Phân loại không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 58 - 59)

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm là sự mô hình hóa các mối liên hệ về thời gian, xã hội, đạo đức của bức tranh thế giới, thể hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của nhà văn”[47,88] bởi vậy mà không gian nghệ thuật rất phong phú. Xuất hiện từ sự phong phú đó (tùy theo cách thức xây dựng và mục đích thể hiện của nhà văn), người ta có thể chia không gian nghệ thuật thành các kiểu loại khác nhau. Ở mỗi góc độ nhìn nhận sẽ cho phép hình thành một kiểu loại không gian riêng. Theo Yu.Lotman, không gian nghệ thuật có thể chia thành 3 kiểu:“Không gian tuyến, không gian mặt phẳng và không gian điểm”[52,202]. Trong đó, không gian tuyến, không gian mặt phẳng có thể vươn ra các chiều rộng, dài, hoặc theo phương thẳng đứng. Còn không gian điểm được xác định, giới hạn trong phạm vi tính chất,chức năng và tính đối lập của nó. “Ứng với mỗi kiểu không gian ấy có những nhân vật khác nhau. Có nhân vật khép kín trongkhông gian điểm, không thay đổi (…) có nhân vật vận động theocon đường”, có nhân vật vận động theo chiều rộng”[52,89]. Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa thì không gian nghệ thuật được chia thành 4 tiểu loại:“Không gian bối cảnh, không gian sự kiện, không gian tâm lý và không gian kể truyện”[6,88]. Trong đó, không gian bối cảnh được chia thành: không gian bối cảnh thiên nhiên và không gian bối cảnh xã hội. Ngoài ra, không gian nghệ thuật còn được chia thành: không gian bên trong và không gian bên ngoài. Bên trong thì phi thời gian, không biến đổi, trừ phi thảm họa làm nó hủy diệt. Không gian bên ngoài thì thay đổi, vô thường, ngẫu nhiên. Hoặc phân biệt giữa không gian hành độngkhông gian phi hành động.

Tuy nhiên, tất cả các cách phân loại trên đều mang tính tương đối. Tùy vào mục đích nghiên cứu, cách nhìn nhận, chúng ta có thể tìm hiểu không gian nghệ thuật ở những phương diện, góc độ khác nhau. Chúng tôi nhận thấy, có thể dựa vào tính chất mảng, khối của không gian, góc nhìn văn hóa để phân chia và tìm hiểu các dạng không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, không gian nghệ thuật giữ vị trí quan trọng trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Nhiệm vụ của nó là mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức…Trong giới hạn của

không gian, nhân vật xuất hiện và thể hiện mình. Qua đó, những ý tưởng của nhà văn được bộc lộ. Có thể coi không gian nghệ thuật là tiền đề cơ bản cho nhà văn sáng tạo ra các hình tượng nhân vật và thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ, quan niệm về thế giới, cuộc sống và con người. Nó có quan hệ mật thiết với các yếu tố khác: nhân vật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ… để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật. Bởi vậy, khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của không gian nghệ thuật cũng như những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập qua hệ thống đó. Từ đó, có cơ sở để tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Dựa vào đặc điểm sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng chúng tôi có thể phân chia không gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông thành:

không gian bối cảnh thiên nhiên và không gian bối cảnh xã hội.

2.2. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám (Trang 58 - 59)