Thời gian nhân vật được hưởng niềm vui, hạnh phúc

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 106 - 112)

Viết về những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử dân tộc - thời kì tiền Cách mạng, nhiều nhà văn hiện thực đã lột tả một cách toàn diện và sâu sắc bộ mặt dã man, tàn bạo của xã hội đương thời đẩy đến nỗi khổ tột cùng về số phận con người thông qua một hệ thống các nhân vật điển hình như: Chí Phèo (Chí PhèoNam Cao), Chị Dậu (Tắt đènNgô Tất Tố), Tám Bính (Bỉ Vỏ - Nguyên Hồng)...Với những nhân vật này, cuộc đời dường như triền miên trong u ám, hiếm có những ngày trong sáng với hạnh phúc, niềm vui. Nhưng với Tô Hoài thì có khác, dù cuộc đời các nhân vật của ông cũng không ít buồn đau nhưng ông vẫn nhận thấy niềm vui ẩn hiện đâu đó trong tâm hồn của những con người bình dị, chất phác. Niềm vui ấy có thể đến trong một thời gian ngắn: một buổi chiều nhưng cũng có thể diễn ra trong thời gian dài: mấy tháng, mấy năm…Đó chính là điều làm nên cái riêng trong phong cách nghệ thuật của ông. Nghiên cứu các sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng, chúng tôi nhận thấy có 9/30 truyện đề cập đến niềm vui, hạnh phúc của người dân làng dệt.

Bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh và tinh tế, Tô Hoài mang đến cho bạn đọc nhiều trang viết rất đỗi chân thật, hồn nhiên, giản dị về cuộc sống của người dân quê. Đó niềm vui hết sức đời thường. Nó là niềm vui có được một bữa ăn ngon, niềm vui được sống trong tình yêu, được hồi hộp bâng khuâng trong những đêm hẹn hò, tình tự.

Truyện ngắn Nhà nghèo gây ấn tượng với người đọc ngay từ những dòng đầu tiên bởi cách giới thiệu khá dí dỏm của tác giả về gia đình anh Duyện:“Họ thường cãi nhau vì những cớ rất nhỏ, không có nghĩa. Cái đó cũng đã thành một

thói quen. Lúc nào ngứa miệng, muốn to tiếng là to tiếng liền. Hàng xóm bốn bên bị nghe chán cả tai, không buồn nghe nữa”[20,100]. Lời dẫn của nhà văn cho chúng ta thấy việc cãi nhau đã thành như cơm bữa của các gia đình nghèo. Nghèo quá, túng quẫn quá, đâm ra chửi nhau để xả bớt những căng thẳng lo âu của gánh nặng cuộc sống. Thế nhưng lần ấy, cơn giận lên đến đỉnh điểm, anh Duyện đã toan đi xin lửa đốt nhà, làm mấy mẹ con chị Duyện hốt hoảng. Nhưng may thay, cơn mưa rào đổ xuống, cơn mưa vô tình nhưng hữu ý đã làm mát lòng người. Anh Duyện không nghĩ đến chuyện đốt nhà nữa. Niềm vui loé lên trong đôi mắt anh, trong tâm can anh. Bởi có mưa là có cái ăn, gia đình anh sẽ bớt đi một bữa đói cũng như bớt đi một cuộc cãi vã không đâu. Hãy xem người đàn ông đói khổ ấy nghĩ gì:“Anh Duyện đã hết giận vợ, để bụng nghĩ đến bữa cơm chiều nhiều hơn. Bữa cơm mà có thịt nhái nướng thơm phức, chấm với muối ớt, nhai ròn rau ráu, ngon tuyệt”[20,105]. Mặt anh không sưng sỉa lên nữa, cái nóng như lửa đốt hạ xuống. Anh đang mơ về bữa cơm gia đình sum họp, đầm ấm. Thật xúc động biết bao nhiêu trước mơ ước giản dị và dân dã của người nông dân nghèo này. Niềm vui ấy chỉ đến trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một buổi chiều nhưng nó làm cho lòng người ấm lên, thanh thản hơn. Và biết đâu đấy trong thâm tâm, anh Duyện cũng ước ao có thật nhiều buổi chiều với những trận mưa rào như chiều nay để gia đình anh lúc nào cũng được ăn no…Niềm vui không chỉ đến với người cha, cơn mưa cũng đem lại niềm vui sướng, hạnh phúc với cái Gái, đứa con đầu lòng, một đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi đau khổ. Thấy mưa, nó xách giỏ chạy ra đồng rất nhanh như sợ muộn một chút thôi là mất đi bao nhiêu nhái. Nó bắt nhái rất nhanh và thành thạo như được huấn luyện chuyên nghiệp, như thể đó là công việc thường ngày của những đứa trẻ con nhà nghèo:“Gái rón rén bước. Nó vạch xem từng ngọn cỏ. Những cây cỏ nước xanh om. Vươn cao ngọn, loà xoà cứa vào người, khiến nó ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng mỗi lần vồ được một chú nhái, nó bẻ gãy hai chân sau, bỏ tót vào giỏ, nó lại cười tủm tỉm một mình. Nó lần theo vệ ao, khuất sau mấy dặng dứa dại lởm chởm. Đàn nhái nhảy lõm bõm xuống nước”[20,105]. Hãy để ý niềm vui của nó khi gặp mẹ:“Nó giơ giỏ lên khoe với u. Cái giỏ đã được lưng lửng. Trong giỏ, nhái xô nhau oe oé. Con Gái nhe hai hàm răng cải mả đen xỉn, cười toét”[20,105].

Niềm vui sướng, hạnh phúc đâu cần là vàng bạc, châu báu, đâu phải những món ăn sơn hào hải vị mà niềm vui đôi khi chỉ bắt nguồn từ những điều vô cùng đơn sơ, mộc mạc, dân dã đến trong một chiều mưa với bữa cơm chả nhái thơm giòn. Niềm vui của gia đình anh Duyện giúp người đọc ngộ ra chân lý đó của cuộc sống và khiến chúng ta biết cảm thông hơn, thương yêu hơn cuộc sống của những con người lao động bần hàn nhưng thật thà, chất phác.

Với Cuông trong Lá thư tình đầu tiên thì niềm vui lại được cảm nhận một cách thật đặc biệt bởỉ đó là tình cảm đơn phương nhưng rất đỗi chân thành. Chỉ cần nhìn thấy Mì vào mỗi buổi chiều là lòng Cuông đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc:“Chiều chiều, Mì sang chơi nhà Nghiên. Cũng chiều chiều, lúc hoàng hôn đã sạm, mọi người đều rời khung cửi. Cuông ra đứng ngẩn ngơ trước ngõ. Hễ thoáng thấy cái thắt lưng lụa bạch của Mì phất phơ đằng đầu xóm, chàng đã đỏ mặt, chân tay tự dưng líu ríu lại. Và khi Mì sắp đến nơi thì Cuông ngượng nghịu lẳng lặng thụt vào trong cuối ngõ. Đến lúc Mì đã đi khỏi, Cuông mới nhô ra cúi lom khom nhòm theo, nét mặt ra chiều đờ đẫn”[15,177]. Đây đúng là tâm trạng của người đang yêu, của cái ngây ngô, bẽn lẽn, ngượng ngùng nơi con tim lần đầu thổn thức. Đều đặn, liên tục, ngày nào cũng vậy, một sự lặp lại có chủ ý “buổi chiều nào cũng tương tự như buổi chiều nào”[15,177], Cuông âm thầm nhìn Mì, ngắm Mì và càng yêu Mì tha thiết. Bởi Mì là một người con gái có tiếng xinh đẹp, nết na lại thông thạo đường chữ nghĩa. Yêu Mì lắm nhưng Cuông không dám ngỏ lời làm quen vì khổ một nỗi anh không biết chữ. Chính tình yêu với Mì đã giúp Cuông có thêm nghị lực và quyết tâm học chữ cho bằng được để viết cho người mình yêu một lá thư tỏ bày tình cảm chôn dấu bấy lâu nay. Anh cần mẫn học chữ:“Cuông đưa bút rất nắn nót, tề chỉnh. Có khi cố gắng và đam mê công việc quá, Cuông ngoẹo cổ, trợn lồi mắt lên, méo xệch mồm để đẩy nét chữ O cho được thực tròn trặn”[15,181]. Công việc ấy diễn ra một cách đều đặn, nghiêm túc:“Tối đến, dệt cửi đầu hôm xong, Cuông mang đèn ra ngoài hiên. Thằng Tế đã đợi sẵn ở đấy. Anh ngồi xổm, chăm chú chỉ từng chữ, theo ngón tay trỏ của thằng bé. Học đuổi nhau như vậy một lát, anh đã thuộc. Thằng bé đi ngủ, anh ngồi gật gù lẩm nhẩm một mình”[15,179]. Cái chữ theo anh vào cả giấc ngủ, bao giờ cũng thế, trước khi đi ngủ là Cuông nhẩm lại những chữ vừa học và “tưởng tượng lan man đến một hôm nào đó, cái Nghiên đưa

tờ thư của anh cho Mì. Cô nàng mở ra, vừa đọc vừa chớp chớp hàng mi. Anh không tư lự gì hơn nữa”[15,180]. Với nỗ lực và quyết tâm cao, trong khoảng thời gian gần nửa năm “từ ngày vào mùa đông đến ngoài tết Nguyên Đán”[15,182], Cuông đã viết tròn được lá thư gửi Mì. Nhưng lá thư ấy không bao giờ được gửi đi, vì “ngày đầu mùa xuân đó, cô Mì đi lấy chồng”[15,182]. Dù tình cảm không được giãi bày, tình yêu của Cuông vẫn là mối tình trong sáng đẹp đẽ tuy có đượm một nỗi buồn man mác, nhưng quãng thời gian nửa năm sống trong hi vọng đối với anh là một khoảng thời gian hạnh phúc. Hạnh phúc vì anh có một người để yêu, có một công việc để làm và có một cái gì đó để hi vọng. Có ai đó đã từng nói, tình yêu đơn phương là tình yêu đẹp nhất. Có lẽ điều này đúng với trường hợp của Cuông bởi nhờ nó mà anh biết đọc, biết viết và biết yêu cuộc sống hơn. Đó sẽ là quãng thời gian không thể nào quên trong trái tim và tiềm thức của chàng trai trẻ nhiệt thành.

Quê người là cuốn tiểu thuyết gây nhiều ấn tượng với người đọc. Nội dung

của nó đề cập đến quá trình từ hưng thịnh đến tàn lụi của một làng nghề truyền thống và số phận của người lao động trong cơn nguy biến. Nhưng ở đó không chỉ có cảnh điêu đứng, cùng cực của người thợ dệt khi nghề bị phá sản, mà hơn hết, chúng ta còn bắt gặp những trang viết rất đỗi hồn nhiên, trong sáng miêu tả niềm vui, hạnh phúc của tuổi trẻ.

Trước khi trở thành vợ chồng, Hời và Ngây cũng có khoảng thời gian hẹn hò, yêu đương tình tứ như bao đôi tình nhân khác. Họ thường hẹn nhau vào ban đêm khi hàng xóm đôi bên đã rời khung cửi. Cách hẹn hò của họ cũng thật đặc biệt. Họ hẹn nhau qua dấu hiệu của mùi hương ngọc lan. Bởi bao giờ đến nhà người yêu:“Hời cũng ném hai đoá vào cửa sổ. Ý cho khỏi sái. Những đoá hoa ngọc lan ném vào, dù Ngây trông hay không trông thấy, dù chúng rơi xuống lỗ đạp, hay rơi trên mặt cửi, chỉ một chốc đã gây lên một mùi thơm là lạ. Hương lan thoang thoảng khiến cho Ngây biết rằng có chàng tới đứng đợi mình ngoài cửa sổ. Nàng bèn dừng đưa thoi, lấy tay nắm một mũi văng, cách bức vách dầy, Hời biết được người yêu đã nhận được tin của mình rồi. Hời chỉ việc đi xuôi xuống phía bờ ao. Để một lát sau, Ngây cũng khêu nhỏ ngọn đèn đi men xuống đấy. Đã nhiều lần bắt đầu của những cuộc hẹn hò là như thế”[8,112]. Và họ nên duyên sau những đêm hò hẹn nên thơ và thi vị ấy. Về dưới một mái nhà, họ có thêm những ngày tháng hạnh phúc, cùng nhau vun vén cho

tổ ấm chung:“Cái mộng mà bấy lâu nay Hời hằng mong mỏi và xây đắp có thể nói rằng giờ đây đã đạt”[8,108]. Rồi tối nào cũng thế, nếu ai để ý nhìn qua khe cửa sẽ thấy đôi vợ chồng trẻ chăm chú với công việc, niềm vui như ánh lên trên nét mặt họ:“Trong ánh đèn vừa sáng, người đàn bà ấy có một thần sắc cũng dễ trông. Đôi mắt đen mà sáng. Cặp má bầu bĩnh. Khuôn mặt đầy đặn. Nàng cất tiếng hát nho nhỏ. Giọng ấy là giọng thợ cấy mà những người làm ruộng thường hát ở ngoài đồng. Tiếng vời vợi đưa cao êm nhẹ, lẩn vào những tiếng khua động của lồng tơ, của khung cửiNgười đàn ông, tuy chăm chú dệt cửi nhưng chắc cũng lắng tai nghe. Anh chàng tủm tỉm cười, càng băm bổ dệt nhanh nhoay nhoáy. Chị chàng cũng múm mím tình tứ lim dim đôi mắt liếc nhìn chồng. Rồi tiếng vầy tơ lại rền lên đằm thắm”[8,108]. Tiếng hát trong trẻo và nụ cười mãn nguyện ấy cho thấy đôi trẻ đang được sống trong những chuỗi ngày hạnh phúc viên mãn của đời sống vợ chồng.

Cái tết đầu tiên của đôi trẻ cũng thật đầm ấm và sung túc. Giờ đây, họ đã là của nhau thực sự, đã biết lo lắng và chăm chút không chỉ cho bản thân mà còn cho những người thân trong gia đình. Cả Ngây và Hời đều tỏ ra là những người chu đáo và biết lo toan:“Tết Nguyên Đán năm đó, gia đình Hời được những ngày êm đềm và lại nhiễm cả vẻ phong lưu. Ngây mua dưa hành về muối từ hăm hai tháng chạp. Hời chung tiền với hàng xóm để đụng thịt bò, lại cả thịt lợn. Bánh chưng gói từ hăm bảy, xơi mãi đến rằm tháng riêng mới thực cạn. Tết đó, trong bếp treo lủng củng những quang nồi, quang niêu. Này là nồi cá kho; này là nồi thịt bò buộc lạt; này là thịt đông; lại này niêu thịt kho tầu, niêu xương sườn om, niêu tôm dim”[5,109]. Nhưng người cảm thấy vui nhiều hơn cả là Hời, bởi “từ thủa bé, chưa cái tết lớn nào anh được ăn ngon và thú vị đến thế”[8,109]. Mấy ngày đầu xuân, ngày nọ nối ngày kia đều đặn, Hời được nhởn nha, rong ruổi cùng bố vợ đi Tết bà con làng xóm như một cách để ông Nhiêu khoe chàng rể mới:“Hôm mùng một, anh sang lễ và mừng tuổi bên bố vợ. Anh ăn cỗ bên ấy, uống rượu khề khà với ông Nhiêu, với cậu ba Toản rồi quanh quẩn mãi đến chập tối mới về. Mùng hai, anh đi lễ mấy nhà trong họ, rồi lại sang bố vợ. Ông Nhiêu cùng ba Toản dẫn anh hai Hời đi tết khắp các nhà quen”[8,109]. Hời đã có một cái Tết trọn vẹn và hạnh phúc. Từ hồi lấy vợ, Hời trở nên là con người có trách nhiệm hơn. Trước kia, Hời ít đầu tắt mặt tối như thế. Cơm

ngữ, dệt thuê lấy tiền tấm, anh làm phải chăng, có chừng. Nhưng từ khi lấy vợ, anh trở nên cần mẫn và chỉn chu hơn:“Hời dệt ngày, Hời dệt đêm, rất chịu khó chăm chỉ. Ăn cơm xong chàng vào khung cửi. Hễ có việc phải đi đâu, anh chạy cung cúc để về cho chóng. Dễ đến cả phiên chợ, anh không bước ra tới đầu xóm”[8,112]. Hạnh phúc lứa đôi đơm hoa, kết trái khi Hời biết tin Ngây đã mang thai. Niềm vui sướng tràn đầy trong ánh mắt của người bố trẻ tương lai. Họ lại bảo nhau cố gắng làm ăn, dành dụm chờ ngày đứa con chào đời. Và khi thằng Kê ra đời, đôi vợ chồng trẻ ấy còn có một khoảng thời gian ba năm sống trong niềm vui, hạnh phúc cho đến khi nghề dệt rơi vào cảnh thất bát.

Đôi vợ chồng Bướm Thoại (Quê người) cũng có một khoảng thời gian đầu mới cưới được sống trong niềm vui, hạnh phúc. Nhờ chăm chỉ làm ăn và “hàng đương chạy tay”cuộc sống của họ cũng có phần phong lưu, dư dật. Tết rằm tháng bẩy, hai vợ chồng còn dắt nhau ra tận Hà Nội chụp một cái ảnh thật to:“Bướm mặc quần trắng áo tân thời có cổ chằng vô số hạt vàng, nom thấy óng ánh, vàng hoe. Đầu vấn khăn nhung có gài con bướm và chân thì đi giầy cườm (…). Còn thoại cũng đặc biệt ra phết (…) đằng sau hai người là cảnh sơn thủy”[8,64]. Bướm, Thoại vui lắmvì cái ảnh ấy đem về, đám thanh niên làng Nha khen hết lời.

Trong hai truyện ngắn Vàng phaiMột người đi xa về, các nhân vật như Mây, Hẹn, Tại Pha cũng từng có khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi khi được sống trong tình yêu với những cuộc hẹn hò tình tứ, những lời thề non hẹn biển thi vị và ngọt ngào. Tình yêu ấy khiến cho các anh trai làng như Tại, Hẹn trở nên yêu đời, lạc quan và có thêm nghị lực, ý chí phấn đấu, hướng tới một tương lai tươi sáng. Nhưng rồi, cuộc đời họ nhanh chóng bước sang trang mới với nỗi đau bị phụ tình. Những người con gái dịu dàng, nết na ai ngờ lại có thể nhẫn tâm rũ bỏ đám trai làng hiền lành, để đuổi theo cuộc sống giàu sang nơi thành thị phồn hoa.

Truyện ngắn Mùa ăn chơi là khoảng thời gian nhàn rỗi, vui chơi hội đình, hội chùa của các làng nghề truyền thống. Sau những tháng ngày miệt mài, vất vả bên khung cửi, sang tháng giêng, tháng hai người dân quê thỏa sức hoà mình vào các trò chơi dân gian của mùa lễ hội: đánh cờ bỏi, rước xách, chọi gà, đấu võ… Trong làng, từ già, trẻ, gái, trai không ai là không tỏ ra vui mừng, thích thú. Đây là

thời gian xua tan đi nỗi mệt nhọc, gánh nặng cơm áo hàng ngày để nhường chỗ cho những niềm vui, sự phấn khởi và niềm tin yêu cuộc sống.

Với cái nhìn hiện thực, Tô Hoài đã dựng lên một thế giới nhân vật gần gũi với đời thường. Họ có những khoảng thời gian được hưởng niềm vui, hạnh phúc,

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)