Thời gian nhân vật chịu nhiều cơ cực, lầm than

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 112 - 120)

Bên cạnh những trang viết vui tươi, trong sáng về cảnh sống hạnh phúc và tình yêu của con người nơi thôn quê thì chiếm một số lượng lớn tác phẩm của Tô Hoài là thời gian con người phải nếm trải cơ cực, buồn đau. Đây là điều tất yếu, bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đương thời nên thời gian nhân vật được sống trong niềm vui, hạnh phúc là không nhiều so với quãng thời gian nhân vật phải nếm trải cơ cực, buồn đau.

Xuất thân trong một gia đình lao động nghèo khổ, chất nhân văn đã trở thành yếu tố tự nhiên trong văn chương Tô Hoài. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay, Tô Hoài đã tự khẳng định mình là nhà văn thuộc loại “tả chân” có “tính chất xã hội” (Vũ Ngọc Phan). Bởi vậy mà cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của ông là cảm hứng hiện thực về muôn mặt đời thường. Ông viết về cuộc sống quanh mình, về những gì thân thuộc nhất, gần gũi nhất, đời thường nhất. Nhà văn quan tâm tới những mảnh nhỏ, những mảnh vụn của từng gia đình, nó tạo nên cảnh đời trong mạch sống chung. Có lần Tô Hoài đã tâm sự:“Tôi có thể viết muôn vàn những chuyện mơ mộng hoa lá. Mà tôi không thể viết được. Xưa nay tôi chỉ quen với những gì vụn vặt, nhem nhọ”[14,91]. Chính cảm hứng nhân văn đời thường ấy đã giúp cho nhà văn có cái nhìn sâu sắc hơn và thể hiện thành công hơn về cuộc đời và số phận bất hạnh của người nông dân bằng nghệ thuật miêu tả thời gian nhân vật. Cụ thể là thời gian nhân vật nếm trải cơ cực, buồn đau. Đọc các sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng, người đọc bắt gặp hình ảnh của những con người là hiện

thân cho nỗi khổ cùng cực ở một vùng quê đang bị phá sản…Ngòi bút hiện thực của nhà văn đã tái hiện cuộc sống khổ cực cả về vật chất và tinh thần của những người dân nghèo. Họ đói rách do hạn hán, lũ lụt, mất mùa, do làng nghề xuống dốc. Họ đau buồn vì mộng ước không thành, tình yêu lỡ dở…Biết bao người đã phải bỏ làng, bỏ quê đi làm ăn tận đất Sài Gòn xa lăng lắc. Những người ở lại thì chịu cảnh đói khát, cái khổ gõ cửa từng nhà khiến bao điều bất hạnh, đau đớn xảy ra.

Truyện ngắn Ông cúm bà co kể về nỗi cơ cực của người nông dân trong cảnh ốm thập tử nhất sinh mà không có tiền thuốc thang chạy chữa. Mụ Hối có số phận thật hẩm hiu. Gia cảnh nghèo đói, con thơ nheo nhóc. Lúc bình thường còn không lo đủ miếng ăn nên mụ chỉ mong sao ông trời phù hộ cho mạnh chân, khoẻ tay để đủ sức chống chọi với cái đói, cái nghèo. Thế rồi, một bận mụ ốm, mụ lên cơn sốt và có biểu hiện của một người bị bệnh tâm thần. “Chỉ mấy ngày ngắn ngủi” sau khi phát bệnh, không đủ sức chống chọi, không thuốc men, mụ đã ra đi để lại cho chồng hai đứa con thơ dại. Cuộc đời mụ chưa có nổi một ngày sung sướng, chưa biết được một miếng ăn no. Cái chết của mụ cũng thật thương tâm, chết trong sự đau đớn vì bệnh tật dày vò. Vậy là chỉ trong thời gian chưa đến một tuần, nhà bác Hối phải chịu một nỗi đau vô cùng xót xa đó là sự ra đi của một người vợ, người mẹ suốt đời lam lũ, cực nhọc vì chồng vì con.

Những tình cảnh éo le, khốn khổ, cơ cực ấy không chỉ đến với người lớn mà còn đến với những đứa trẻ ngây thơ, vô tội. Nhà nghèo là một truyện ngắn xúc động và thương tâm. Trong thời lượng một buổi chiều hạn hẹp nhưng nhà anh Duyện cùng một lúc trải qua hai tâm trạng trái ngược. Niềm vui có một bữa chả nhái thơm giòn thoả cái đói đằng đẵng bao ngày chưa đến thì tin cái Gái, đứa con lớn của vợ chồng anh bị rắn cắn chết trong lúc đi bắt nhái mới thật đau xót và nghẹn ngào. Gái lớn lên trong gia đình nghèo đói, sống khổ sở, đói khát và chứng kiến những trận cãi vã như cơm bữa của cha mẹ. Chưa một ngày nào trong quãng đời ngắn ngủi, nó được hưởng niềm vui trọn vẹn. Cái chết của nó ập đến bất ngờ với gia đình và chính bản thân nó. Một cái chết thảm thương, chết co quắp, tím tái vì rắn cắn. Cái thể xác mỏng manh, gầy guộc ấy ngay cả lúc chết cũng bị giày vò, hành hạ đau đớn. Đọc truyện ngắn này, không ai trong chúng ta có thể cầm được nước mắt về cái chết của một sinh linh bé nhỏ, vô tội, một kiếp người chịu biết bao cơ cực, lầm than từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời.

Tiểu thuyết Quê người - cuốn truyện dài đặc sắc nhất của Tô Hoài trước Cách mạng được đánh giá cao bởi khả năng nắm bắt, quan sát tinh tế của nhà văn về muôn mặt của đời sống thường nhật. Tác phẩm phản ánh rõ nét cuộc sống cũng như số phận của người dân thời kì trước Cách mạng. Như đã nói ở trên, sau khi đứa con - kết quả tình yêu của Ngây - Hời ra đời được ba năm thì đời sống của đôi vợ chồng trẻ gặp nhiều khốn khó, cùng cực. Bởi lúc này, nghề dệt đã đi vào con đường phá sản, nền kinh tế thị trường sau cơn khủng hoảng chưa đủ sức đứng dậy, đời sống nhân dân trở nên điêu đứng, lao đao. Hàng họ làm ra ế ẩm, không bán được, mà có bán được thì giá cũng không bằng nửa giá ngày thường. Đời sống càng trở nên cùng túng:“Cái gia đình ấy qua một thời kì làm lĩnh lỗ vốn lại trở về những ngày âm thầm, quạnh quẽ như xưa, như hồi anh Hời chưa lấy vợ, một mình đi làm để nuôi mẹ”[8,190]. Cái thời làm lĩnh lỗ vốn ấy chính là thời điểm cả làng dệt rơi vào cảnh túng thiếu khi nghề dệt không còn hưng thịnh như trước, tơ Tầu đã lấn át tơ ta khiến cho cuộc sống của người dân làng Nha nói chung và gia đình Ngây - Hời nói riêng lại trở về với cuộc sống ảm đạm, tẻ nhạt. Cái khổ nối tiếp cái khổ bởi:“Gia đình ấy còn vướng phải một cái dấp lớn là ngoài món tiền nợ cũ của mụ lý Chi từ ngày Hời cưới vợ, anh lại vay thêm của mụ một chục bạc nữa. Phải viết giấy bán nhà rồi. Đó là cái hồi Ngây ở cữ, mụ đến gạ gẫm cho vay thêm tiền mà tiêu”[8,191]. Trong thời buổi hàng hoá mất giá, hàng làm ra nhưng không bán được thì vợ chồng Hời biết bói đâu ra số tiền ba chục bạc mà trả nợ. Thế là biết bao mơ ước về một cuộc sống sung túc của vợ chồng Hời đã không thành khi nghề dệt lâm vào thời kì suy thoái. Lại thêm gánh nặng gia đình với bốn miệng ăn trong thời buổi đồng tiền khan hiếm càng làm cho đôi vợ chồng trẻ hoang mang. Niềm vui khi có một mái ấm gia đình chưa được bao lâu thì hoàn cảnh thực tại đã đẩy họ vào sự khốn cùng. Và buồn hơn nữa, khi bà Vạng qua đời sau một trận ốm thập tử nhất sinh thì cũng là lúc Hời phải dỡ nhà sang ở nhờ nhà bố vợ để trả đất cho lý Chi vì món nợ ba chục bạc. Bà Vạng ra đi mà lòng không thanh thản khi con mình, cháu mình ở lại với cái nợ chồng chất…

Khổ sở, cùng cực là thế nhưng vợ chồng Ngây - Hời còn có đất của bố vợ để mà trú chân, còn bao số phận dân nghèo làng quê đến một miếng đất cắm dùi cũng

không có để ở. Gia đình thầy giáo Hoạnh (Giăng thề) là một trường hợp như thế. Cuộc sống của gia đình thầy Hoạnh cũng thăng trầm theo cuộc sống của người dân quê. Đời sống dễ dàng thì sự học của con trẻ được quan tâm. Đời sống khó khăn thì lo ăn hơn lo học. Học trò không đến thì thầy mất việc và cả gia đình thầy rơi vào cảnh thiếu thốn. Họ cũng phải tìm đường ra đi kiếm kế sinh nhai:“Rồi ít lâu sau, thầy giáo Hoạnh phải dọn về quê. Cụm từ “rồi ít lâu sau” mang đến cho người đọc cảm giác thời gian vận động nhanh chóng, gấp gáp. Nó đúng với quyết định của gia đình thầy Hoạnh phải mau chóng tìm nơi khác kiếm sống nếu không cả nhà sẽ rơi vào cảnh chết đói. Hãy xem cảnh dọn nhà ra đi của gia đình thầy giáo trường làng trong thời buổi loạn lạc:“Nói là dọn cũng là cách nói, thực ra cũng chẳng có đồ đạc gì mà dọn. Giường phản, đồ tre gỗ thầy giáo đã bán rồi, bà giáo Hoạnh xách một tay nải nâu, ông ôm một bọc giấy nhật trình con con. Đấy là những thứ lặt vặt như cái đèn hoa kỳ, cái bàn điếu, còn quần áo của ai thì người ấy đã mặc vào người rồi. Thằng Biền dắt em, con bé gái Gia chập chững bước một. Chắc chốc nữa ra cánh đồng xa khuất làng rồi, bố nó phải cõng em bé. Nhưng giáo Hoạnh mà cõng con thì hỏng mất bộ quần áo hộp. Cũng đành thôi. Dù bao giờ thì thầy Hoạch cũng chững chạc. Khăn nhiều tầng, kính đen, áo the cặp. Quần là ống sớ. Đôi giầy bôttin bước lộp cộp. Nhưng lúc này sao trông nó buồn thế. Cả gia đình nhà giáo thất nghiệp ấy lên đường từ lúc mặt trời chưa mọc. Sau ngàn tre ửng đỏ như một đám mây (…). Một đoàn cha con, vợ chồng, bồng bế, nheo nhóc như chạy nước lụt

(…). Một đoàn vợ dại, một đàn con dở, hai bàn tay trắng, với một dúm chữ trong bụng. Đấy là tình cảnh của Hoạnh”[9,126]. Một cuộc ra đi thấm đẫm tâm trạng nặng nề, buồn bã. Gia cảnh của thầy Hoạnh có phần éo le, lầm lũi hơn những người nông dân với những chữ “không” đáng sợ: không đất, không nhà, không ruộng. Rồi cái gia đình khốn khổ, đáng thương ấy sẽ đi đâu, về đâu không ai hay biết mà cũng không ai muốn biết khi chính họ cũng đang phải gồng mình xoay sở cho cuộc sống khốn cùng với cái đói đe dọa, rình rập hàng ngày.

Ở chốn làng quê hẻo lánh và buồn tẻ này nhiều khi niềm vui của cả cuộc đời chỉ dồn tụ vào một khoảng thời gian ngắn ngủi của tuổi trẻ và tình yêu, nhưng rồi hạnh phúc mong manh cũng tan thành mây khói. Cuộc tình thơ mộng của các cặp

trai gái nhanh chóng đi vào hồi kết với những nỗi buồn xót xa còn vương lại. Phần lớn những đau đớn này thuộc về những người thanh niên nghèo. Những cô gái xinh tươi không thuộc về họ, tuy có lúc họ được yêu, được gắn bó và được thề nguyền. Hạnh phúc đến với họ trong chốc lát, thoáng qua hoặc trong tầm với gần gũi, nhưng có khi vĩnh viễn chỉ là mơ ước. Người nghèo khó không có quyền được hưởng hạnh phúc!!!. Những người con gái không muốn cuộc sống cứ kéo dài mãi trong tẻ nhạt như thế. Họ muốn được ra thành phố, được lấy chồng giàu, mong sớm đổi đời. Những toan tính vật chất đã biến họ thành kẻ phụ tình.

Truyện ngắn Một người đi xa về kể về nỗi khổ của nhân vật Tại khi bị người yêu phản bội. Tại và Pha có một tình yêu thật đẹp và say đắm. Họ yêu nhau đến “lăn lóc, mê tơi”[15,206]. Cả làng đồn ầm lên rằng thế nào tay đôi ấy cũng lấy nhau. Yêu nhau, lấy nhau âu cũng là lẽ thường tình ở đời. Và “mùa đông năm ấy, đằng nhà anh Tại mượn người đến nhà cô Pha đánh tiếng. Nhà cô Pha bằng lòng. Hai nhà cũng gần gựa đăng đối nhau. Trong làng không đến nỗi lép vế gì”[15,207]. Đám cưới dự định sẽ tổ chức vào mùa rét năm sau. Anh Tại chắc hẳn sẽ sung sướng biết mấy khi mùa đông này sẽ có người sưởi ấm. Họ hàng hai bên ai cũng mừng cho đôi trẻ và chờ ngày rước dâu. Nhưng buồn thay, thầy mẹ Pha và cả Pha nữa đã không ăn ở đúng được như lời nói. Họ đã hối hôn và đồng ý gả Pha cho con trai một nhà giàu có làng bên. Tháng giêng năm ấy, thay vì lấy Tại, Pha về làm dâu Phú Gia, làm vợ cả Nhiệm. Tại đau đớn nhưng anh không khóc, anh cười nhạt, cười như để mỉa mai sự đời. Có những khi quẫn chí anh đã từng nghĩ đến việc trả thù con người bội tình kia:“Anh không định đánh què. Mà anh định cắt lưỡi nó đi. Phải, cầm một con dao bầu thực nhọn và thực sắc, đưa ngay vào cuống họng nó. Anh nghĩ thế ra lối hăng lắm. Nhưng tới khi anh tưởng tượng rằng rồi nó ngã gục xuống, máu ở vết dao đâm tuôn xối ra ướt hết áo quần và bắn lên cả mặt anhMột cái gông to lắm tự dưng lù lù kẹp vào cổ anhAnh thoáng rùng mình, lạnh gáy”[15,208]. Lúc tức lên thì nghĩ hận mà làm thế nhưng anh không dám làm thật bởi bản chất nhân hậu, thật thà và có phần nhút nhát của người nông dân khiến anh không sa vào những việc làm tiêu cực, tội lỗi. Cuối cùng, không chịu nổi nỗi đau ập đến với mình chỉ trong mấy tháng, Tại quyết định ra đi:“Giữa năm đó”, tức là lúc Pha đã lập gia đình được nửa năm:“Tại bỏ nhà vào Nam Kỳ”[15,209] – “miền đất

hứa” của bao người trong hoàn cảnh đói kém bấy giờ như muốn thoát khỏi nỗi buồn đau hiện tại. Sau chín năm, Tại trở về làng với số tiền kha khá đủ để có một cuộc sống sung túc như một cách để trả thù người xưa. Vì bây giờ gia đình cô Pha đã sa sút và túng nghèo lắm rồi. Đúng hôm Tại về làng, cũng là ngày vợ chồng Pha có cuộc đấu khẩu và “choảng nhau một trận kịch liệt”[15,209] chỉ vì Pha than một câu rằng:“Ngày xưa giá như thế này…thế nọ…ta đã chẳng khổ như bây giờ”[15,210]. Chao ôi! kết cục của kẻ phụ tình thật là thảm hại, lúc đau khổ người ta lại nhớ đến “ngày xưa”. Nhưng “ngày xưa” anh Tại nghèo lắm, anh còn thiếu một thứ mà giá có nó thì anh cũng không phải bán xứ phiêu dạt chốn“quê người”. Đó là “tiền”.

Cùng nỗi đau như Tại, Hẹn trong Vàng phai cũng chịu cảnh bị người yêu phụ tình. Trước khi có sự xuất hiện của Quyền Vực, Hẹn và Mây cũng có một quãng thời gian yêu đương thơ mộng. Tình yêu của họ là những ngày chợ phiên được nhìn thấy nhau, được kín đáo trao cho nhau những bức thư tình với lời lẽ yêu thương thắm thiết, bay bổng đầy thi vị, ngọt ngào. Rồi cả lúc hẹn hò, họ cũng hẹn hò nhau một cách ý tứ với những câu chuyện bâng quơ nhưng nghe ra lại thấy có lý. Bởi họ đang thẹn thùng, xấu hổ khi lần đầu tiên được ngồi cạnh nhau, được nắm chặt tay người mình yêu, được nhìn thấy màu đỏ ửng thẹn thùng hiện lên trên đôi má của người yêu…Họ thề ước, hứa hẹn rằng sẽ yêu và chờ nhau. Nhưng rồi, “bỗng một buổi chiều” bác Quyền về nghỉ phép đã làm xáo trộn tất cả. Từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, bất ngờ xảy đến khiến con người không thể lường trước được. Ngay Hẹn cũng không sao ngờ được rằng Quyền Vực chính là người xen vào mối tình của anh và Mây. Thế là chỉ sau mấy câu chuyện về Kẻ Chợ nhộn nhịp, phồn hoa, Mây đã bị Quyền hút hồn. Chẳng bao lâu, Mây nhận lời làm vợ Quyền, chạy theo lối sống phồn hoa đô thị, bỏ lại Hẹn với vết thương lòng dai dẳng, không biết bao giờ mới lành. Hẹn hoảng hốt, giật mình bất ngờ đến kinh ngạc:“Khi cái việc tày đình kia đến tai thì anh ta choáng váng cả người. Bao nhiêu điều mơ ước đã đặt vào người con gái ấy. Thơ của anh làm hay đến thế mà cô ta chóng quên thật. Người đâu lại có người vô tâm và phụ tình nhanh chóng vậy, hả trời? Tình của chàng coi như nặng đá đeo, mà ở người ta lại chỉ thoáng bằng một cơn gió may về sớm”[15,255]. Hẹn buồn và đau khổ, có những lúc tưởng chết đi cho xong. Nhưng nghĩ đến anh Quyền Vực thì Hẹn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 112 - 120)