cũng không phải quan niệm đạo đức mà lại chính là tình cảm. Trong tình cảm mà phương hướng chính trị đã xác định, trong tình hình mà quan niệm đạo đức đã cơ bản ổn định, nhất là với trạng thái trung

gian của đa số nhân dân thì trong nhiều trường hợp cụ thể, tính cảm chính là cái có tác dụng chủ yếu. Vì thế mà tình cảm rất quan trọng trong công tác quản lý của lãnh đạo. Có thể nói là chẳng có lãnh đạo nào lại không vận dụng tình cảm khi công tác, nhưng biến tình cảm thành sức mạnh khi công tác một cách có ý thức hay không thì lại là một chuyện khác. Nếu có thể tự giác vận dụng tình cảm thì tự chúng ta sẽ tập hợp được sức mạnh, chúng ta sẽ tận dụng nó để động viên, gây ảnh hưởng cho mọi người xung quanh và sẽ hình thành sức mạnh thúc đẩy. Vì thế khen thưởng như thế nào cho có tình cảm chân thành là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 44 - 46)