Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 79 - 100)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Ngôn ngữ

3.4.1. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện

Ngôn ngữ người trần thuật chính là lời dẫn dắt của người kể. Đó thường là lời kể, lời tả, lời trữ tình ngoại đề…Trong tác phẩm tự sự, tác giả vừa là người dẫn dắt, vừa là người có vai trò kể chuyện. Trong truyện ngôn ngữ người kể giữ vai trò định

hướng và dẫn dắt: “Trong tác phẩm tự sự, nhà văn dùng ngôn ngữ người kể chuyện

để thuật lại cốt truyện, xây dựng người và cảnh, thể hiện tư tưởng, tình cảm, phát biểu ý kiến khác nhau, đánh giá, chú giải những ngôn ngữ đó, tổ chức tất cả lại thành một chỉnh thể thống nhất là tác phẩm văn học” [37-184]. Do đó, ngôn ngữ người trần thuật là con đường mà nhà văn truyền tải ý tưởng, quan điểm, nhiệt hứng về các vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ người trần thuật gắn với những nguyên tắc trong việc lựa và sử dụng các phương tiện tạo hình và sử dụng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ người kể truyện trong những sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ một mặt thể hiện sự sắc sảo, bạo liệt nhưng mặt khác cũng rất đằm thắm, dịu dàng.

3.4.1.1. Ngôn ngữ sắc sảo, bạo liệt

Nói về truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Phương đã có những nhận

xét hết sức sâu sắc “Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo” là một “con mụ phù thủy lão

luyện”, luôn “đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết

cả”. Sự từng trải và vốn hiểu biết dày dặn của chị bộc lộ qua việc xây dựng ngôn ngữ

sắc sảo, bạo liệt. Thứ ngôn ngữ này hiện diện trong phần lớn các tác phẩm của chị, mang lại những nhận xét chính xác đến “đáng sợ” (chữ dùng của Bùi Việt Thắng).

Đây là thứ ngôn ngữ đã “điểm trúng huyệt” của nhân vật: “Hoài có thể uống hàng lít

rượu trắng không say, hút thuốc lào không biết mệt mỏi, nhảy đầm thâu đêm và đánh đu với những người đàn ông nào chịu được cô”, “mặt Hoài như có sương phủ, mơ màng một vẻ đàng điếm đĩ thõa(Xin hãy tin em). Với những lời nhận xét như thế, nhân vật đã hiện ra với tất cả những đặc điểm của mình. Để miêu tả Hoài, một cô gái phóng túng buông thả thì có lẽ không còn lời lẽ nào có thể tối ưu hơn những dòng mà chị đã viết. Với những câu văn dung dị, đầy hàm ý mỉa mai nhưng không kém phần sắc sảo, ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ mang lại những cảm xúc rất thật về sự tồn tại của con người như đang hiển hiện bằng xương, bằng thịt, bằng hành động, suy nghĩ. Hơn thế, qua ngôn ngữ người kể chuyện, ta như thấy được chất liệu hiện thực đang ùa vào trong tác phẩm hết sức tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điều này khiến ngôn ngữ trong truyện của chị ngày càng bớt đi vẻ trang trọng mà tiến gần hơn với cuộc sống đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ, sắc sảo đến mức bạo liệt trong quan điểm.

Ngôn ngữ sắc sảo của nhà văn còn thể hiện ở việc miêu tả những cảm xúc, tâm trạng và chiều sâu của thế giới nội tâm nhân vật. Qua ngôn ngữ, người đọc có thể hiểu được tính cách, cảnh ngộ, số phận, tâm lý cũng như cuộc đời của những nhân

vật. Đây là thứ ngôn ngữ vừa đáo để vừa bạo liệt của người kể chuyện trong Cát đợi:

Trong tình yêu, có lúc phải giành lấy cái gọi như chơi bạc ấy, được thì phất, hỏng thì thôi nhưng phải cướp cái(Cát đợi). Cũng với sự sắc sảo và độ mẫn cảm của người phụ nữ, sự táo bạo đầy dũng khí, nhà văn đã dám nói những điều mà nhiều

người nghĩ những ít ai dám phát biểu thành lời: “Đa tình chẳng phải lỗi tại đàn bà.

Lỗi tại đàn ông nên chị cứ đắm say ai một thời gian thì chính chị lại chạy mất. Hóa ra, cố không chịu đựng những người đàn ông không ra gì thì thành đàn bà đa tình” (Hoàng hôn màu cỏ úa).

Bức tranh thô nhám, sần sùi của đời sống hiện đại đã được lột tả qua ngôn ngữ sắc sảo của Nguyễn Thị Thu Huệ. Diễn tả những trạng thái người vô cảm, vô hồn,

Thu Huệ đã sử dụng hàng loạt ngôn từ gây ám ảnh “Người ngồi cứng đơ như những

bức tượng. Mỗi khi xe phanh gấp, tượng người bê tông đó nghiêng nguyên khối, sau trở về vị trí cũ. Mắt ai cũng nhìn vào một khoảng không trước mặt, đem cho người đối diện là họ đang suy nghĩ rất sâu về một vấn đề riêng, tất cả đều mang khuôn mặt ơ hờ, bình thản” (Thành phố đi vắng). Ngôn ngữ lạnh lùng, vô sắc khi nói về cái ác,

cái chết “Không nhớ nhiều thế nào. Mà này, anh phải làm gì, hay nói thế nào,em mới

chịu tin, là anh giết cô gái trôi ngoài biển ấy nhỉ” (X-Men có mùi trường đua); “Sau chuyến ăn tươi không thành rồi Luyến phát hiện da vàng toàn thân đến khi chết, chưa tới trăm ngày. Cứ từ từ mà đời mình tuột khỏi tay” “Ánh mắt dại dần. Rồi hết dại…Nhắm lại” “Luyến chết” (Sống gửi thác về); “Tối qua…có con bé giận mẹ, cầm dao trong túi quần đi tự tử…Nó điên lên, rút ngay dao đâm bị thương mấy người rồi nhảy xuống lao đầu vào ô tô tải (Thành phố đi vắng). Không còn nữa những yếu đuối câu văn từ tâm hồn thương tổn giới nữ, chẳng còn mơ màng trên cao những tiếng yêu đương ngắn ngủi tình nhân, ngôn ngữ của Thu Huệ sắc lạnh, gai góc đã xuyên qua vỏ bọc của hiện tượng diễn tả đến tận cùng của chất “con” trong người. Nhờ cách sử dụng ngôn từ giàu sức công phá mà những sự giả dối, bịp bợm, thói xu nịnh, sự băng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoại đạo đức, những cục cằn thô lỗ, sự nhẫn tâm, vô cảm, lạnh lùng của con người hiện đại đã được đưa ra nhìn nhận một cách thẳng thắn. Tất cả mọi việc diễn ra dường như không có cách nào che mắt được nhà văn. Bằng sự tinh nhạy, nhà văn đã “tóm” lấy và mô tả đời sống thô nhám bằng những ngôn từ đắt giá. Những ngôn ngữ đó đều có khả năng phát ra những năng lượng thẩm mỹ. Nó chứa đựng trong mình những thanh âm khốc liệt, cay đắng, xô bồ của đời sống hiện đại.

3.4.1.2. Ngôn ngữ đằm thắm dịu dàng

Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ đi sâu khám phá, phân tích những hiện thực trần trụi của cuộc đời mà còn có xu hướng đi tìm vẻ đẹp của thiên nhiên, con người qua những cảm nhận vừa trữ tình vừa sâu lắng. Nguyễn Thị Thu Huệ đã lựa chọn những ngôn từ thật đằm thắm dịu dàng, giàu chất thơ để hướng vào thế giới nội tâm con người hoặc miêu tả những bức tranh thiên nhiên trữ tình thơ mộng. Nếu so sánh trong bối cảnh chung của văn học đương đại, ta thấy chị gần gũi với Phan Thị Vàng Anh trong sự sắc sảo, nhạy bén, bạo liệt. Nhưng nếu ngôn ngữ của Phan Thị Vàng Anh sắc sảo như “dao cứa” chạm vào vấn đề của đời sống một cách trực diện bằng một cái nhìn tự tin nhiều khi đến mức tự kiêu tạo cảm giác căng thẳng nơi người đọc thì ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cũng bạo liệt không kém nhưng chị biết chọn điểm dừng. Bên cạnh đó, Thu Huệ thường giảm bớt độ căng thẳng bằng những đoạn trữ tình ngoại đề, những đoạn miêu tả thiên nhiên bằng ngôn ngữ trữ tình, sâu lắng. Dưới ngòi bút đầy nữ tính của chị, tâm hồn con người như một cung đàn kì diệu sẵn sàng rung lên những thanh âm vừa mơ hồ, vừa lắng đọng trước những biến thái của cuộc đời. Những cung bậc ấy được

nảy lên trong tâm hồn nhân vật ở nhiều tác phẩm: Biển ấm, Thành phố không mùa

đông, Dĩ vãng, X-Men có mùi trường đua, Rồi cũng tới nơi thôi…Trong Dĩ vãng, tâm hồn của nhân vật Linh đã có lúc rung lên xúc động trước cảnh đẹp khu vườn của ông

Xung, thủ trưởng cũ: “Bốn góc vườn là bốn cái cột điện. Ánh sáng vàng vàng tỏa tràn

lan trên các lối đi, vườn hoa, tán lá. Đúng là thần tiên. Tôi bỗng run lên vì xúc

động”. Những rung động đầu đời của một cô gái trước một chàng trai được nhà văn

tái hiện thật chính xác: “Mối tình đầu tiên. Thoáng va chạm, run rẩy đầu tiên. Tất cả

tôi gửi gắm nơi anh”; “Người con gái đến tuổi dậy thì có những đụng chạm đầu tiên với một người đàn ông thường bị xúc động ghê gớm(Biển ấm). Tình yêu của cô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuống nền sỏi ấm nắng, chỉ còn hai bước nữa là đến cửa. Nếu đẩy cánh cửa kia ra, chắc chắn nàng sẽ đến, rúc vào một bên hông của X-Men mà hít mùi cả phê cháy. Đấy cũng là điều chưa bao giờ có ở nàng.”(X-Men có mùi trường đua). Hay nỗi nhớ quằn quại, da diết của cô gái với người tình mỗi khi trời trở lạnh đã được Nguyễn Thị

Thu Huệ diễn tả rất sắc nét: “Từ lúc biết tin nhiệt độ có thể xuống đến 0 trong những

ngày tới, người tôi nóng bừng như sốt, chân cuồng lên vì những con gì đó lân tân li ti chạy trong mạch máu” (Rồi cũng tới nơi thôi).

Những từ ngữ dịu dàng lắng sâu chỉ cảm giác con người thường được Nguyễn

Thị Thu Huệ đúc kết như: thoáng thấy, thoáng nghe, thoáng nhìn, thoáng nghĩ, bỗng

nhiên, bỗng dưng, bất chợt, lần đầu, ý thức…Chẳng hạn: “Tôi có cảm giác như mình bỗng tan thành nước” (Hậu thiên đường),Chị thảng thốt như tưởng gió đùa ngoài cửa…Tim chị đập rộn ràng một cảm giác xa xưa, ngày anh còn sống” (Lời thì thầm của mùa xuân), “ Cơn tủi thân, sự cô độc giữa chốn đông người và ý thức những điều mất mát, tốt đẹp đã tuột mất trong đời làm cô không đứng dậy nổi” (Thành phố đi vắng)…Dưới những từ ngữ dịu dàng, lắng sâu, những diễn biến tinh vi và phức tạp trong tâm hồn con người được biểu hiện ra thật tinh tế, sâu sắc.

Những từ ngữ mượt mà, sâu lắng cũng được Nguyễn Thị Thu Huệ dành để miêu tả thiên nhiên, cuộc sống. Thiên nhiên vốn đa sắc màu dưới ngòi bút của chị

bỗng trở nên tha thiết, mến thương, gần gũi đến lạ lùng: “Nắng cuối thu ong vàng.

Những cây điệp bông vàng dài rũ xuống như những sợi dây vàng ròng ngả nghiêng trong gió. Mặt hồ xanh. Mênh mông sâu hiền hòa. Phía xa, bên kia hồ là những dãy núi, mây trắng viền xung quanh” (Mùa thu vàng rực rỡ). Không chỉ yên tĩnh mà

thiên nhiên như khoác một sắc màu lung linh huyền diệu: “Trăng lên cao và vàng rực

góc trời. Ánh sáng vàng chảy như lụa từ trên trời cao mênh mông gió trải xuống mặt hồ” (Mùa thu vàng rực rỡ). Không chỉ mặt hồ đẹp bình yên mà khung cảnh biển êm đềm thơ mộng cũng được Nguyễn Thị Thu Huệ miêu tả bằng những từ ngữ tinh tế: “Thành phố Tuy Hòa nhỏ nhắn, êm đềm quanh năm vỗ sóng. Thắng thuê phòng nghỉ sát bên bờ biển, dưới tán xanh mát rượu của một rừng dừa và phi lao. Làng xóm yên bình. Con người hiền hậu” (Một nửa cuộc đời). Vẻ đẹp của Đồng Đăng về đêm trong cảm nhận của cô gái những ngày cuối năm cũng hiện lên thật lãng mạn trong truyện

của chị: Toàn cảnh Đồng Đăng về đêm trong sương gió đầu mùa như một bức tranh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thanh âm rộn ràng, tươi mát của cuộc sống, con người trong xã hội hiện đại được Thu

Huệ diễn tả chân thực và gần gũi “Dưới đường, loang loang ánh đèn, tiếng còi xe,

tiếng nhạc đủ thể loại hắt ngược lên. Tiếng ca cải lương não nề từ chiếc xe bán băng đĩa dạo. Tiếng trống đập rầm rầm loại nhạc hiphop đang thịnh hành của lũ trẻ phát ra từ hàng thời trang TTT, hay tiếng hủ tiếu gõ, tiếng rầm rập nẹt pô xe phân khối lớn gây cảm giác xe đi xa mà khói vẫn quẩn quanh. Thỉnh thoảng, léo lắt tiếng ca buồn ngang ngang ma quái Khánh Ly hát nhạc Trịnh” (Thành phố đi vắng).

Có thể nói, nhịp sống đô thị bon chen, ồn ã hôm nay đã nhanh chóng “giết chết” phần duy cảm, cảm xúc của không ít người. Vòng xoáy tất bật, những vất vả nhọc nhằn trong công cuộc mưu sinh, những toan tính không ngớt để bám trụ chốn đô thành đã khiến con người trở nên chai lì cảm xúc. Không ít người thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, thậm chí dẫm đạp lên đồng loại để mưu lợi cho riêng mình. Hình như ở họ, phần tình cảm ngày càng ngậm ngùi lùi bước trước lý trí lạnh lùng, toan tính sắc lạnh. Trước sự thiếu hụt về tình người ấy, chất thơ trong truyện ngắn như một dòng nước trong mát kéo họ bừng tỉnh trở về với những giá trị vĩnh hằng vô tận. Nó trở thành điểm tựa giúp con người lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống xô bồ bụi bặm hôm nay.

3.4.2. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu của văn học. M.Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là

yếu tố thứ nhất của văn học”. Trong các tác phẩm thuộc các loại hình tự sự, bên cạnh ngôn ngữ người trần thuật, ngôn ngữ nhân vật được nhắc đến như một trong các phương tiện quan trọng để nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật.

3.4.2.1. Khai thác triệt để ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Tiếp thu những thành tựu của người đi trước, Nguyễn Thị Thu Huệ nhanh chóng tìm cho mình một hướng đi riêng trong việc khắc họa ngôn ngữ nhân vật. Từ quan niệm đi sâu vào con người tự ý thức, Nguyễn Thị Thu Huệ không đứng tách biệt, nói giọng quyền uy để kể về nhân vật mà thường hòa vào ngôn ngữ nhân vật, kể theo điểm nhìn của nhân vật để đi sâu khám phá trực tiếp thế giới tâm hồn. Bởi thế, nhân vật của chị thường nghĩ nhiều hơn nói. Họ luôn đối diện với chính mình trong những khoảng suy tư bất chợt. Vì vậy, ngôn ngữ của họ được tái hiện chủ yếu là ngôn

ngữ độc thoại. “Độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối thoại của nhân vật, trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyện với mình, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe…”[10 - 77].

Loại ngôn ngữ này giữ vai trò thống lĩnh trong nhiều truyện như: Tân cảng, Hậu

thiên đường, Giai nhân, Phù thủy, Cát đợi, Biển ấm, Thành phố không mùa đông, Người đi tìm giấc mơ, Rồi cũng tới nơi thôi…..

Ngôn ngữ độc thoại được thể hiện ở nhiều dạng như tự bạch, đối thoại với người vắng mặt, viết nhật ký, đối thoại trong độc thoại…có khả năng khơi sâu hơn nỗi đau câm lặng của con người.

Dạng truyện ngắn tự bạch là nét mới của truyện ngắn hôm nay khi con người cá nhân được chú trọng thì việc tự nói lên tiếng nói của chính mình là việc cần thiết. Trong truyện ngắn của Thu Huệ, dạng truyện tự vấn, tự bạch và ngôi kể thứ nhất chiếm khá nhiều trong toàn bộ tác phẩm của chị. Cả những truyện viết theo ngôi kể

thứ ba thì cũng có những truyện được viết dưới dạng tự bạch như: Tình yêu ơi, ở đâu?

Hình bóng cuộc đời, Một chiều mưa, Một nửa cuộc đời,…Biểu hiện của tự bạch là

nhân vật xưng tôi, “điểm quy tâm là ở nhân vật tôi”[50 - 7]. Nhân vật tôi thường kể

chuyện mình, bộc bạch những nỗi niềm, suy nghĩ, cảm xúc của chính mình. Thu Huệ đã biết đi sâu vào những khoảnh khắc tâm trạng của con người để họ tự bộc lộ nỗi lòng. Thường bắt gặp trong truyện của Thu Huệ là những tâm trạng được tự do bộc

bạch như thế này: “Tôi bỗng sợ con người quá. Tôi biết đi đâu bây giờ” (Thành phố

không mùa đông), hay tâm trạng đau đớn đến tột cùng: “bỗng nhiên, chiều nay tôi muốn chết một cách kì lạ” (Đêm dịu dàng). Dường như trong truyện của Thu Huệ

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (Trang 79 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)