Hãy học cách tự giải thoát cho bản thân

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 55 - 56)

Nhận thức được chính mình đã là một chuyện khó, vượt qua được chính mình thì càng khó hơn. Trách nhiệm mà bạn gánh vác rất lớn, vấn đề gặp phải có rất nhiều, không thể tự mình thoát ra được, nếu thế thì rất khó làm tốt được công việc và gánh nặng tâm lý cũng khó thoát khỏi. Có rất nhiều người có bản lĩnh nhưng vì thế mà phải nhận thất bại. Dưới đây xin được giới thiệu vài cách suy nghĩ để mọi người tham khảo.

a. Hãy tăng cường sự mềm dẻo.

Một vị bí thư đảng ủy của ngành hàng không đã kể như thế này: “Dù là nội tâm, cẩn thận, chặt chẽ hay tự tin, quá nóng vội đều có ma lực. Con người vốn có nhiều mặt, có nhiều tính cách khác nhau. Từ đó tôi nghĩ tới sự mềm dẻo của con người. Nếu có được sự mềm dẻo bạn sẽ có nhiều hơn người khác về cảm nhận cuộc sống và kinh nghiệm từng trải, thế giới nội tâm của bạn cũng sẽ rộng rãi và đặc sắc hơn người khác. Một người lãnh đạo có nội tâm khô khan sao có thể làm được công việc của người có hoạt động tư duy phong phú?”. Lời nói này cho chúng ta hai gợi ý sau:

- Con người có sự mềm dẻo.

- Con người rất phong phú.

Con người tôi trong lịch sử không phải là tôi hiện tại. Con người tôi ở mặt này sẽ không phải tôi ở mặt kia. Có rất nhiều cái lợi cho việc thay đổi nhận thức bản thân, dùng tình cảm bao dung, dùng tinh thần tiến lên phía trước để đối xử với bản thân, như thế sẽ khiến cho bản thân được vui vẻ, thoải mái.

b. Đối xử khoan dung với bản thân.

Có câu nói thế này: “Để lại một chút tiếc nuối cho bản thân”. Chúng ta có thể hiểu

được như sau:

Một là: Chúng ta không nên cầu toàn và quá oán trách bản thân. Hai là: Không bắt buộc phải theo đuổi cái hoàn mỹ. Hoàn mỹ chỉ tồn tại trong trạng thái lý tưởng. Chỉ cần có được những thứ chủ yếu và cơ bản là đã thành công. Ba là: Hãy đối xử với bản thân bằng tâm trạng “hãy giữ lại một chút đáng tiếc cho mình”. Như thế chúng ta sẽ có được cái sáng sủa, không còn u uất nữa, không còn hối

hận nữa.

c. Tìm đến vị trí thực của mình.

Con người luôn không ngừng xác định vị trí của bản thân. Mặc dù có nhiều người không ý thức được vấn đề này nhưng cũng giống như đang đi trên đường, sẽ không có ai nhắm mắt mà không nhìn xung quanh cả. Vấn đề là có thể tìm được vị trí thực chất

của mình không. Nếu không tìm được thì rất khó nói rằng mình sẽ tự vượt qua bản thân.

d. Làm việc nên giữ lại khoảng trống.

Lời không nên nói nhiều quá, việc không nên làm nhiều quá. Điều này rất có lý. Nói chung nếu mọi người chưa đạt được những lời khen thì nên nói đầy đủ hơn, chưa có được những việc như ý thì hãy làm tốt hơn. Trong thực tế, cái gì đầy thì tràn, cái gì quá mức thì sẽ bị thay đổi. Hãy giữ lại cho mình một khoảng trống, hãy giữ lại cho người khác một khoảng trống. Có được chỗ trống để quay lại thì sẽ chủ động trong công việc và tâm lý cũng sẽ thoải mái, tinh thần sẽ dồi dào, và như thế sẽ làm việc sáng suốt hơn chứ không gặp phải những chuyện hồ đồ.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w