II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
2.2.3. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là phương pháp ñược các nhà phân tích sử dụng phổ biến ñể ñánh giá xu hướng và mức ñộ ảnh hưởng của từng nhân tố ñộc lập ñến các chỉ tiêu phân tích. Theo phương pháp này, ñể nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố ñộc lập ñối với chỉ tiêu phân tích, nhà phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Phương pháp loại trừ có thể ñược thực hiện bằng hai cách:
Cách 1: Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và ñược gọi là: “Phương pháp thay thế liên hoàn”
Cách 2: Dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố và ñược gọi là “Phương pháp số chênh lệch”
Cả hai phương pháp trên ñều có ñiều kiện vận dụng và quy trình vận dụng giống nhau. ðiểm khác biệt giữa hai phương pháp này là cách thức xác
ñịnh mức ñộ ảnh hưởng của từng nhân tố và phạm vi áp dụng của từng phương pháp. Cụ thể, ñiều kiện vận dùng và quy trình vận dụng của phương pháp loại trừ gồm các bước sau:
Bước 1:Xác ñịnh chỉ tiêu phản ánh ñối tượng nghiên cứu.
Bước 2: Xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến chỉ tiêu phản ánh ñối tượng nghiên cứu, các nhân tố này ñòi hỏi phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ
tiêu nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số.
Bước 3: Xây dựng phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tốảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh ñối tượng nghiên cứu.
Bước 4: Xác ñịnh mức ñộảnh hưởng của từng nhân tốñến sự biến ñộng giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh ñối tượng nghiên cứu.
Bước 5: Tổng hợp kết quả tính toán, rút ra nhận xét, kiến nghị.
* Phương pháp thay thế liên hoàn:
Thay thế liên hoàn là phương pháp xác ñịnh mức ñộảnh hưởng của từng nhân tố ñến sự biến ñộng của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt
(mỗi lần thay thế một nhân tố) các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích ñể
xác ñịnh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu khi trị số của nhân tố thay ñổi. Chênh lệch giữa kết quả thay thế nhân tố lần sau với kết quả thay thế lần trước chính là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thếñến sự biến ñộng của chỉ tiêu nghiên cứu.
Có thể minh họa các bước trên như sau:
Giả sử có ñối tượng nghiên cứu là Q, gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. ðối tượng Q chịu ảnh hưởng của bốn nhân tố: a, b, c, d và các nhân tố này có quan hệ chặt chẽ với Q dưới dạng tích số, thể hiện qua công thức: Q = a.b.c.d. Trong bốn nhân tố trên, nhân tố a phản ánh số lượng lần lượt ñến nhân tố d phản ánh chất lượng.
Ta có: Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1 Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: Q0 = a0.b0.c0.d0 Thay thế lần 1 (thay thế nhân tố a), ta có mức ñộ ảnh hưởng của nhân tố a ñến chỉ tiêu Q: ∆a = a1.b0.c0.d0 - a0.b0.c0.d0
Thay thế lần 2 (thay thế nhân tố b), ta có mức ñộ ảnh hưởng của nhân tố b ñến chỉ tiêu Q: ∆b = a1.b1.c0.d0 - a1.b0.c0.d0
Thay thế lần 3 (thay thế nhân tố c), ta có mức ñộ ảnh hưởng của nhân tố c ñến chỉ tiêu Q: ∆c = a1.b1.c1.d0 - a1.b1.c0.d0
Thay thế lần 4 (thay thế nhân tố d), ta có mức ñộ ảnh hưởng của nhân tố d ñến chỉ tiêu Q: ∆d = a1.b1.c1.d1 - a1.b1.c1.d0
Tổng cộng ảnh hưởng của các nhân tố:
∆Q = Q1-Q0 =a1.b1.c1.d1 - a0.b0.c0.d0 = ∆a + ∆b + ∆c +∆d
*Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là một dạng ñặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn vì thế phương pháp tính số chênh lệch tôn trọng ñầy ñủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ: “ñể xác ñịnh mức ñộ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố ñó ñể xác ñịnh”.
Giả sử với ñối tượng nghiên cứu Q và các nhân tố ảnh hưởng: a, b, c, d như phần phương pháp thay thế liên hoàn, ta có:
∆a = (a1- a0).b0.c0.d0 ∆b = (b1- b0).a1.c0.d0
∆c = (c1- c0).a1.b1.d0 ∆d = (d1- d0).a1.b1.c1 ∆∆∆∆Q = Q1-Q0 = ∆∆∆∆a + ∆∆∆∆b + ∆∆∆∆c + ∆∆∆∆d
Tác giả Nguyễn Tấn Bình ñã tách các phương pháp phân tích báo cáo tài chính thành: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch,… Nhưng từ những lý giải trên, tác giả cho rằng, thực chất của phương pháp số chênh lệch là dạng ñặc biệt của phương pháp liên hoàn và ñều là phương pháp loại trừ.