Không gian xã hộ iu ám, buồn bã, tan tác, chia lìa

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 76 - 91)

Nhưng không gian xã hội làng quê Việt Nam những năm tiền Cách mạng không chỉ có niềm vui với những phong tục tập quán đẹp, tình yêu trong sáng của tuổi trẻ và hạnh phúc được làm việc để có một cuộc sống yên bình…Mà nhiều hơn cả trong những năm tháng tối tăm nhất của lịch sử dân tộc là nỗi buồn bởi những hủ tục lỗi thời còn ngự trị; những cùng túng xót xa bởi nghề dệt phá sản, con người vì thế cũng tan tác chia lìa, dạt nẻo bơ vơ nơi “quê người đất khách” và những mối tình đẹp chẳng mấy chốc đã trở thành đá nát, “vàng phai”.

* Hủ tục lạc hậu

Bên cạnh việc ca ngợi những giá trị truyền thống, những phong tục đẹp, Tô Hoài còn thẳng thắn phê phán những “phong tục lỗi thời”- những hủ tục. Cái nhìn hiện thực mang tính khách quan ở Tô Hoài đã giúp người đọc cảm nhận bức tranh phong tục đời sống nơi thôn quê vận động trong hai gam màu sáng - tối. Đọc văn Tô Hoài, bạn đọc thêm yêu những phong tục tập quán đẹp của quê hương mình nhưng cũng không khỏi lo âu trước nhũng hủ tục còn khá nặng nề đang kìm hãm con nguời chuyển mình bước vào một chặng đường lịch sử mới.

Trong Quê ngườiBóng đè, nhà văn đã chỉ ra cái ấu trĩ và lòng tin mù quáng vào thần thánh. Đó là trò mê tín dị đoan thái quá trong đời sống tâm linh của con người. Ông cúm bà co là một câu chuyện dở khóc, dở cười khiến cho người đọc vừa giận lại vừa đau xót cho người trong cuộc. Nguyên nhân nỗi bất hạnh của gia đình ông Hối bắt nguồn từ chính sự lạc hậu, ấu trĩ của người nông dân. Gia đình bác Hối có bốn miệng ăn. Cả nhà chỉ trông vào đồng áng. Đối với người nông dân gia tài lớn nhất là đồng ruộng, họ chỉ cầu sao mưa thuận gió hoà và có sức khỏe tốt để mà kiếm đủ cái ăn. Nhưng thật không may cho mụ Hối vào những ngày “nắng đốt cháy héo cả lá mướp, đến con chó còn phải thè lưỡi ra thở hừng hực”[20,80] thì mụ thấy nhức đầu. Chữa bệnh, đánh gió hạ sốt bằng mẹo dân gian không khỏi, bác Hối gái càng ốm nặng thêm, nằm liệt giường. Đến lúc này, bác Hối trai mới biết đích xác là vợ mình bị cúm, còn trước đó bác chỉ nghĩ vợ bị “váng đầu xổ mũi loàng xoàng”. Thế là lập tức bác nghĩ ngay ra cách trị “bệnh cúm” bằng việc cúng “ông cúm bà co”:“Bác lên chợ, khuân về một lô đủ các thứ quà lặt vặt. Mươi chiếc kẹo

bột. Một cái bánh đa. Ba bốn nắm bỏng gạo trắng bông. Hai củ khoai luộc rất mẫm. Lại có cả một gói là lạ (…) Bác ta bày tất cả các thứ quà bên cạnh giường. Và bác giơ cái gói bí mật kia ra. Chà! Gói mắm tôm (…) Bày cả lên trên giường - bát mắm tôm để vào giữa các thứ quà, bác Hối bảo vợ:Nhà nằm nhắm mắt lại, để tôi cúng cho”[20,83]. Rồi bác hát lên những câu hát để đuổi “ông cúm bà co” đi. Kết quả là:“Cúng ông Cúm, cúng bà Co rồi. Bát mắm tôm được đem gảy linh tinh ra ngoài ngõ. Nhưng ông cúm bà co vẫn không chịu đi (...)Và mụ ốm nặng hơn nữa. Cơn sốt già quá. Hai mắt mụ đỏ ngầu ngầu. Tai mụ điếc, phải nói to mới nghe rõ. Hơi thở ra khè khè. Thỉnh thoảng, mụ lại nói lảm nhảm, chẳng ra đâu vào đâu”[20,84]. Bà con trong xóm biết chuyện, người ta kéo đến hỏi thăm và mỗi người đoán bệnh cho mụ Hối một cách, không ai giống ai cả. Có người khuyên bác Hối trai đưa vợ đi nhà thương nhưng bác từ chối:“Tự dưng đương nằm nhà mà lại đi nhà thương là cái lí gì. Dại dột có làm sao lại hoá ra ma không có nhà”[20,85]. Đây chính là sự ấu trĩ, cái tâm lý lo xa thái quá của người nông dân. Rồi có người đoán là mụ Hối bị ma làm, khuyên bác trai cúng đuổi ma…Than ôi! đủ cách đoán bệnh và đủ cách chữa trị nhưng rốt cuộc con bệnh vẫn nằm kêu “ú ớ” không ăn gì được và có lúc lại nói những điều ghê rợn:“Hi hi hiNó giết tôi rồi. Nó có con dao to quá”[20,87]. Mấy hôm sau, khi không còn đủ sức chống chọi với những cơn sốt, mụ Hối chết. Cái chết của mụ thật thương tâm, chết trong đau đớn, chết vì không chạy chữa kịp thời, chết vì chồng mụ cứ mải cúng “ông cúm bà co” mà không đưa vợ đi nhà thương. Cái cách chữa bệnh mê tín theo dân gian hủ lậu ấy đã giết chết mụ, để cho hai đứa con mụ “thơ thẩn”. Qua truyện, Tô Hoài đã lên tiếng phê phán trình độ thấp kém tin vào những trò cúng bái, mê tín hủ lậu của người dân chỉ gây tốn của, mất người.

Trong truyện ngắn Vợ chồng trẻ con, Tô Hoài hướng nhãn quan của mình vào hủ tục “tảo hôn”. Nhà văn tập trung miêu tả bức tranh phong tục này bằng một giọng điệu dí dỏm, sinh động. Đó là sự diễn xuất của hai “diễn viên trẻ con” đang tập làm “người lớn”. Chúng bị người lớn ép buộc “kết hôn”. Cu Phúc vừa chẵn mười tuổi, còn cái Ngói mười hai. Hai gia đình đi xem bói bảo hai đứa hợp tuổi, thế là về tổ chức đám cưới linh đình, ăn uống vui vẻ. Đúng là một trò cười ra nước mắt

khi hai đứa trẻ vẫn còn đang tuổi lo ăn, lo chơi mà đã bị người lớn ép vào gánh nặng “gia đình”. Hôm cưới, cái Ngói khóc um lên “làm như có người doạ trẻ sắp đem giết thịt nó”[15,267]. Nó “khóc e é giữa những nếp áo mới, giữa đám cưới đi dài, lặng lẽ trong khói hương và bóng đêm âm u”[15,267]. Cái khung cảnh ấy khiến người ta thấy như đang đi đưa “đám ma” chứ không phải đi dự tiệc cưới. Còn thằng cu Phúc – “chồng nó” thì “len lỏi trong đám bạn, cười rúc rích”[15,267]. “Lúc nãy nó đương ngủ ngon lành giữa đống rơm thui bò thì có thằng lại tìm, kéo tai nó dậy, lôi nó đi đón dâu. Mắt nó vẫn còn cay sè và đông cứng những nhử, cậy chưa hết. Nghe thấy nói sang bên ấy cũng ăn cỗ, cu cậu nhắm mắt lại, hấp tấp đi liền. Quên cả mang giầy”[15,268]. Đây là vở bi - hài kịch của hai đứa trẻ mà người lớn chính là tác giả dàn dựng. Để rồi chuyện dở khóc dở cười xảy ra khi hai đứa suốt ngày đánh nhau chí choé. Anh chồng mải chơi chuyên rút tiền của vợ đi đánh bạc cùng lũ trẻ con rồi thua sạch. Điều đó chẳng có gì khó hiểu, cu Phúc vẫn là một thằng để “chỏm”, vẫn đang ở tuổi “ăn no ngủ kĩ” biết gì đến “hôn nhân”, với “gia đình”. Ấy vậy mà người lớn bắt chúng phải già đi trước tuổi. Đó là một điều tệ hại làm mất đi sự hồn nhiên, vô tư của trẻ con mà ở xã hội ngày nay nó vừa phản giáo dục lại vừa vi phạm luật pháp. Qua đây, nhà văn phản ánh tình trạng lạc hậu, không hiểu biết, thiếu trách nhiệm của các bậc làm cha, làm mẹ. Đồng thời, người viết cũng bộc lộ thái độ phê phán hủ tục đã ăn sâu vào đời sống con người Việt Nam cần phải xóa bỏ để hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Tiểu thuyết Quê người phản ánh “tục ép gả” trong hôn nhân. Lụa hơn Toản năm tuổi, là bạn chơi cùng đám với Ngây – chị Toản và đã có tình cảm với Thìn - một gã trai làng cao lớn. Không dám cãi lời cha mẹ, vì tục lệ ngày trước “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, Lụa về làm dâu nhà ông Nhiêu Thục, làm vợ một “thằng nhãi” đáng tuổi em mình. Nhưng mối tình xưa với Thìn, Lụa vẫn giữ chặt trong lòng. Từ ngày lấy nhau, tuy ngủ chung giường nhưng ngày nào hai đứa cũng đánh nhau. Và anh chồng là thằng Toản đương nhiên thua vì Lụa, vợ nó vốn là người “phốp pháp”, khoẻ mạnh. Đánh không được nó xoay qua bài chửi “nó chửi từ ông tam đại nhà vợ trở xuống. Nó biết là vợ không bao giờ dám chửi đối lại”[8,128]. Thật khổ cho Lụa, một cô gái tràn đầy sức sống, đang cái tuổi khao khát yêu

đương mà lại phải lấy một thằng nhãi ranh rồi chịu nhục nghe nó chửi. Dù gì nó vẫn là chồng cô, hơn nữa cô cũng sợ bố chồng và sợ cả bố mẹ mình. Cuối cùng không chịu được cảnh sống gượng ép, Lụa đã bỏ nhà đi cùng Thìn – người yêu cũ. Còn Toản sau dở chứng thành cô đồng Toản, lúc điên, lúc tỉnh. Lệ tảo hôn và kết cục của nó đã đẩy con người vào bi kịch, khiến những đứa trẻ như Phúc, Ngói, Toản bỗng dưng bị “người lớn hoá” mà không một chút hiểu biết về sự đời. Chúng như một cái máy chịu sự điều khiển của “người lớn thật” với lối suy nghĩ ấu trĩ, hủ lậu. Tô Hoài đã phơi bày một cách chân thực nhất những thói xấu, thói lạc hậu dẫn đến hậu quả tụt dốc của người dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng.

Với quan niệm nghệ thuật “con người là con người”, bên cạnh việc phản ánh bản chất tốt đẹp của người dân quê, Tô Hoài còn chỉ ra cả những thói xấu, thói quen “cố hữu” bám rễ sâu vào tâm thức của họ. Đó là tục chửi rao, đánh nhau, nằm vạ, đặt vè nói xấu nhau…những thói xấu này phản ánh một cách chân thật tâm lý và bản chất của người dân quê, những con người thật thà, chất phác chỉ biết thu mình sau lũy tre làng. Nói đến thói chửi rao, người đọc không thể quên “bài chửi” có bài, có bản, có vần, có điệu của bà Ba – cô ruột Ngây trong Quê người:“Ới thằng liền ông! ới con liền bà! ới đứa già, ới đứa trẻ! Í đứa nào đêm qua xỏ xiên gì nhà tao thì nó dỏng mái tai, gài mái tóc, gọi ông bà, ông vãi, cụ kỵ nhà nó lên để nghe bà chửi, để nghe bà ể vào đầu lâu hoa cái nhà nó…ó…ó. Nó đi đằng xuôi, chết đằng xuôi; nó đi đằng ngược, chết đằng ngược; đi tầu, đắm tầu, đi ô tô chẹt ô tô. Nhà nó đương đông đàn dài lũ thì chết lăn đùng thổ tả cả nhà ra”[8,39]. Không chỉ giỏi về tài chửi rao, bà Ba còn nổi tiếng về tài ăn vạ. Khi Lụa bỏ Toản theo trai, bà xuống nói chuyện với bà Thủ Dân- mẹ Lụa. Với cái giọng chua ngoa của mình, bà xỉ vả vợ chồng Thủ Dân không biết dạy con. Thế là hai người đàn bà quay sang cãi vã, đến ông Thủ Dân cũng bị kéo theo. Để tránh việc ông Thủ Dân đi báo phủ vì bị ông Nhiêu Thục đánh đau quá, bà Ba nghĩ ngay ra kế ăn vạ, giải nguy cho anh:“Bỗng bà kêu rầm rĩ:“Các ông cứ để mặc tôi! Các ông cứ để mặc tôi! Rồi bà phăng phăng ra cửa, chạy thẳng xuống nhà lão Thủ Dân (…) Đến trước cửa ngõ nhà ông Thủ Dân, bà Ba gào lên mấy tiếng:Ối làng nước ôi! Bố con thằng Thủ Dân nó đánh chết tôi rồi bà nằm

phục xuống, quằn quại. Đầu óc bà rũ rượi ra. Miệng bà rên la inh ỏi”[8,135]. Không chỉ bà Ba dùng kế này mà Ngây và Bướm khi hiểu ý định của bà cũng lập tức hùa theo ăn vạ. Như vậy là từ già chí trẻ đều bị cuốn vào cách ăn vạ, cái cách cùng nhất để người dân quê giải quyết việc của mình.

Thù ghét nhau vì một điều gì nhưng không dám công khai trả thù, họ tìm cách dán cáo bạch để nói xấu nhau cho bõ tức. Trong Quê người, thằng Khói làng Thượng không yêu được Ngây, hắn dán một bài vè ngay trước cổng làng để thu hút tính tò mò của người dân quê. Và lập tức cái tin Ngây con gái Nhiêu Thục mất nết chẳng mấy chốc đã loan ra cả làng. Thông qua hệ thống nhân vật đám đông này, Tô Hoài phê phán cái thói xấu có phần thái quá của con người. Cái tình tò mò và lắm chuyện của họ chỉ làm cho không khí làng quê trở nên u ám, ngột ngạt.

Ở truyện Khách nợ, Tô Hoài phản ánh một tập tục dã man đối với những gia đình nghéo trót đi vay mà không có tiền trả. Món nợ cứ thế truyền từ đời này sang đời khác, tạo cơ hội cho bọn đòi nợ thuê được dịp hoành hành. Đó là tục “khách nợ” đòi nợ hàng năm vào ba mươi tết. Vì nghèo đói, muốn có miếng ăn, Lái Khế chấp nhận làm công việc không lấy gì làm thú vị, thậm chí vi phạm đạo đức- nghề đòi nợ thuê. Cũng xuất thân từ cảnh nghèo nhưng Lái Khế “luôn được cụ Bá cho vác hèo đi hoạch hoẹ đòi nợ và ăn vạ những nhà có nợ ở các làng”[20,112]. Nhà anh Hương Cay có món nợ truyền kiếp “mười đồng bạc” nhà Bá Khoản. Năm nào cũng đúng ba mươi tết Lái Khế đến đòi nợ nhà Hương Cay. Năm nay hắn lại đến. Khi còn sống chị vợ Hương Cay sợ lão lắm bởi lão có cái tật xấu là hay “bĩnh” các trò ma ra nhà cửa. Bởi vậy mà mỗi lần thấy lão lù lù đi vào ngõ là chị phải đon đả ra chào, cười cười nói nói, kêu than hàng họ ế ẩm với mục đích là khất nợ. Và không quên dúi vào tay lão “hai hào bạc trắng”[20,113] để lão tha cho cái tết yên ổn. Nhưng năm nay, chị Hương Cay đi ở với các cụ nơi chín suối, trơ lại anh Hương và đứa con, việc buôn bán làm ăn ngày càng khó khăn nên đành trốn chui, trốn lủi. Thế mà lão Lái Khế vẫn không tha cho, lão phục ở nhà anh đến chiều tối, không thấy ai về, lão tức tối giở luôn mấy trò ma quái, bẩn thỉu như thường lệ. Rồi lấy luôn bát hương bài vị tổ tiên nhà Hương Cay. Thật là một hành vi đồi bại, vô luân, vô đạo đức. Chưa hết, đến con chó vàng gầy, ốm lão cũng không tha. Bố con anh

Hương chỉ còn con chó ốm làm “cái thịt tết” vậy mà lão cũng xách mang về. Thật may cho bố con anh Hương bởi không ăn phải thịt con chó dại. Người chịu hậu quả là Lái Khế, lão bị con chó nhà Hương Cay cắn khi mang về nhà. Hắn dở bệnh rồi chết:“Cái lưỡi lão thè ra thề lề. Lão Lái Khế có cái dáng của con chó vàng ốm nhà anh Hương Cay (…) Lão chết điên, cứ móc hai bàn tay vào họng”[20,118]. Lão đâu biết rằng lão cũng chỉ là nạn nhân của bọn địa chỉ, cường hào, là tay sai, là công cụ để chúng điều khiển đến “ăn thịt” chính đồng loại cũng đang đói nghèo như lão. Cuối cùng, lão chết một cách thảm thương, chết trong sự khinh bỉ, căm hờn oán giận của các “con nợ” vì những hành động vô nhân tính của hắn. Viết về hủ tục này, Tô Hoài đã phản ánh tính chất dã man của tên nặc nô và tình trạng kiệt quệ của dân nghèo. Qua đó, nhà văn có cái nhìn và đả kích mạnh mẽ vào những hủ tục lạc hậu, những luật lệ hà khắc đã kìm hãm cuộc sống của người dân khiến họ lâm vào tình cảnh điêu đứng, khốn cùng.

* Không khí làm ăn khi nghề dệt bị phá sản

Trước Cách mạng, nhân dân Việt Nam sống trong tình cảnh vô cùng điêu đứng, chịu sự áp bức, bóc lột đến tận xương tuỷ của hai tầng lớp phong kiến và địa chủ. Bọn chúng thay nhau đàn áp, hút máu người dân bằng đủ các thứ thuế vô lý khiến cho đời sống của họ ngày càng đi vào bế tắc, không tìm thấy lối thoát. Cái xã hội thối nát ấy đã giết chết những ao ước, khát vọng của lương dân, đẩy họ vào con đường bần cùng hoá.

Trong tiểu thuyết Quê người, Tô Hoài đã dựng lên một khung cảnh tang thương, u ám, buồn bã, tan tác, chia lìa khi nghề dệt bị phá sản vì tơ Tầu chiếm chỗ. Nhà văn đã chỉ cái nguyên nhân kinh tế như một tấm lưới giăng trải ra rất rộng không thể lọt một cuộc đời nào, và thít dần lại, để cho mọi người giãy giụa theo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)