Không gian thiên nhiên trong sáng, thơ mộng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 59 - 131)

Đối với nhiều nhà văn, thiên nhiên là “phương tiện nghệ thuật”, là chiếc gương soi để nắm bắt, bộc lộ tâm trạng bên trong con người. Tô Hoài cũng không

nằm ngoài quy luật chung ấy. Đọc và nghiên cứu những trang viết của Tô Hoài, chúng ta sẽ nhận thấy: Trong sáng tác của ông, thiên nhiên nhiều khi gần gũi, gắn bó với niềm vui, nỗi buồn và góp phần bộc lộ tâm trạng của con người.

Ngay từ những dòng đầu của tiểu thuyết Quê người, người đọc đã bắt gặp

ánh trăng mười sáu sáng rực một màu vàng ối trong khung cảnh yên bình ở một vùng quê dệt cửi. Ánh trăng nhuốm vàng cả làng quê, tạo nên một không gian rộng lớn và vô cùng êm ả. Ánh trăng soi đường cho cả bọn bốn, năm anh kéo đến nhà Hời ngồi chơi vui, nói chuyện gẫu. Ánh trăng soi sáng cho Hời hái bông hoa ngọc lan đến nhà Ngây. Ánh trăng in bóng Hời trên thảm cỏ đợi người yêu ngoài bờ ao… Ánh trăng gắn bó, thân thiện với con người trong những cảnh sinh hoạt bình thường của họ. Ánh trăng dưới ngòi bút của Tô Hoài không chỉ mang ý nghĩa thuần tuý là vẻ đẹp của tự nhiên mà nó giống như một người bạn tri âm, biết cảm thông, chia sẻ và gắn bó với nhân vật trong truyện. Ánh trăng trở thành người bạn đường soi sáng cho Hời đi đến nhà người yêu:“Vừa đi, Hời vừa ngước nhìn trăng, Hời nhếch mép cười với mặt trăng. Cái vừng trăng tròn vành vạnh đó như cũng mỉm cười với Hời. Dáng hẳn ông trăng cười anh chàng mê gái, đã khuya khoắt như thế, mà còn lầm lũi đến nơi hẹn hò. Ô, cái ông trăng phải gió mới hóm hỉnh làm sao”[8,9]. Tô Hoài đã gửi gắm vào ánh trăng kia tâm hồn con người để khám phá tâm hồn nhân vật của mình. Ánh trăng trên cao lúc này dường như cũng đang tung tăng cất bước cùng chàng trai đến nhà người yêu. Cái “cườimỉm”của ánh trăng vừa có ý động viên, khích lệ chàng trai rảo bước nhanh đến chỗ hẹn với người yêu lại vừa có ý chọc ghẹo, bông đùa rất hóm hỉnh, rất tinh quái nhưng chứa đầy yêu thương, gần gũi. Vì thế mà có lúc Hời ngượng ngùng mắng yêu “ông trăng phải gió. Trong cái hóm hỉnh, đáo để của vầng trăng, người đọc thấp thoáng thấy nụ cười “hóm hỉnh”, có duyên và rất đỗi trẻ trung của Tô Hoài. Có lẽ từng là con trai làng dệt, nhà văn từng có những đêm hẹn hò với người yêu dưới ánh trăng thơ mộng, từng làm bạn với vầng trăng nên ông hiểu tâm tình và nỗi lòng của họ. Phải gần gũi lắm, ông trăng mới cười “mủm mỉm” đầy ẩn ý với Hời, ra chuyện đã hiểu cả rồi như thế. Nhờ có ánh trăng soi sáng, Hời đã hái được bông hoa ngọc lan để ném hoa vào nhà người yêu. Đấy là dấu hiệu gặp gỡ của hai người:“Cây ngọc lan già, không biết mọc từ đời nào, mang từng ôm cành lớn và hai ba tán lá rộng như những

tán lá bàng. Một mùi hoa thơm ngọt và dịu tản mạn trong không khí. Hời cúi xuống gốc cây, nhặt một gói lá, đem soi ngoài ánh trăng”[8,12]. Ngây và Hời yêu nhau, họ đã mượn hoa lan để nói hộ lòng mình. Thứ hương thơm ngọt ngào của loài hoa trắng trong ấy giống như tâm trạng xao xuyến, thổn thức, hồi hộp của con tim lần đầu biết yêu. Tình yêu của họ cũng mang dư vị nhẹ nhàng, tình tứ như thứ hương thơm trong lành và thuần khiết đó.

Thích tả cảnh, sành sỏi trong nghệ thuật tả cảnh, có một vốn ngôn từ nghệ thuật phong phú có khả năng gợi lên những hương vị rất đặc trưng của vùng quê ngoại ô Hà Nội, tạo nên những bức tranh thiên nhiên sinh động, nhiều màu sắc - đó cũng là một nét riêng, đặc sắc của văn phong Tô Hoài. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của một vùng quê, qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của ông, hiện lên thật cụ thể và sinh động. Hình ảnh cơn mưa rào mùa hạ xuất hiện nhiều lần trong sáng tác của Tô Hoài. Và đây là cơn mưa trong Nhà nghèo:“Từ ban nãy, ông trời bao la đang đau bụng, mặt ông xám xịt lại. Bụng ông sôi ục ục, réo róc róc. Rồi bỗng gió giật, lạnh ngắt. Sau cùng, đổ xuống một trận mưa lớn…trận mưa thực to. Nước xối xuống rào rào, trắng xóa. Ở những vườn chuối, nước dội lùng bùng như trống đánh từng cơn. Từng cơn gió chạy dài, rí lên, đập đùng đùngMưa dần ngớt. Những đám mây nước tan mỏng, bay nhanh như biến. Mặt trời ló ra. Mặt đất sáng ngời. Màu lá cây xanh mướt. Những con chim sáo đậu nhanh nhẩu linh tinh bay hót từng hồi véo von. Mưa tạnh”[20,104]. Sau mỗi trận mưa rào trút xuống, vạn vật như được thổi một luồng sinh khí mới, cây cỏ xanh mướt, chim chóc hót véo von. Tiếng hót trong trẻo, véo von của chim muông hay chính là nỗi niềm vui sướng, chan chứa hi vọng của người dân quê. Bởi sau mỗi cơn mưa qua đi, bầu trời u ám, ngột ngạt, oi nồng nhường chỗ cho ánh sáng từ từ hiện ra. Một bầu không khí trong lành, mát mẻ thổi vào lòng người và muôn ngàn cây cỏ. Cây cối, chim chóc như được gột rửa, tắm mát. Và cuộc sống con người dường như cũng được bước sang một trang mới. Họ hân hoan, vui sướng tưởng tượng ra bữa cơm gia đình đầm ấm, quây quần bên nhau với món “chả nhái” dân dã đậm chất quê mùa nhưng đối với những người dân nghèo thì đó là cả một bữa tiệc thịnh soạn. Cơn mưa cũng góp phần làm cho trận cãi vã, đánh chửi của gia đình anh Duyện lắng xuống. Họ để bụng nghĩ đến bữa cơm chiều với món “chả nhái” chờ đợi bao ngày. Tô Hoài đã rất tinh tế khi nhận ra sự

biến đổi của cảnh vật để từ đó nói lên tâm trạng của con người. Nhà văn đã dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh toàn cảnh dân làng đi bắt nhái để cải thiện bữa ăn sau cơn mưa vừa trút xuống. Ai ai cũng háo hức và niềm vui như lộ rõ trên từng gương mặt:“Bấy giờ khắp làng bày ra một cảnh lạ mắt. Ở các ngõ lố nhố chạy từng đám người. Đàn ông thì cởi trần trùng trục, đánh khố đơn. Đàn bà phong phanh cái yếm, đội sùm sụp chiếc nón. Còn tre con thì trần truồng như những viên đá cuội. Người ta chạy đổ xô đến các ngách cống, các bờ ruộng và các luống vườn. Tay mỗi người cầm một cái giỏ. Họ chen nhau tới tấp”[20,104]. Tô Hoài còn rất tinh tế và tài hoa khi dày công ghi nhận về những âm thanh và mùi vị trong một trận mưa rào đầu hạ. Những đoạn văn miêu tả thiên nhiên như thế này có phần sinh động và hấp dẫn hơn những bức tranh thiên nhiên trong các tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên,

Nửa chừng xuân của Tự lực văn đoàn từng nổi tiếng một thời:“Mưa xuống sầm sập,

giọt giã, giọt bay, bụi nước trắng xóa, lại hình như hơi ngai ngái. Cái mùi xa lạ, man mác của những trận nước mưa đầu mùa. Mưa rèo rèo trên sân gạch, gõ độp độp trên phiến nứa, đập lùng tùng vào lòng lá chuối, rào rào, liên miên. Tiếng giọt gianh ồ ồ, nước ào ạt ọc nguồn, xói lên trong những rãnh nước sâu. Nước réo, vang vang kì quái như tiếng đổ trời, sụp đất ở đâu. Đôi khi đương kéo dài một loạt à à, bỗng một cơn gió phào đến, vật vã cây cối, lại nổi lên một hồi dạt dào, xa gần, thăm thẳm”[20,139]. Và đây là một cảm nhận về một thứ mùi vị đặc trưng của một vùng quê, rất đỗi quen thuộc nhưng cũng rất khó cắt nghĩa rõ ràng. Tô Hoài đã huy động các giác quan, sắc bén, đặc biệt nhạy cảm, và cũng thật say sưa miêu tả thiên nhiên bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế với một kho từ vựng giàu có, phong phú, giàu giá trị tạo hình:“Sắp vào xóm. Tôi đã ngửi sẵn cái mùi hương hoa quen thuộc. Quen thuộc lắm, hễ ngửi thoáng là tôi biết sắp về tới quê. Ờ, mà lạ. Không bao giờ tôi phân biệt rõ ràng cái hương vị phảng phất dị kỳ ấy. Nó thoang thoảng trong cánh đồng bao la hoặc vẩn vơ nơi rặng ô rô kín mít”[20,139].

Còn đây là bức tranh thiên nhiên của làng Nghĩa Đô khi mùa đông đến. Hình ảnh mùa đông nơi chôn rau cắt rốn của ông được cất giữ trong kí ức từ tuổi ấu thơ, và đến khi muốn nó xuất hiện, ông chỉ cần đặt bút là nó liền hiện ra qua hàng hàng câu chữ. Vì thế, những câu văn của ông có cái tự nhiên, hồn nhiên, sinh động như

bản thân cuộc sống:“Trời đã về mùa lạnh. Những cụm lá bánh khúc thấp lè tè, nở hoa vàng khắp cánh đồng làng Nghĩa Đô. Đã không có nắng lớn. Những đứa trẻ nghèo cũng hồng hào đôi má còm cõi. Môi chúng khô cong lên, ăn cơm có nước mắm thấy xon xót. Chúng gãi vào da, da nổi lên những vần bụi trắng”[15,223]. Từ

lâu, mùa đông với cái lạnh ghê người đã từng được nhiều cây bút văn xuôi miêu tả, nhưng những trang văn Tô Hoài vẫn có nét riêng. Ông vừa có nét giống với Thạch Lam tài hoa, chân thực và đằm thắm; nhưng lại có nét hóm hỉnh, dí dỏm của riêng ông. Cái nhìn hóm hỉnh, tinh tế cùng với cách chọn lọc ngôn từ chắt lọc mà chính xác đã tạo nên nét riêng, nét đặc sắc đó.

Hình ảnh thiên nhiên của mùa xuân trở lại sau những ngày đông lạnh giá góp phần làm cho vạn vật như được tiếp thêm một sức sống mới, cây cối đâm chồi nảy lộc. Những cây xoan gầy khẳng khiu gặp tiết trời xuân với những cơn mưa bụi li ti, đã rũ bỏ màu áo chết chóc, ảm đạm và bắt đầu khởi sắc, bừng lên sức sống:“Mùa xuân đã trở vềNgoài vườn, trên các lối xóm, những cây xoan gầy, thân mốc trắng, giơ lên những cẳng tay đen đủi, trơ trụi, đã trổ từng đám lá tơ. Trong những đám lá nhỏ, xanh rờn vân vân ấy, nhoi ra từng chùm nụ be bé. Gặp mưa bụi li ti, những chùm nụ nở hoa. Hoa xoan nhỏ cánh chấu, tim tím, trăng trắng, vừa nở lại vừa rụng phơi phới trong mưa xuân”[15,269].“Những ngày xuân mới bắt đầu. Chim hót ơi ới đầu cành. Ánh nắng lụa nõn phủ trên vòm cây. Những vạt cỏ trở lại non tươi, xanh mơn mởn khắp mặt đất”[15,113]. Những bông hoa vươn mình khoe sắc trong nắng mới:“Nắng mới hoe lên dịu dàng, óng ả (…), hoa tầm xuân nởmàu đào trên nền cỏ xanh mướt. Những đốm bướm trắng giờn lung linh thành những chấm hoa lung lay trong nắng”[15,270]. Lòng người giao hòa với thiên nhiên nên cũng “phới phới”, rộn ràng trong sắc xuân. Họ nô nức kéo nhau đi chơi hội, vì theo lệ cứ đến tháng hai là “mọi làng đều có đám”[15,207]. Nhưng mùa xuân năm nay thật có ý nghĩa với đôi vợ chồng son Phúc - Ngói. Hai đứa trẻ ngây thơ vì được làm người lớn, vui sướng khi được xúng xính trong những bộ quần áo chỉnh tề để qua nhà “ông nhạc ăn cỗ”(Vợ chồng trẻ con).

Hình ảnh mưa bụi và cây cỏ mùa xuân trong tiết tháng Hai còn có vai trò tạo cảnh, dẫn truyện cho từng đoàn người nô nức đi trảy hội:“Đã có mưa bụi. Về buổi

sáng, từng cơn mưa nhỏ rây bụi bay vân vân, phủ mịt mờ trong cánh đồng. Cỏ xanh rời rợi. Cây lên ngút ngàn. Mùa xuân mới đã sang rồi…Bắt đầu vào các hội đình. Một buổi sớm đầu tháng hai, mộ toán khách lạ đi vào trong làng…Ai cũng chít khăn lượt, bận áo the dài. Trong nền áo, lòe xòe tum thắt lưng lụa đỏ, hoặc thắt lưng nái vàng khè. Mấy ông đứng tuổi đi trước, cánh tay khoác thõng cái ô. Những bác con trai, bác nào cũng đeo trên lưng một khăn gói nhỏ”[15,223]. Ấy là đoàn người bên Bắc qua Nghĩa Đô dự hội đấu võ. Đã thành lệ, cứ tiết tháng hai hàng năm là các đoàn võ bắt đầu vào hội. Đó là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần quen thuộc của người dân Nghĩa Đô nói riêng và của con người Việt Nam nói chung.

Không khí rộn ràng, tưng bừng của ngày đầu đông với những cơn gió hiu hiu thổi cộng với màu “vàng óng” của những bông thóc nếp trĩu bông đủ ấm và đủ rét để con người tìm một chỗ dựa tinh thần. Lứa đôi tìm đến nhau để trao hơi ấm, xích lại gần nhau trao yêu thương, hạnh phúc. Trong không khí náo nức ấy, người ta thấy xuất hiện hình ảnh của đôi ri đá bay sát bên nhau tìm nơi trú ngụ. Chúng chọn cây hồng bì để xây tổ ấm:“Chàng đặt một cuộng rạ và một cành hồng bì kín và cao nhất. Rồi họ lại bay đi, vợ theo chồng , đến lấy rạ ở lớp mái nhà nát nọ. Chị mổ và anh kéo. Dù được mẩu dài hay ngắn anh cũng không phiền hà, quắp ngay lấy mang về cây. Công việc cứ thế, đều đều suốt ngày, như người ta mắc cửi”[20,43]. Chắc hẳn đôi ri này vừa “cưới” nhau và thời điểm này là thời điểm bắt đầu của một cuộc sống gia đình. Họ xây nhà, dựng cửa để hướng tới một tương lai ấm êm, hạnh phúc. 2.2.1.2. Không gian thiên nhiên tăm tối, lạnh lẽo và dữ dội

Miêu tả thiên nhiên, Tô Hoài không quên đặt nó trong tính hai mặt của quy luật đời sống. Đời sống có buồn và có vui; thiên nhiên có nắng và có mưa; có không gian thiên nhiên trong sáng, hiền hòa cũng có không gian thiên nhiên dữ dội và khắc nghiệt.

Mưa, trong văn Tô Hoài, nhiều khi mang đến niềm vui, nhưng cũng không ít khi gây phiền toái, cản trở cuộc sống, gây khó khăn cho con người. Mưa dầm ở miền Bắc là thế. Trong nhiều ngày:“Trời đổ mưa đều đều nhưng không to lắm. Vòm không mù trắng những nước. Và cứ mưa đều đều, lai rai, nhỏ nhẻ như thế, hết ngày này sang ngày khác. Ông mặt trời đã đi đâu mất, để cho trời đất cứ thi nhau khóc ra mưa ra gió. Người ta đều phải ở trong nhà. Đường cái trong làng lầy lội, bùn xám ngập cao tới lưng ống chân”[20,46]. Cảnh vật nhuốm một màu

xám ngắt”:“Cánh đồng vắng ngắt màu xám dưới đất đã liền vào nhau và ở giữa có gió, gió suốt ngày đêm”[20,108],“cái gió buốt vào tận gan”[20,10]. Những cơn gió lạnh buốt, tê tái của mùa đông cùng với những ngày mưa lầy lội đã làm cho đời sống con người càng thêm khốn đốn, túng quẫn nhất là những người dân Nghĩa Đô. Vì họ không thể đi chợ bán lụa để có tiền trang trải cuộc sống cũng như không mua hàng mới về làm được.

Thiên nhiên trong sáng tác của Tô Hoài có lúc vui với niềm vui, hạnh phúc của con người, có khi lại như một người bạn thân thiết, thấu hiểu và sẻ chia với cuộc sống đầy rẫy những biến cố không thể lường trước của con người. Trong truyện ngắn Đôi

ri đá, thiên nhiên như báo trước những dấu hiệu bất ổn của đời sống:“Gió may

trở về từ lâu, hiu hiu và hiền lành. Nhưng chiều ấy, gió may bỗng trở mạnh và đột nhiên hóa cáu kỉnh, nổi cơn đùng đùng. Trời đất u ám tối sẫm lại. Từng làn mây nước xám xịt, chuyển vận theo gió, bay xuôi hỗn độn, tới tấp như ở trong một cuộc thay đổi kì lạ của vũ trụ”[20,46]. Sau đó là một trận mưa kéo dài nhiều ngày dội xuống đe dọa cuộc sống của vợ chồng đôi chim ri đá. Vì trời mưa chúng phải ở trong tổ co ro chịu rét, chịu đói vì không đi kiếm ăn được. Cuối cùng, chúng quyết định rời cái tổ trên cây hồng bì để đi tránh mưa, không “nước mưa cứ rỏ tạch tạch vào đầu thì đến chết rét mất”[20,46]. Cơn mưa trở thành tác nhân gây ra sự chia lìa, tan tác của đôi ri đá, khiến chúng phải bỏ tổ ấm của mình đi tìm chỗ trú thân an toàn hơn. Đây là hình ảnh đôi ri đá hay chính là hình ảnh người dân quê trong những biến động bất ngờ của cuộc đời?

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 59 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)