Thế giới loài vật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 35 - 44)

* Những con vật “xoàng xĩnh”, nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống người dân quê

Thế giới loài vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước năm 1945 rất đông đảo, độc đáo và hấp dẫn. Việc miêu tả và thể hiện thế giới loài vật - những con vật nuôi và những con vật sống gần, sống cạnh, sống chung trong môi trường sinh sống của con người đã bộc lộ tài năng quan sát tinh tế và sự đồng cảm sâu sắc của một trái tim mẫn cảm và giàu yêu thương - Tô Hoài. Không phải Tô Hoài không biết đến, không tận mắt nhìn thấy những loài như hổ, báo, hươu nai, voi, gấu, cá voi, đại bàng... nên ông không thế miêu tả, thể hiện chúng. Sách báo tranh ảnh thời ấy, rồi vườn bách thú, bách thảo ở Hà Nội, ở các tỉnh thành lớn trong cả nước, trong xứ Đông Dương...đủ cung cấp tri thức cho Tô Hoài về chúng. Nhưng Tô Hoài chỉ hứng thú, chỉ để tâm viết về, kể về những con vật thân quen và nhất là những sinh linh bé nhỏ đang hiện diện quanh ông, chúng đang quẩn quanh với người đồng hương ven đô, người dân Nghĩa Đô khốn khổ của ông mà thôi.

Cảm nhận đầu tiên của người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm Tô Hoài là sự ngạc nhiên như lạc vào một sở thú mini mà ở đó những con vật không phải là voi, hổ, khỉ, hươu, nai, báo…mà là những con vật nhỏ bé, rất gần với đời sống sinh hoạt đời thường của con người. Tô Hoài, với cảm quan của nhà tiểu thuyết xã hội, đã hướng tâm hồn mình tới cuộc sống của những sinh vật gần gũi, thân thuộc và nhất là chúng thường nhỏ bé, “xoàng xĩnh”...có cùng môi trường sống với người dân ven đô. Trước nhất, đó là hình ảnh những con vật nuôi như gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, mèo...Tô Hoài miêu tả những con vật nuôi ấy không đơn thuần bằng các giác quan như mắt, tai...mà ông đã làm hiện hình những sinh thể này bằng trí tuệ, bằng tình cảm, bằng tâm linh của ông để chúng hiện lên trong cả vẻ diệu kỳ, niềm vui nhỏ bé, sự chắt chiu và cả cái khổ nạn của chính sự sống muôn loài. Đó là Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc, Kiến Chúa, Bọ Ngựa, Gà Ri, Gà Chọi, Chuột Bạch, Cá Chép, Cá Trê, Bồ Nông, Mèo, Chó, Ngan, Lợn…Với một khả năng quan sát đặc biệt thông minh, hóm hỉnh, tinh tế, lại có những ngày thơ ấu gần gũi với những loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu ở bãi cơm thi đầu làng, cùng một tình cảm đặc biệt dành cho “những người bạn thân tình”, ông đã cảm nhận thế giới loài vật nhỏ bé đáng yêu ấy trong sự tồn tại tự nhiên của nó. Trong cảm quan của Tô Hoài, thế giới loài vật tuy nhỏ bé, “xoàng xĩnh” nhưng lại có đời sống nội tâm, đời sống phong tục, đời sống tình cảm phong phú, đa dạng. Đó chính là hình ảnh ẩn dụ về người dân lao động quê hương ông.

Trong thế giới loài vật của Tô Hoài, mỗi con vật có một “cá tính” riêng: Dế Mèn thích phiêu lưu, sống có “lý tưởng”, có “hoài bão”; chị Nhà Trò yếu đuối hay bị “bắt nạt”; bác Xiến Tóc “chán đời” thích rong chơi; lão Cóc “khoác lác, huênh hoang”; lão Ếch Cốm đại vương “dở hơi”; Ri Đá “cần cù, chịu khó”; Mèo già “thâm độc”; Chuột Nhắt “huênh hoang”; Bọ Ngựa “khuệnh khoạng”; vợ chồng Trê “gian ác xảo quyệt”, chó hay “lèm bèm, ủng oẳng, sinh sự nhỏ nhen”, mèo “lừ đừ và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dòng”, Vịt “ngẩn tò te”…

Bên cạnh nét tính cách, thế giới loài vật của Tô Hoài còn có “đời sống tinh thần” phong phú, đa dạng. Mỗi loài, thậm chí mỗi con vật nhỏ bé đều tồn tại những mặt tốt – xấu, dở - hay, vui – buồn trong trạng thái tự nhiên của nó. Con My (Con

mèo lười) là giống mèo mũi đỏ rất đặc biệt, nó không bắt chuột, chỉ biết ăn vụng, suốt ngày rong chơi, lười nhác. Đã lười lại còn hay đòi ăn ngon – phải chờ cơm với cá kho và nằm tro bếp ấm. Hình ảnh của con mèo ẩn dụ cho hạng người xấu tính, tinh ăn mù làm trong xã hội. Mụ Ngan (Mụ Ngan) thì “đần độn quá”, “đần độn đến phát ghét lên được”[20,58], “thật là một thứ đàn bà đồ tồi”[20,58], tranh ăn cả với lũ con, bất chấp tiếng kêu thảm thiết của con ngan nhỏ, mụ chẳng biết, chẳng thèm đoái hoài đến. Không những thế, mụ còn “dí chặt chân lên lưng nó mà xốc ngô như thường”[16,58], để đến nỗi ngan con bị gãy xương lưng. Nhẫn tâm hơn nữa là lúc ấy mụ lại rong chơi để mặc đứa con nhỏ bị trọng thương đang kêu khắc khoải. “Mụ làm như không biết rằng có một đứa con mình vừa chết”[20,58], cứ thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Có hôm, diều hâu xà xuống quắp con mụ, ngan con kêu thê thiết nhưng mụ Ngan vẫn bình chân như vại, cắm cúi mải ăn:“Mụ Ngan cũng nghe được rõ ràng những lời kêu cứu ấy. Bởi vì mụ có nghến cổ, có liếc mắt lên trời. Nhưng rồi, mụ lại cúi xuống mổ cỏ và lúc lắc cái đuôi của mụ. Còn có mỗi một con ngan nhỏ khiếp sợ, chúi vào bụng mẹ. Song mẹ nó cũng vô tâm, không để ý chi. Thế là con ngan nhỏ bị diều hâu bắt ăn thịt”[20,59]. Đã thế, khi ăn xong mụ còn “đủng đỉnh dẫn một con lõng thõng về, mỏ và mắt thản nhiên như lúc đi ra”[20,59]. Cuối cùng chỉ vì cái tính lơ đễnh, đần độn, vụng về của mụ mà cả đàn ngan sáu con không chết vì bị diều hâu ăn thịt thì cũng chết vì rắn phun. Cả bản thân mụ cuối cùng cũng trở thành món cúng đêm ba mươi chầu ông Công. Cái chết của mụ như một sự định đoạt của số phận, mụ phải chết vì chính bản tính vô tâm của mụ. Và dường như ta có thấy thấp thoáng bóng dáng, tính cách con người qua hình ảnh của mụ Ngan. Trái với tính cách “đần độn” của mụ Ngan, chị Gà Mái (Một cuộc bể dâu) vừa là “một người đàn bà giỏi giang”[20,54], vừa là “người đàn bà rất đa tình”[20,54]. Khi chưa vướng vào bổn phận “nuôi nấng dạy dỗ con trẻ”[20,54], “người đàn bà ấy” yêu hết mình. Nhưng khi đã được “làm mẹ”, nó lại là một “bậc mẹ hiền gương mẫu”[20,54]. Mụ không rời con lũ con thơ đến nửa bước. Chăm chỉ kiếm ăn nuôi con, có khi chỉ bới được hạt giền nhỏ mụ cũng gọi chúng đến, cho chúng ăn. Mụ vừa “nhìn các con ăn, vừa nói chuyện vui vẻ”[20,54]. Hình ảnh của

chị Gà Mái đích thị là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ Việt Nam chu toàn, đảm đang, rất mực yêu thương con cái.

Mỗi loài mỗi tính nết, cũng có khi cùng một loài mà tùy theo giới tính chúng biểu hiện những sắc thái khác nhau. Nếu Gà Mái là “người đàn bà mẫu mực”[20,54],“yêu thương chăm sóc con cái hết mình”[20,54] thì Gà Trống Ri (Tuổi trẻ) tuy nhỏ nhưng lại rất “đa tình”. Đến tuổi trưởng thành, gã đâm ra hay bỏ nhà đi tìm bạn tình. Mấy lần cu Lặc xua được gã về, nhưng gã không bỏ được cái máu đi rông, dẫu bạn tình của gã đã bị hóa kiếp. Nó chẳng nghĩ đến chuyện gì ngoài chuyện “tình ái”. “Nó có tật mê gái”[20,33], khi “yêu” thì “yêu” rất ham dù“đường tình ái của nó rất khó khăn và gặp nhiều trở ngại lớn”[20,33]. Cái tật của Trống Ri, âu cũng là bản tính của một bộ phận người trong xã hội mà nhà văn Tô Hoài muốn kín đáo gửi gắm đến bạn đọc.

Cùng xuất hiện với gà vịt, ngan ngỗng, trong không gian sân vườn còn có sự hiện diện của chó – loài vật được coi là vệ sĩ của loài người. Đực là câu chuyện kể về hai con chó con – con anh là Đực cùng với con em cùng lứa. Con Đực ham vui cùng với các bạn tình của nó đâm xao nhãng việc nhà. Không muốn để nó rạc rài hư thân, quên nhiệm vụ cốt yếu, người ta quyết định đem thiến nó. Một cuộc thiến rất nhanh đã được diễn ra. Và thế là sau cuộc tiểu phẫu, Đực bỗng nhiên thay tính đổi nết, nó sống trầm hơn, lặng lẽ hơn, hình như nó tiếc thời xuân xanh đã lùi vào quá khứ của chính nó:“Mấy hôm Đực buồn thỉu, buồn thiu, đi lừ khừ quên cả ăn cả uống. Chắc hẳn cu cậu ứa nước mắt ra mà sầu cái sự đời éo le”[20,70]. Đúng là“cái sự đời” này quả thật “đáng sầu”, nhưng ta e cái chuyện ấy không phải chỉ là chuyện của Đực?

Dế Mèn phiêu lưu kí với hình ảnh nhân vật chính chú Dế Mèn đã đưa tên

tuổi Tô Hoài đến với văn đàn. Với cuốn truyện đồng thoại này, nhà văn đã cho người đọc thêm hiểu biết về tập tục của họ nhà dế. Chàng Dế Mèn đáng yêu được sống trong vòng tay âu yếm của mẹ có hai hôm, rồi tới hôm thứ ba thì được mẹ cho ra ở riêng trong một cái hang đất ở bờ ruộng. Và Dế Mèn bắt đầu “sống độc lập”, bởi đó là “tục lệ lâu đời trong họ Dế”. Tục lệ ấy khiến chúng tự “bươn trải” với “cuộc đời”. Trở về nhà sau chuỗi ngày dài phiêu lưu, Mèn hay tin mẹ và anh đã

mất, Mèn đau xót đến “viếng mộ người bên đầm nước”, thăm anh cả, thăm “ con”. Hành động ấy của Mèn khiến chúng ta liên tưởng tới một con người sống có tình, có nghĩa, biết trước, biết sau. Đó là tập tục của họ Dế hay chính là nét đẹp trong văn hóa người Việt, điều đó hẳn ai đọc truyện cũng sẽ hiểu.

Có thể thấy, hầu như tất cả các con vật nuôi bé nhỏ, sống bên cạnh con người đều được hiện diện với sự chú tâm của trí tuệ và tâm linh Tô Hoài. Nhưng cũng là những con vật nuôi thường thấy nơi làng quê như trâu bò cày, ngựa kéo xe...tại sao chúng lại nhạt nhòa bóng dáng trong tác phẩm của Tô Hoài? Có thể tạm thời lý giải như sau có được chăng: Lợn, gà, ngan, ngỗng, vịt, trâu, bò, ngựa...chúng đều là gia cầm. Nhưng trâu bò là đại gia súc. Phải là những đại gia đình khá giả ở thôn quê mới có điều kiện để tậu được chúng. Vì chúng là đầu cơ nghiệp của nhà nông. Tô Hoài lại là nhà văn của những người dân quê không cơ nghiệp, không gia sản. Tô Hoài là nhà văn của những kẻ khốn khó, những kẻ chỉ có sự sống lay lắt, họ lấy đâu ra cơ nghiệp và gia sản. Tô Hoài hướng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm của mình trước nhất tới tất cả những sinh linh có sự sống mong manh và luôn luôn nâng niu, trìu mến những sinh linh bé nhỏ, những cuộc đời dễ bị tổn thương. Bởi vậy, cùng với những vật nuôi vừa nêu trên đây, Tô Hoài cũng dành nhiều sự chú tâm của mình cho những sinh thể bé nhỏ đang tồn tại trong môi trường sống của con người. Đó là những con chim như: ri đá, chim sẻ, những loài tí hon như chuột bạch, chão chàng, ếch ương, ếch, nhái, các loài dế và đông đảo thế giới côn trùng... Đây là gã chuột bạch:“gã chỉ bằng một quả nhót và cũng mũm mĩm như thế...Đôi mắt gã đỏ thậm như hai hạt gạo đỏ đính lên trên một nền bông nõn trắng...Gã đi ngủ, gã đứng vào một góc lồng, dựng hai chân trước lên, đầu chụm vào chân, hai mắt nhắm lại. Ấy vậy là gã ngủ, ngủ đứng như một hộp diêm. Cứ cái kiểu đó suốt đời và ở bên góc lồng kia , cũng có một con chuột bạch khác đương ngủ dựng đứng lên. Vợ gã đấy...Thỉnh thoảng, gã thường đứng ngẩn ngơ nhìn lên trên nóc lồng. Qua những chiếc lá thiên lý mỏng manh, ngoài kia là trời xanh bao la. Tưởng như chiếc hình hài nhỏ bé chỉ điểm một chút sống cỏn con này, đứng giương cặp mắt đỏ, ngồi trông ra cái khoảng không bờ bến để mơ một giấc mơ sông núi chi đó. Chao ôi! Ai mà biết được lòng gã”[20,36]. Hình hài bé nhỏ này chỉ tồn tại mỏng manh như một giọt hiện hữu của sự sống. Mỏng manh đến nỗi như là có, như là không, như là chưa

có..., mỏng manh bé nhỏ đến mức mà chỉ Tô Hoài mới nhận diện, nhận hình được nó. Và cũng chỉ với sự nâng niu, trìu mến, nuôi dưỡng, chăm sóc của Tô Hoài thì giọt sống này mới được sống, mới được hiện diện, và mới thực sự được tồn tại. Chỉ đến khi Tô Hoài trao, gửi vào sinh linh bé bỏng này chút lý tưởng mơ hồ của thời đại, một “giấc mơ sông núi”(mà người đương thời, người mất nước họ mất nhạy bén trong việc cảm nhận cảm xúc này) thì lòng chúng ta đã vững tin ngay ở sự hiện hữu, sự tồn tại diệu kỳ của sự sống muôn loài. Viết về loài vật, Tô Hoài có những trang văn rất xuất thần. Những câu văn lung linh, rạng ngời ánh sáng của tài hoa xuất hiện chi chít trong văn phẩm Tô Hoài:“Nhiều khi chúng mê hoảng, đang nằm cũng nghiến răng kêu ư ử. Cũng có những bận chúng đái dầm nữa. Đương ngồi bình yên – dáng hẳn chợt mơ màng tưởng mình đứng tận ngoài đầu vườn – chúng đái tè tè ra ướt đầm thành một vũng nước. Thực là những đứa trẻ nằm mơ, những đứa trẻ con khoai củ ở “nhà quê”[20,69]. Chỉ có thể với tâm Phật (người, vật đều là chúng sinh), chỉ có thể với tài hoa của người nghệ sĩ thì Tô Hoài mới cấp cho chúng ta một sự nhìn nhận, một tình cảm của lòng nhân hậu, một sự trân trọng, nâng niu mọi sinh linh, quý mến những cún con, những con vật mà đời sống của chúng luôn quẩn quanh với con người được đến như vậy. Áng văn đẹp đến mức hoàn mỹ này không thấy xuất hiện trong văn xuôi Việt Nam sau 1945.

*Những con vật có số phận gắn bó với cuộc sống của người dân quê

Các con vật trong thế giới nghệ thuật của Tô Hoài đều có tình cảm, cá tính, số phận riêng, cuộc đời riêng. Thông qua thế giới loài vật này, tác giả muốn nói đến truyện loài người, đến số phận những người nông dân, thợ thủ công vùng Bưởi. Cho nên khi thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của Tô Hoài, nếu chỉ dừng lại ở khái niệm “nhân hóa”, “vật hóa” thì e rằng những khái niệm này sẽ làm hóa đá, làm đông cứng sự sống đang cựa quậy, đang phập phồng với những cảm xúc, suy tư, lo lắng ở cuộc đời mong manh, đầy bất trắc của họ - của vật cũng như của người. Con người và con vật đương nhiên khác nhau khi nhìn từ góc độ tiến hóa, từ văn minh, từ văn hóa. Dù khác nhau về giống loài, nhưng trong thế giới nghệ thuật của Tô Hoài, ở phần rực rỡ nhất, nơi mà ánh sáng của trí tuệ và cảm xúc lung linh, nhà nghệ sĩ có tầm vóc tư tưởng nghệ thuật lớn lao này đã thể hiện một cách sinh động, đầy cảm thương sự tương đồng giữa cuộc đời, số phận của con người và loài vật. Sự

khác nhau của chúng chỉ thuộc về cái bề ngoài của hình hài, kích cỡ, trọng lượng hoặc sự tồn tại ngắn – dài, lâu – mau, thoáng chớp mà thôi, còn sự tương đồng lại chính là cốt lõi trong mối quan hệ của những sinh linh này. Cả người và vật, cuộc đời họ, số phận họ đều mong manh, bất trắc, không thể đoán định trước. Tai ương hoặc đang rình rập, hoặc đổ ập xuống bất cứ lúc nào gây cho cuộc sống vốn quẩn quanh trong khốn đốn của họ vô vàn tai họa, chết chóc, ly tán...

Truyện ngắn Đôi ri đá là một câu chuyện buồn: Cuộc sống gia đình đang yên bình, rồi bỗng có một ngày:“tan tác mỗi người về một phía. Ai cũng lạc lõng...Sớm ngày mồng hai tết nguyên đán ấy, sợ những tiếng pháo nổ một cách vô tình ở dưới góc hồng bì đôi vợ chồng... chịu khó và nhẫn nại kia, cùng một đàn bốn đứa con thơ dại, tan tác bay đi không bao giờ còn trở về nữa. Chẳng ai biết được cái bầu đoàn khốn khổ ấy long đong bạt đi đâu về sau ra làm sao”[20,49]. Đọc đoạn văn giàu cảm thương này, người đọc chúng ta ai mà chẳng hình dung, tưởng tượng ra tình cảnh mà

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)