Làm một người lãnh đạo thì phải luôn suy nghĩ “bạn cho nhân viên nhiều hay nhân viên cho bạn nhiều”.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 38 - 39)

II. Hãy chung mục đích trong công việc để vượt qua mọi khó khăn

a. Làm một người lãnh đạo thì phải luôn suy nghĩ “bạn cho nhân viên nhiều hay nhân viên cho bạn nhiều”.

nhân viên cho bạn nhiều”.

Quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên nên là quan hệ cộng hưởng, vừa có sự hòa hợp về tâm hồn của hai phía lại vừa có khó khăn hay sung sướng của số mệnh. Trong tình huống này thì làm sao để phân biệt được rõ ai sẽ là người cho nhiều hơn? Nhân viên hay lãnh đạo? Đây có lẽ là nhận thức của riêng mỗi người. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ một chút thì việc lãnh đạo hay nhân viên cho nhiều hơn cũng không hề đơn giản thế. Thực tế thì cấp dưới sẽ là người cho nhiều hơn, bởi vì quần chúng là chủ thể của thực tiễn, xã hội và lịch sử. Trí tuệ và thực tiễn của mọi người sẽ là cơ sở và cội nguồn để chúng ta đạt được thành tích. Chỉ có tìm hiểu tình hình của họ, hấp thụ nguồn dinh dưỡng của họ thì mới có được động lực và thành quả trong công tác lãnh đạo. Đương nhiên, lãnh đạo sẽ cố gắng hết sức để phục vụ cấp dưới nhưng tất cả chỉ có thể được tạo nên được dựa trên cơ sở mà cấp dưới đã tạo ra.

Người lãnh đạo phải giải quyết rắc rối của cấp dưới từ căn bản và từ cơ sở của rắc rối đó. Có người chủ yếu quan hệ đến thành tích công tác, có người thì chủ yếu quan hệ với cấp dưới, cả hai kiểu lãnh đạo trên đều không thực sự được coi trọng.

Các nhà máy của Nhật Bản cho rằng sinh mạng của nhà máy chính là ở hiện trường, nói đó là “phương pháp kinh doanh có sức mạnh của sinh mạng”. Vì vậy mà chủ tịch hội đồng quản trị khách sạn Si- e-tơn của Mỹ, ông Si-e-tơn luôn giữ thói quen gặp các nhân viên trong tiệm cơm ít nhất một lần trong ngày. Còn với công ty kiến trúc công trình Bắc Kinh của Trung Quốc, kỹ sư trưởng của công ty và cũng là cục trưởng cục xây dựng đô thị từ những năm 70, Dương Lan Tín luôn đi xuống các công trình một lần trong ngày. Quản đốc phương xưởng liên tục tiếp xúc với công nhân, nếu công nhân có vấn đề gì thì có thể tìm họ ở đó. Đây là việc đem lại rất nhiều lợi ích cho lãnh đạo. Người phương Tây cũng rất chú ý đến việc lợi dụng thời gian ăn trưa để nói chuyện với người khác, đây cũng có thể là tấm gương cho chúng ta.

Cách để liên hệ với nhân viên cấp dưới có rất nhiều. Ngoài việc gặp trực tiếp thì có thể thăm tại nhà, viết thư, tiếp đãi, gọi điện hoặc nói chuyện với bạn bè của nhân viên. Không ít đơn vị đã xây dựng chế độ cố định về vị trí liên hệ với cán bộ. Giám đốc nhà máy rượu vang nho Dân Quyền ở Hà Nam là ông Phan Hữu Thảo, mỗi năm ông đều

tổ chức hai lần hội nghị trưng cầu ý kiến. Có lãnh đạo thì luôn tạo ra những hội nghị trưng cầu ý kiến, có vị lãnh đạo khác thì đến tận địa điểm nào đó để nói chuyện về tình hình sản xuất của nhà máy. Tổng giám đốc công ty Xi-ta-ca-si, mỗi tuần đều đến quán cơm hai lần để ăn sáng, hơn nữa ông còn ngồi ở một bàn cố định. Suốt trong 30 năm, thời gian ăn sáng của ông đã trở thành thời gian cố định để tiếp khách.

Lãnh đạo còn có thể thường xuyên nói chuyện với cấp dưới. Đối thoại sẽ có những ích lợi như:

Thứ nhất là: Nó thể hiện rõ mong muốn và cách làm rất dân chủ của lãnh đạo.

Thứ hai là: Thúc đẩy ý thức và tinh thần trách nhiệm của cấp dưới trong việc tham gia đóng góp ý kiến.

Thứ ba là: Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm với công việc của lãnh đạo, đó là ý thức trách nhiệm của người quản lý.

Thứ tư là: Lãnh đạo và cấp dưới đối diện với nhau, tin tức không bị bóp méo, tình cảm cũng trở nên chặt chẽ hơn, cùng đôn đốc nhau. Đó là một hình thức tốt để lãnh đạo và nhân viên tìm hiểu nhau, hiểu nhau hơn và thông cảm cũng như đoàn kết với nhau.

Thứ năm là: Nó giúp cho mọi người vạch ra được những mâu thuẫn và nhờ đó thúc đẩy lao động sản xuất, làm mọi người luôn giữ được tinh thần yêu lao động.

Đương nhiên khi dùng hình thức đối thoại này thì cũng phải chú ý một số vấn đề:

Thứ nhất là: Cấp dưới thường chú ý đến những lợi ích cụ thể. Nếu trong một vấn đề

cụ thế mà ta không chú ý dẫn dắt thì cuộc đối thoại sẽ đi từ sự quan tâm của cấp dưới tới lợi ích trước mắt. Điều này sẽ gây tổn hại lâu dài đến lợi ích chung.

Thứ hai là: Có những vấn đề không thể không nói ra và có những vấn đề cũng không

thể nói ra trong cuộc đối thoại khi chưa đến thời điểm thích hợp, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đến công việc và tâm lý của cấp dưới.

Thứ ba là: Có những phần tử quá khích sẽ lợi dụng đối thoại để nói ra những vấn đề

nhạy cảm, đồng thời sẽ gây ra dư luận xấu.

Vậy thì chúng ta hãy căn cứ vào tình hình cụ thể của mình để áp dụng nó cho phù hợp.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xử thế toàn thư (tập 1) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w